Bài 10:Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX có đáp án (Phần 2)
-
379 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sự kiện nào là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc?
Đáp án cần chọn là: A
Trong những năm 1840-1842, thực dân Anh tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc của chủ nghĩa thực dân phương Tây
Câu 2:
Phong trào Nghĩa Hoà đoàn ở Trung Quốc là phong trào đấu tranh của lực lượng nào?
Đáp án cần chọn là: B
Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, một phong trào nông dân chống đế quốc bùng nổ ở miền Bắc Trung Quốc, đó là phong trào Nghĩa Hòa đoàn.
Câu 3:
Sự kiện nào đánh dấu cách mạng Tân Hợi trên thực tế đã kết thúc?
Đáp án cần chọn là: B
Ngày 29-12-1911, một chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời. Tuy nhiên, những người lãnh đạo không kiên quyết lại vội vã thương lượng, đưa Viêm Thế Khải – vốn là một đại thần của nhà Thanh lên thay Tôn Trung Sơn (2-1912) làm Tổng thống. Cách mạng coi như chấm dứt.
Câu 4:
Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai?
Đáp án cần chọn là: D
Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn
Câu 5:
Nội dung cơ bản của học thuyết Tam dân là
Đáp án cần chọn là: A
Tôn Trung Sơn đã đề ra Học thuyết Tam dân với nội dung cơ bản: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
Câu 6:
Trước sự xâm lược của thực dân phương Tây, triều đình Mãn Thanh có phản ứng như thế nào?
Đáp án cần chọn là: B
Trước sự xâm lược của thực dân phương Tây, triều đình Mãn Thanh đã tìm cách thỏa hiệp với các nước đế quốc, lần lượt kí các hiệp ước bất bình đẳng để bảo vệ quyền lợi của dòng họ, tập trung lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc
Câu 7:
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thất bại của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là
Đáp án cần chọn là: D
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thất bại của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là do sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu đứng đầu là Từ Hi Thái hậu. Thời kì này toàn bộ quyền lực đều nằm trong tay Từ Hi thái hậu, vua Quang Tự chỉ là bù nhìn. Bản thân Từ Hi và phe cánh của bà kịch liệt phản đối cải cách do sợ bị đụng chạm đến quyền lợi.
Câu 8:
Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ?
Đáp án cần chọn là: D
Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc. Sự kiện này đã gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, châm ngòi cho một cuộc cách mạng – Cách mạng Tân Hợi (1911)
Câu 9:
Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập không nhằm mục tiêu nào sau đây?
Đáp án cần chọn là: D
Tháng 8- 1905, Tôn Trung Sơn và những người đồng chí của mình đã thành lập Trung Quốc Đồng minh hội nhằm đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất
=> Loại trừ đáp án: D
Câu 10:
Đâu không phải là hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911)?
Đáp án cần chọn là: D
Hạn chế của cách mạng Tân hợi (1911):
+ Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc.
+ Không tích cực chống phong kiến đến cùng.
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
=> cách mạng Tân hợi (1911) là cuộc cách mạng tư sản không triệt để
Câu 11:
Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911) được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản?
Đáp án cần chọn là: A
Cách mạng Tân Hợi (1911) được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản vì nó đã giải quyết những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản: lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, xác lập chế độ cộng hòa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Câu 12:
Cuối thế kỉ XIX, tình hình chính trị- xã hội Trung Quốc có điểm gì nổi bật?
Đáp án cần chọn là: C
Năm 1901, triều đình Mãn Thanh đã kí với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu, theo đó Trung Quốc phải trả một khoản tiền bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh. Với Điều ước Tân Sửu, Trung Quốc đã thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến
Câu 13:
Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
Đáp án cần chọn là: D
Nguyên nhân chung dẫn tới sự thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:
- Triều đình Mãn Thanh suy yếu, cấu kết với đế quốc để đàn áp phong trào
- Vũ khí thô sơ trong khi các nước đế quốc lại được trang bị các loại vũ khí hiện đại, quân đội thiện chiến
- Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, thực lực và thế lực của giai cấp tư sản còn quá yếu
- Các phong trào chỉ phát triển trong một lực lượng xã hội nhất định mà không trở thành một phong trào dân tộc rộng lớn, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia
Câu 14:
Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là
Đáp án cần chọn là: B
Hạn chế lớn nhất của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là chưa có sự kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Vì Trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, triều đình phong kiến Mãn Thanh đã bán rẻ quyền lợi dân tộc, đầu hàng, làm tay sai cho các nước đế quốc. Do đó, bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là phải kết hợp hai nhiệm vụ này