Ở một loài thực vật, A1 quy định hoa đỏ, A2 quy định vàng, A3 quy định hoa hồng, A4 quy định hoa trắng. Biết rằng quần thể cân bằng di truyền, các alen có tần số bằng nhau và thứ tự trội hoàn toàn của các alen là A1 >> A2 >> A3 >> A4. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình 7 cây hoa đỏ: 5 cây hoa vàng: 3 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
II. Trong quần thể, các kiểu gen dị hợp có tần số bằng nhau; các kiểu gen đồng hợp có tần số bằng nhau.
III. Nếu loại bỏ toàn bộ các cây hoa hồng, hoa trắng thì trong số các cây còn lại, tần số A1 là 1/3.
IV. Nếu các kiểu gen đồng hợp không có khả năng sinh sản thì tỉ lệ kiểu hình ở các thế hệ tiếp theo vẫn được duy trì ổn định như ở thế hệ P.
Chọn đáp án B
Giải thích: Có 4 phát biểu đúng
Tần số mỗi alen = 1/4 → Tỷ lệ các kiểu hình trong quần thể là:
Hoa trắng = = 1/16; Hoa hồng = ; Hoa vàng = ;
Hoa đỏ =
→ Tỉ lệ kiểu hình của quần thể là 7 cây hoa đỏ: 5 cây hoa vàng: 3 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. → I đúng.
Các cá thể lông đen có tỷ lệ kiểu gen là: A1A1 = 1/9; A1A2 = A1A3 = A1A4 = A1A5 = 2/9
Vì các tần số alen bằng nhau nên tần số các kiểu gen dị hợp bằng nhau; tần số các kiểu gen đồng hợp bằng nhau.
Khi loại bỏ toàn bộ cây hoa hồng, cây hoa trắng thì tần số A1 = =1/3. → III đúng.
Vì tần số các alen bằng nhau cho nên khi chọn lọc loại bỏ các kiểu gen đồng hợp thì không làm thay đổi tần số alen. Vì không làm thay đổi tần số alen và quần thể ngẫu phối nên tỉ lệ kiểu gen sẽ đạt cân bằng di truyền và duy trì không đổi qua các thế hệ. → IV đúng.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể chỉ xét 1 gen có 2 alen, trong đó mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong điều kiện không phát sinh đột biến, loài này có 16 loại kiểu hình.
II. Trong các loại đột biến thể ba, có tối đa 432 kiểu gen.
III. Trong các loại đột biến thể một, có tối đa 216 kiểu gen.
IV. Loài này có 4 loại đột biến thể một.
Ở 1 loài thực vật, cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định chín sớm trội hoàn toàn so với b quy định chín muộn. Cho 1 cây thân cao, chín sớm (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 3,24% số cây thân thấp, chín muộn. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1, loại cá thể có 2 alen trội chiếm tỉ lệ 47,44%.
II. Ở F1, loại cá thể có 3 alen trội chiếm tỉ lệ là 23,04%
III. Ở F1, tổng số cá thể đồng hợp hai cặp gen chiếm 26,96%.
IV. Ở F1, tổng số cá thể dị hợp một cặp gen chiếm 46,08%.
Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Có 5 loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một 3 loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 35 chuỗi thức ăn.
II. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm thì rắn và thú ăn thịt sẽ cạnh tranh gay gắt.
III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
IV. Nếu loài chim sâu bị tiêu diệt thì số chuỗi thức ăn không bị thay đổi.
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đa số đột biến gen là đột biến lặn và có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
II. Gen trong tế bào chất bị đột biến thì sẽ không được di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.
III. Tần số đột biến của mỗi gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
IV. Sử dụng một loại tác nhân tác động vào tế bào thì tất cả các gen đều bị đột biến với tần số như nhau.
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những nhận định nào sau đây đúng?
I. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lý thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
II. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa.
III. Hình thành loài là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do sự thay đổi tập quán hoạt động của động vật.
IV. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa là con đường tốc độ nhanh và phổ biến ở sinh vật.