Thứ sáu, 03/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

02/09/2022 440

Vì sao đế quốc Nhật mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?  

A. Do Nhật Bản không xóa bỏ mà chỉ cải cách chế độ phong kiến cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước 

B. Do tầng lớp võ sĩ Samurai vẫn là lực lượng chính trị có ưu thế lớn và ảnh hưởng đến con đường phát triển ở Nhật Bản

C. Do những tàn tích phong kiến vẫn được bảo lưu ở Nhật và chủ trương xây dựng đất nước bằng quân sự 

Đáp án chính xác

D. Do Nhật Bản xác định vươn lên trong thế giới tư bản bằng con đường tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án cần chọn là: C

Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai vẫn có ưu thế chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt

 

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Vì sao Nhật Bản thoát ra khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây?

Xem đáp án » 02/09/2022 69,764

Câu 2:

Vua Minh Trị đã thực hiện biện pháp gì để đào tạo nhân tài?

Xem đáp án » 02/09/2022 58,790

Câu 3:

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở đầu thế kỉ XX  là

Xem đáp án » 02/09/2022 14,627

Câu 4:

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu- Mĩ đã có động thái gì đối với Nhật Bản?  

Xem đáp án » 02/09/2022 13,304

Câu 5:

Cuộc Duy tân Minh Trị có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án » 02/09/2022 11,795

Câu 6:

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, chính quyền Nhật Bản đã có chủ trương gì?  

Xem đáp án » 02/09/2022 11,677

Câu 7:

Từ nửa sau thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản có điểm gì khác so với hầu hết các nước châu Á?  

Xem đáp án » 02/09/2022 7,720

Câu 8:

Nguyên nhân Minh Trị Duy Tân đất nước như thế nào?

Xem đáp án » 02/09/2022 3,956

Câu 9:

Thiên hoàng Minh Trị đã không thực hiện chính sách cải cách nào về quân sự?

Xem đáp án » 02/09/2022 1,674

Câu 10:

Khu vực nào ở Trung Quốc là vùng ảnh hưởng của Nhật Bản đầu thế kỉ XX?  

Xem đáp án » 02/09/2022 1,332

Câu 11:

Bản chất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là  

Xem đáp án » 02/09/2022 935

Câu 12:

Đặc điểm nào chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa? 

Xem đáp án » 02/09/2022 539

Câu 13:

Hiến pháp 1889 đã xác lập thể chế chính trị gì ở Nhật Bản?  

Xem đáp án » 02/09/2022 513

Câu 14:

Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung cải cách kinh tế của cuộc Duy tân Minh Trị?

Xem đáp án » 02/09/2022 276

LÝ THUYẾT

I. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ.

1. Bối cảnh:

- Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

- Các nước tư bản phương Tây  tìm cách “ mở cửa” Nhật Bản.

Lý thuyết Nhật Bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Bàn tay  Perry của Mỹ vươn tới nước Nhật

- Trước bối cảnh đó Nhật Bản có hai con đường lựa chọn:

+ Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát để trở thành món mồi ngon cho thực dân phương Tây xâm lược.

+ Tiến hành canh tân để phát triển đất nước.

2. Nội dung

- Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ, trên nhiều lĩnh vực.

Lý thuyết Nhật Bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Thiên hoàng Minh Trị (Meiji)

- Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ; Xóa bỏ độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến;  Tăng cường kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn; Xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Về chính trị- xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô; Xác lập quyền thống trị của quý tộc tư sản hóa và đại tư sản; Ban hành Hiến pháp 1889, Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Lý thuyết Nhật Bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Lễ ban bố Hiến Pháp 1889

- Về giáo dục: Thi hành chế độ giáo dục bắt buộc, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.

- Về quân sự: Được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay thế chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.

Lý thuyết Nhật Bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Nhật Hoàng quan sát cuộc tập trận của lực lượng Hải quân.

3. Kết quả.

- Tạo nên những biến đổi sâu rộng trên các lĩnh vực;

- Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành nước thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp mạnh nhất ở châu Á.

II. NHẬT BẢN CHUYỂN SANG CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC.

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật chuyển sang giai đoạn Chủ nghĩa đế quốc.

 Biểu hiện:

+ Xuất hiện các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản.

Lý thuyết Nhật Bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Biểu tượng công ty Mitsubishi

+ Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược và bành trướng.

Lý thuyết Nhật Bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Lược đồ đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »