Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

16/07/2024 918

Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến tác phẩm nào của nhạc sĩ Bét-tô-ven?

A. Bản Sonate Ánh Trăng.

Đáp án chính xác

B. Định mệnh.

C. Thánh ca.

D.  Anh hùng ca.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: A

Beethoven là nhạc sĩ thiên tài người Đức, ông đã sáng tác ra rất nhiều bản nhạc bất hủ. Trong số đó, có một bản sonate dành cho đàn piano vô cùng nổi tiếng tên là Bản sonate Ánh Trăng. Tương truyền, bản nhạc này được sáng tác trong bối cảnh như sau:

Một mùa thu nọ, trong một chuyến lưu diễn qua nhiều thành phố, Beethoven có đi ngang qua một thị trấn nhỏ bên bờ sông Rhine. Một buổi tối, khi ông đang đi dạo trên con đường yên tĩnh thì bỗng nghe thấy tiếng đàn piano êm ái phát ra từ một ngôi nhà lá nhỏ, bản nhạc đó chính là một trong những sáng tác của ông.

Beethoven liền đi về phía căn nhà lá nhỏ, tiếng đàn piano bỗng nhiên dừng lại, trong nhà vọng ra tiếng nói chuyện. Một cô gái cất tiếng nói: “Bản nhạc này mới hay làm sao! Em chỉ cần nghe người khác chơi vài lần là đã nhớ hết rồi. Nếu được nghe chính ngài Beethoven chơi bản nhạc này, dù chỉ một lần thôi thì tuyệt biết mấy!” Giọng một người đàn ông cất lên: “Đúng vậy, nhưng mà vé đi xem biểu diễn hòa nhạc đắt quá, trong khi nhà ta lại quá nghèo...” Cô gái nói: “Anh đừng buồn, em chỉ thuận miệng nói thế thôi.” Nghe đến đây, Beethoven mạnh dạn đẩy cửa, nhẹ nhàng bước vào nhà. Trong nhà chỉ có một cây nến nhỏ. Dưới ánh nến leo lét, một người đàn ông đang ngồi khâu giày. Bên cạnh cửa sổ có một cây đàn dương cầm cũ kĩ, một cô gái khoảng chừng mười sáu, mười bảy tuổi đang ngồi trước phím đàn, khuôn mặt cô thật thanh tú, chỉ có điều đôi mắt lại bị mù. Người đàn ông đang khâu giày nhìn thấy người lạ bước vào, liền đứng lên hỏi: “Thưa ngài, ngài là ai vậy? Ngài tìm nhầm nhà chăng?” Beethoven trả lời: “Không, tôi đến đây để chơi đàn cho cô gái này nghe.” Cô gái liền đứng dậy, nhường chỗ cho ông. Beethoven ngồi xuống, chơi bản nhạc mà cô gái mù vừa chơi xong.

Cô gái mù chăm chú lắng nghe, hết bản nhạc, cô cảm động nói: “Ngài chơi đàn mới giỏi làm sao! Cảm xúc thật sâu lắng! Ngài, ngài chính là Beethoven có phải không?” Beethoven không trả lời, chỉ hỏi lại cô gái: “Cô có thích không? Ta sẽ đàn cho cô nghe một bản nhạc nữa nhé.”

Bỗng nhiên, một cơn gió thổi tắt ngọn nến, ánh trăng ùa vào căn phòng nhỏ, căn nhà lá dường như được phủ một lớp màn màu bạc, thật là thanh tịnh và đẹp đẽ vô cùng. Beethoven nhìn hai anh em cô gái mù đứng bên cạnh mình, nhìn ánh trăng thanh khiết và bắt đầu chơi đàn. Người thợ khâu giày yên lặng đứng nghe, hình như anh ta nhìn thấy biển cả, mặt trăng đang nhô lên từ phía chân trời. Trên những con sóng trong vắt chốc lát tràn ngập ánh trăng bạc. Trăng càng ngày càng lên cao, xuyên qua từng đám mây bồng bềnh. Bỗng nhiên, mặt biển nổi gió to, sóng cuộn dữ dội, những bọt sóng được ánh trăng chiếu sáng giống hệt những bông hoa tuyết, từng bông, từng bông xô vào bờ cát... Người thợ khâu giày nhìn em gái mình, ánh trăng đang chiếu vào khuôn mặt điềm tĩnh của cô, vào đôi mắt đang mở to của cô. Hình như cô cũng đang nhìn thấy khung cảnh mà mình chưa bao giờ được thấy, biển cả dậy sóng dưới ánh trăng bạc. Hai anh em bị tiếng đàn làm cho mê mẩn. Đến khi định thần lại thì Beethoven đã rời khỏi đó từ lúc nào. Sau đó, Beethoven ghi lại bản nhạc mà ông đã chơi trong ngôi nhà lá và đặt tên cho nó là Bản sonate Ánh Trăng.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhà khoa học nào sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và dấu chấm vào giữa thế kỉ XIX?

Xem đáp án » 02/09/2022 5,102

Câu 2:

Nhà khoa học nào đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn?

Xem đáp án » 02/09/2022 4,174

Câu 3:

Nhà bác học nào đã tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng?

Xem đáp án » 02/09/2022 3,000

Câu 4:

Năm 1807, một kĩ sư người Mĩ là Phơn-tơn đã phát minh ra

Xem đáp án » 02/09/2022 2,930

Câu 5:

Năm 1814, một thợ máy người Anh là Xti-phen-xơn đã chế tạo ra

Xem đáp án » 02/09/2022 2,266

Câu 6:

Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do những ai đề xướng?

Xem đáp án » 02/09/2022 1,877

Câu 7:

Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn chỉnh với các đại diện tiêu biểu là

Xem đáp án » 02/09/2022 659

Câu 8:

Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học không được hình thành trên cơ sở tư tưởng nào sau đây?

Xem đáp án » 02/09/2022 628

Câu 9:

Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng tới định luật/ học thuyết khoa học nào?

Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng tới định luật/ học thuyết khoa học nào? (ảnh 1)

Xem đáp án » 02/09/2022 617

Câu 10:

Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Ban-dắc là

Xem đáp án » 02/09/2022 380

Câu 11:

Đâu không phải là ý nghĩa của các phát minh khoa học tự nhiên đối với đời sống xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII - XIX?

Xem đáp án » 02/09/2022 336

Câu 12:

Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là

Xem đáp án » 02/09/2022 234

LÝ THUYẾT

I. Những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật

* Trong công nghiệp

- Từ nửa sau thế kỉ XVIII sản xuất máy móc được sử dụng  đầu tiên ở Anh, sau đó lan ra các nước Âu-Mĩ, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp:

+ Kỹ thuật luyện kim được cải tiến.

Lý thuyết Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Henry Bessemer sáng tạo lò luyện sắt thép

+ Phát minh phương pháp sản xuất nhôm nhanh và rẻ.

+ Nhiều máy móc chế tạo công cụ ra đời.

+ Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để sản xuất máy móc.

+ Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.

Lý thuyết Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Máy hơi nước được sử dụng trong nông nghiệp

* Giao thông, liên lạc

+ Năm 1807, tàu thủy chạy bằng hơi nước.

Lý thuyết Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Tàu thủy chạy bằng hơi nước

+ 1802, đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

Lý thuyết Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Xe lửa chạy bằng hơi nước

+ 1814, xe lửa chạy trên đường sắt.

+ Phát minh máy điện tín, sáng chế bảng chữ cái điện tín.

Lý thuyết Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Máy điện tín do Mooc-xơ chế tạo

* Nông nghiệp

- Kỹ thuật và phương pháp canh tác có nhiều tiến bộ:

+ Phân hóa học được sử dụng.

+ Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt được sử dụng.

* Quân sự

- Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, súng trường bắn nhanh và xa, chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn,…

Lý thuyết Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Ngư lôi

Lý thuyết Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Kinh khí cầu

II. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

1. Khoa học tự nhiên

- Niu- tơn tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.

Lý thuyết Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Niu-tơn(1642 - 1727)

- Lô-mô-nô-xốp tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.

Lý thuyết Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Lô-mô-nô-xốp (1711 - 1765)

- Puốc-kin-giơ khám phá bí mật sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật. (1837)

- Đác-uyn nêu thuyết tiến hóa và di truyền.

Lý thuyết Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Đác-uyn (1808 - 1882)

2. Khoa học xã hội

- Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng với các đại biểu là Phoi-ơ-bách, Hê-ghen.

- Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu là X-mít và Ri-các-đô.

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh-xi-môn, Phu-ri-ê ( Pháp), Ô-oen ( Anh).

Lý thuyết Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Xanh Xi-mông  (1760 - 1825)

- Tiêu biểu nhất là chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăng-ghen đề xướng.

Lý thuyết Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Ph. Ăng-ghen (1820 - 1895)

Lý thuyết Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

C.Mác (1818 - 1883)

3. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật.

Văn học và nghệ thuật phục vụ đấu tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân bị áp bức.

* Văn học:

- Pháp, Vôn-te, Mông-te-xki-ơ, Rút-xơ đã kịch phê phán chế độ phong kiến lỗi thời.

Lý thuyết Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Vôn-te (1694 - 1778)

- Đức, Si-lơ, Gớt ca ngợi cuộc đấu tranh tự do của nhân dân.

- Anh, Bai-rơ dùng văn trào phúng làm vũ khí chống bọn cầm quyền và phê phán bất công.

* Nghệ thuật:

- Âm nhạc: Mô-da ( Áo), Bét-tô-ven ( Đức), Sô-panh (Ba Lan)

Lý thuyết Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

 Bét-to-ven (1770 - 1827)

- Hội họa: Đa-vít, Đơ-loa-croa ( Pháp) gắn bó với cách mạng và quần chúng.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »