Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thất bại của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là
A. Không dựa vào lực lượng nhân dân
B. Chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt
C. Những người lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm
D. Sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái hậu đứng đầu
Đáp án cần chọn là: D
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thất bại của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là do sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu đứng đầu là Từ Hi Thái hậu. Thời kì này toàn bộ quyền lực đều nằm trong tay Từ Hi thái hậu, vua Quang Tự chỉ là bù nhìn. Bản thân Từ Hi và phe cánh của bà kịch liệt phản đối cải cách do sợ bị đụng chạm đến quyền lợi.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Sự kiện nào là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc?
Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai?
Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911) được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản?
Trước sự xâm lược của thực dân phương Tây, triều đình Mãn Thanh có phản ứng như thế nào?
Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập không nhằm mục tiêu nào sau đây?
Thực dân Anh tiến hành “Chiến tranh thuốc phiện” mở đầu cho phương Tây xâm lược Trung Quốc vào năm nào?
Phong trào Nghĩa Hoà đoàn ở Trung Quốc là phong trào đấu tranh của lực lượng nào?
Cuối thế kỉ XIX, tình hình chính trị- xã hội Trung Quốc có điểm gì nổi bật?
Sự kiện nào đánh dấu cách mạng Tân Hợi trên thực tế đã kết thúc?
Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là
Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ?
I. TRUNG QUỐC BỊ CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC CHIA XẺ
- Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡ, nhưng từ nửa sau thế kỉ XIX chế độ phong kiến đã mục nát.
- Từ năm 1840-1842, thực dân Anh tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc.
- Các nước đế quốc tranh nhau xâu xé và biến Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đấu thế kỉ XX
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Anh xâm lược (1840-1842) do Lâm Tắc Toàn lãnh đạo.
- Phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864) do Hồng Tú Toàn lãnh đạo.
- Cuộc vận động Duy Tân (1898) do hai nhà yêu nước Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu đứng đầu.
- Phong trào Nghĩa hòa đoàn (Khởi nghĩa nông dân) diễn ra cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Lược đồ phong trào Nghĩa Hòa đoàn
* Kết quả: Thất bại.
III. Cách mạng Tân Hợi (1911)
- Đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị. Đại diện tiêu biểu của phong trào cách mạng tư sản Trung Quôc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn.
* Tiểu sử Tôn Trung Sơn
Tôn Trung Sơn (1866- 1925)
- Tôn Trung Sơn là một nhà triết học, nhà chính trị người Trung Quốc.
- Ông được vinh danh là Cha đẻ của Trung Hoa hiện đại.
- Ông là người duy nhất trong số những lãnh đạo Trung Hoa thế kỉ 20 được tôn kính rộng rãi ở cả Trung Quốc và Đài Loan
- Tháng 8 - 1905, ông thành lập Trung Quốc đồng minh hội và đề ra học thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc)
+ Mục đích: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân Quốc, thực hiện bình đẳng về ruộng đất.
* Cách mạng Tân Hợi (1911)
- Nguyên nhân: 9 - 5 - 1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”. Sự kiện này đó châm ngòi cho Cách mạng Tân Hợi.
- Diễn biến
+ Ngày 10 - 10 - 1911, Đồng minh hội lãnh đạo khởi nghĩa Vũ Xương và giành thắng lợi.
Lược đồ Cách mạng Tân Hợi năm 1911
+ Ngày 29 – 12 - 1911, chính phủ lâm thời được thành lập và tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc do Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.
+ Tháng 2 - 1912, Viên Thế Khải lên làm Tổng thống. Cách mạng kết thúc.
- Kết quả: Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập chế độ cộng hòa.
- Ý nghĩa
+ Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.Tạo điều kiện cho Chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng tới phong trào giải phong dân tộc ở Châu Á
- Hạn chế
+ Cách mạng không đánh đuổi đế quốc.
+ Không chống phong kiến đến cùng.
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.