Từ nửa sau thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản có điểm gì khác so với hầu hết các nước châu Á?
A. bị các nước đế quốc phương Tây nhòm ngó, âm mưu xâm lược.
B. chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng.
C. nhà nước thực hiện chính sách "bế quan toả cảng".
D. giai cấp thống trị sớm nhận thức vai trò của cải cách và đã mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước
Đáp án cần chọn là: D
Từ giữa thế kỉ XIX, cũng như các nước châu Á khác, chế độ phong kiến ở Nhật Bản đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh quá trình can thiệp, ép Nhật Bản phải mở cửa, trong bối cảnh đó, giai cấp thống trị Nhật Bản đứng đầu là thiên hoàng Minh Trị đã sớm nhận thức vai trò của cải cách và mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước. Nhờ vậy Nhật Bản đã thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa và gia nhập hàng ngũ các nước tư bản công nghiệp
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Vì sao Nhật Bản thoát ra khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây?
Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở đầu thế kỉ XX là
Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu- Mĩ đã có động thái gì đối với Nhật Bản?
Cuộc Duy tân Minh Trị có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, chính quyền Nhật Bản đã có chủ trương gì?
Thiên hoàng Minh Trị đã không thực hiện chính sách cải cách nào về quân sự?
Khu vực nào ở Trung Quốc là vùng ảnh hưởng của Nhật Bản đầu thế kỉ XX?
Đặc điểm nào chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
Vì sao đế quốc Nhật mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?
Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung cải cách kinh tế của cuộc Duy tân Minh Trị?
I. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ.
1. Bối cảnh:
- Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
- Các nước tư bản phương Tây tìm cách “ mở cửa” Nhật Bản.
Bàn tay Perry của Mỹ vươn tới nước Nhật
- Trước bối cảnh đó Nhật Bản có hai con đường lựa chọn:
+ Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát để trở thành món mồi ngon cho thực dân phương Tây xâm lược.
+ Tiến hành canh tân để phát triển đất nước.
2. Nội dung
- Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ, trên nhiều lĩnh vực.
Thiên hoàng Minh Trị (Meiji)
- Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ; Xóa bỏ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến; Tăng cường kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn; Xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Về chính trị- xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô; Xác lập quyền thống trị của quý tộc tư sản hóa và đại tư sản; Ban hành Hiến pháp 1889, Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Lễ ban bố Hiến Pháp 1889
- Về giáo dục: Thi hành chế độ giáo dục bắt buộc, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
- Về quân sự: Được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay thế chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.
Nhật Hoàng quan sát cuộc tập trận của lực lượng Hải quân.
3. Kết quả.
- Tạo nên những biến đổi sâu rộng trên các lĩnh vực;
- Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành nước thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp mạnh nhất ở châu Á.
II. NHẬT BẢN CHUYỂN SANG CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC.
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật chuyển sang giai đoạn Chủ nghĩa đế quốc.
Biểu hiện:
+ Xuất hiện các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản.
Biểu tượng công ty Mitsubishi
+ Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược và bành trướng.
Lược đồ đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX