Đầu thế kỉ XX, nhà tư sản nào ở Việt Nam được mệnh danh là “ông vua đường thủy”?
A. Bạch Thái Bưởi.
B. Nguyễn Hữu Hào.
C. Lê Phát Đạt.
D. Trần Hữu Định.
Bạch Thái Bưởi là người được mệnh danh là “ông vua đường thủy” ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Năm l909, với vốn liếng, kinh nghiệm làm ăn trong những trước đó, Bạch Thái Bưởi quyết tâm đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mới: vận tải đường sông. Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật, Singapore…Nhưng đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930, khi ấy công ty có trên 40 con tàu, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu. Văn phòng và chi nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn…
Đáp án cần chọn là: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tư bản Pháp ở Việt Nam tập trung đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào?
Nội dung nào không phản ánh đúng chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam trên lĩnh vực chính trị?
Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), xã hội Việt Nam bao gồm hai giai cấp cơ bản nào?
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời của giai cấp
Những năm đầu thế kỉ XX, đời sống kinh tế và xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc là do
Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm
Thực dân Pháp đã thực hiện thủ đoạn gì để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam?
Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương khi
Nông dân Việt Nam tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và thống trị (từ năm 1858) trước hết vì
Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, bao gồm các quốc gia
Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với lực lượng xã hội nào?
Mâu thuẫn cấp bách hàng đầu ở Việt Nam Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa
Nội dung nào không phản ánh đúng những tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tới nền kinh tế Việt Nam?
Giai cấp nào trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX được đề cập đến trong đoạn trích sau: “Họ bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu rất nhiều thứ thuế và vô số các khoản phụ thu của các chức dịch trong làng”?
Điểm tiến bộ nhất của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với các phong trào đấu tranh trước đó là gi?
Sau khi hoàn thành công cuộc bình địnhquân sự, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa ở Việt Nam.
1. Tổ chức bộ máy Nhà nước.
Năm 1897 thành lập Liên bang Đông Dương gồm : Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào do toàn quyền Đông Dương đứng đầu.
* Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương
Bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối.
2. Chính sách kinh tế.
* Nông nghiệp :
- Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất.
- Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.
* Công nghiệp :
- Tập trung khai thác mỏ than và kim loại.
- Sản xuất xi măng, gạch, ngói, điện, nước, chế biến gỗ .
* Giao thông vận tải : tăng cường xây dựng hệ thống giao thông để phục vụ bóc lột và đàn áp phong trào.
Ga Hà Nội (năm 1900)
* Thương nghiệp :
- Nắm độc quyền thị trường Việt Nam.
- Đánh thuế nặng các mặt hàng, đặc biệt là muối, rượu và thuốc phiện.
=> Kinh tế Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc, đời sống nhân dân khốn cùng.
3. Chính sách văn hoá, giáo dục.
- Giai đoạn đầu: vẫn duy trì nền giáo dục Hán học.
- Năm 1905: Hệ thống giáo dục gồm 3 bậc học : Ấu học, Tiểu học và Trung học. Mở thêm trường, tăng thêm tiếng Pháp.
- Năm 1907: Mở trường Đại học Đông Dương để đào tạo người bản xứ phục vụ việc cai trị.
=> Mục đích của chính sách này là nô dịch và ngu dân.
II. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi.
1. Các vùng nông thôn
- Giai cấp địa chủ : có sự phân hóa.
+ Giai cấp đại địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp.
+ Trung và tiểu địa chủ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân
+ Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất.
+ Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Nông dân Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc
2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới
- Các giai cấp mới, tầng lớp mới xuất hiện.
+ Tầng lớp tư sản: Nguồn gốc từ chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.
+ Tầng lớp tiểu tư sản: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.
+ Giai cấp công nhân: Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
Công nhân Việt nam trong thời kì Pháp thuộc.
3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc
- Ảnh hưởng thế giới:
+ Các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu truyền vào nước ta qua sách báo, tân thư.
+ Nhật Bản đi theo tư bản chủ nghĩa và trở nên giàu mạnh.
-Trong nước: Xã hội nước ta có sự phân hóa và xuất hiện thêm các giai, tầng mới.
Những trí thức Nho học tiến bộ lao vào cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.