Thứ bảy, 20/04/2024
IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh năm 2022 (Đề số 1)

  • 17648 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nói về trao đổi nước của thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B.

A sai. Vì nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng

B đúng. Vì dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây

C sai. Vì héo tạm thời xảy ra khi trong những ngày nắng mạnh, vào buổi trưa khi cây hút nước không kịp so với thoát hơi nước làm cây bị hép, nhưng sau đó đến chiều mát cây hút nước no đủ thì cây sẽ phục hồi lại

D sai. Vì cây lấy được nước và chất khoáng từ đất khi nồng độ muối tan trong đất nhỏ hơn nồng độ dịch bào của rễ, tức áp suất thẩm thấu và sức hút nước của rễ cây phải lớn hơn áp suất thẩm thấu và sức hút nước của đất


Câu 2:

Ở loài động vật nào sau đây, máu rời khỏi tâm thất luôn là máu đỏ thẩm?

Xem đáp án

Đáp án C. Cá chép là loài có tim 2 ngăn, tuần hoàn đơn. Cho nên máu rời khỏi tâm thất luôn là đỏ thẩm. Ở cá chép; tâm thất bơm máu len động mạch mang, sau đó đến mao mạch mang để thực hiện trao đổi khí làm cho máu đỏ thẩm thành máu đỏ tươi


Câu 3:

Khi nói về di truyền ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

A sai. Vì đột biến chỉ được di truyền cho đời con nếu đột biến đó đi vào giao tử, giao tử đó tham gia thụ tinh tạo ra hợp tử và hợp tử đó phát triển thành cơ thể.

B sai vì ở tế bào động vật không có ADN lục lạp.

C sai. Vì ADN tế bào chất (ở ti thể, lục lạp) không cấu thành nên NST nên không có protein histôn.

D đúng. Vì tế bào có 2 hệ thống di truyền, đó là hệ thống di truyền trong nhân và hệ thống di truyền tế bào chất. Trong đó hệ thống di truyền trong nhân đóng vai trò chủ yếu


Câu 4:

Một gen cấu trúc có độ dài 4165 A0 và có 455 nucleotit loại guanin. Tổng số liên kết hidro của gen là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A.

Gen có chiều dài 4165A0 → Tổng số nu của gen = 2450.

Có 455 G → A = 2450:2 – 455 = 770.

→ Tổng liên kết hidro của gen = 2 × 770 + 3 × 455 = 2905


Câu 5:

Loại biến dị nào sau đây có thể sẽ làm cho sản phẩm của gen bị thay đổi về cấu trúc?

Xem đáp án

Đáp án C

Sản phẩm của gen là ARN hoặc chuỗi polipeptit. Sản phẩm của gen chỉ bị thay đổi khi gen bị đột biến.

- Trong các loại biến dị nói trên thì chỉ có đột biến gen mới làm thay đổi sản phẩm của gen.

- Các loại đột biến số lượng NST chỉ làm thay đổi số lượng NST nên làm thay đổi số lượng sản phẩm của gen.

Ví dụ đột biến đa bội làm tăng số lượng sản phẩm của gen, đột biến thể một (2n-1) làm giảm số lượng sản phẩm của gen.

- Thường biến chỉ làm biến đổi về kiểu hình mà không làm biến đổi về kiểu gen nên không làm thay đổi sản phẩm của gen


Câu 7:

Nhà khoa học Menden đã tiến hành tạo dòng hoa đỏ thuần chủng bằng cách nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 8:

Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, một tế bào sinh tinh của cơ thể động vật có kiểu gen AaBbDd giảm phân tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?

Xem đáp án

Đáp án B

Một tế bào sinh tinh giảm phân cho tối đa 2 loại giao tử với tỉ lệ như nhau.

2 loại giao tử đó là ABD và abd hoặc Abd và aBD hoặc Abd và abD hoặc AbD và aBd.


Câu 9:

Ở người, alen A nằm trên nhiễm sắc thể × quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, cặp bố mẹ nào sau đây chắc chắn sẽ không thể sinh con bị bệnh máu khó đông?

Xem đáp án

Đáp án B

Vì người mẹ có kiểu gen XAXA nên luôn truyền cho con gen XA. Vì vậy, tất cả con trai và con gái đều có gen A nên đều không bị bệnh máu khó đông


Câu 10:

Sản phẩm của Alen A và B có khả năng bổ sung cho nhau cùng xác định một tính trạng. Các alen a và b không có chức năng trên. Lai hai cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 gồm toàn cây có hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2

Xem đáp án

Đáp án C

Bài toán cho kiểu tương tác bổ sung. P thuần chủng hoa trắng lai với nhau được F1 gồm toàn cây có hoa đỏ nên ta quy ước gen:

- Quy ước :      A-B-    quy định hoa đỏ

                                    A-bb    quy định hoa trắng.

                                    aaB-     quy định hoa trắng.

                                    aabb     quy định hoa trắng.

Vậy P : AAbb  x  aaBB.

            F1:       AaBb.

Cho F1 tự thụ phấn được F2 có tỉ lệ gồm 9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb

- 9 đỏ : 7 trắng


Câu 11:

Một quần thể thực vật ở thế hệ đầu tiên (Io) có cấu trúc di truyền: 0,2 ABAB + 0,1AbaB + 0,3 ABaB+ 0,4 abab= 1. Quần thể (Io) tự thụ phấn liên tiếp qua 5 thế hệ thu được quần thể (I5). Cho rằng không xảy ra hoán vị gen. Tần số alen A và B của quần thể (I5) lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án C

- Cần chú ý rằng quá trình tự thụ phấn không làm thay đổi tần số alen của quần thể. Vì vậy, tần số alen ở thế hệ I5 đúng bằng tần số alen ở thế hệ xuất phát (I0).

- Khi tính tần số alen A thì chỉ xem xét đến kiểu gen có A.

- Ở thế hệ xuất phát, tần số các alen như sau:

+ Tần số A = 0,2 + 0,12 +0,32  = 0,4.

+ Tần số B = 0,2 + 0,12+ 0,3 = 0,55.


Câu 13:

Theo Đacuyn, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là

Xem đáp án

Đáp án A

Theo Đacuyn, sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ và theo hướng không xác định là nguyên liệu chủ yếu tiến hóa. Chọn lọc tự nhiên vừa đào thải những cá thể mang những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật. → Đáp án A


Câu 14:

Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, ở kỉ nào sau đây xảy ra sự phát sinh thú và chim?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 15:

Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án B

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới.

→ Đáp án B.

A sai. Vì có có rất nhiều loài cỏ mà không chỉ rõ loài cỏ gì.

B đúng. Vì tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây. Đã nói cụ thể loài cá chép.

C sai. Vì tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương. Vì có rất nhiều loài bướm mà không nói cụ thể loài bướm gì.

D sai. Vì tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn. Vì có rất nhiều loài chim mà không nói cụ thể loài chim gì


Câu 17:

Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp với quá trình trao đổi khoáng trong cây, phát biểu nào dưới đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

- Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho quá trình hút khoáng chủ động. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian là các axit xêto để làm nguyên liệu đồng hoá các nguyên tố khoáng do rễ hút lên.

- Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hoá các nguyên tố khoáng.

- Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố khoáng để tổng tế bào hợp các chất, trong đó có các enzim. Các enzim tham gia xúc tác cho các phản ứng của quá trình hô hấp.

- Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để tồng hợp các chất. Quá trình tổng hợp các chất sẽ sử dụng các sản phẩm của quá trình hô hấp, do đó làm tăng tốc độ của quá trình hô hấp tế bào.

Đáp án A sai. Vì quá trình hút khoáng bị động không sử dụng ATP


Câu 19:

Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các (ảnh 1)

A đúng. Trên mạch khuôn 3’ → 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục.

B đúng. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.

C đúng. Trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắngọi là đoạn Okazaki.

D sai. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’ (chỉ di chuyển trên mạch khuôn có chiều 3’→ 5’).


Câu 20:

Khi nói về đột biến NST, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

B sai. Vì thể một, thể ba, thể bốn, thể không là các dạng của đột biến số lượng NST chứ không phải là đột biến cấu trúc NST.

C sai. Vì có một số dạng đột biến NST có thể có lợi cho thể đột biến.

D sai. Vì đột biến NST là nguông nguyên liệu sơ cấp chứ khooog phải là nguyên liệu thứ cấp


Câu 21:

Ở một loài động vật, cho con cái (XX) lông đen thuần chủng lai với con đực (XY) lông trắng được F1 đồng loạt lông đen. Cho con đực F1 lai phân tích được thế hệ lai gồm: 50% con đực lông trắng : 25% con cái lông đen : 25% con cái lông trắng. Nếu cho con cái F1 lai phân tích, theo lý thuyết, trong số cá thể lông trắng thu được ở đời con, loại cá thể cái chiếm tỷ lệ

Xem đáp án

Đáp án D

Đáp án D. Giải thích:

- Đực F1 lai phân tích đời con có tỉ lệ lông đen : lông trắng = 1 : 3 → Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

Quy ước:

A-B- quy định lông đen; A-bb hoặc aaB- hoặc aabb quy định lông trắng.

- Ở đời con, tỉ lệ kiểu hình của giới đực khác với giới cái → Tính trạng liên kết giới tính, chỉ có một cặp gen Aa hoặc Bb nằm trên NST X.

- Con cái F1 có kiểu gen AaXBXb lai phân tích:

AaXBXb × aaXbY

Giao tử cái: AXB; AXb; aXB; aXb; Giao tử đưc: aXb; aY.

Kiểu hình lông trắng ở đời con có 3 con cái lông trắng: 3 con đực lông trắng.

→ Cá thể cái chiếm tỉ lệ 50%.


Câu 22:

Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

B sai. Vì quần thể có kích thước lớn thì khi di – nhập gen cũng có thể làm thay đổi tần số alen. Tuy nhiên kích thước quần thể càng lớn thì sự thay đổi tần số alen càng chậm.

C sai. Vì giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tần số kiểu gen dị hợp và tăng tần số kiểu gen đồng hợp nên sẽ làm mất cân bằng di truyền của quần thể.

D sai. Vì đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa


Câu 23:

Ở ven biển Pêru, cứ 7 năm có một dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muối dẫn tới gây chết các sinh vật phù du gây ra biến động số lượng cá thể của các quần thể. Đây là kiểu biến động

Xem đáp án

Đáp án A

Cứ 7 năm 1 lần cho nên đây là biến động theo chu kì nhiều năm. → Đáp án A


Câu 24:

Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng nitơ phân tử.

II. Cacbon từ môi trường đi vào quần xã dưới dạng cacbon đioxit.

III. Nước là một loại tài nguyên tái sinh.

IV. Vật chất từ môi trường đi vàoquần xã, sau đó trở lại môi trường

Xem đáp án

Đáp án A

Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III, IV → Đáp án A

I sai. Vì nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng muối amoni (NH4+) hoặc muối nitrat (NO3-). Nitơ phân tử ở dạng liên kết ba bền vững, thực vật không thể hấp thụ được


Câu 25:

Một gen dài 3332 Å và có 2276 liên kết hidro. Mạch đơn thứ nhất của gen có 129A và 147 X. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

L gen = 3332 Å → Tổng số Nu của gen là: N = 1960 Nu

→ 2Agen + 2Ggen = 1960 (1)

Gen có 2276 liên kết hidro → 2Agen + 2Ggen = 2276 (2)

Giải hệ tạo bởi (1) và (2) ta được: A gen = Tgen = 664 Nu; Ggen = Xgen =316 Nu

B sai. A2 = T1 = Agen – A1 = 664 – 129 = 535 Nu

C sai. Nếu gen nhân đôi 1 lần thì môi trường cung cấp số nucleotit loại X là: 664 . (21 – 1) = 664 Nu

D sai. X2 = Xgen – 147 = 316 – 147 = 169. Mà A2 = 535 → X2 < A2


Câu 26:

Cho rằng đột biến đảo đoạn không làm phá hỏng cấu trúc của các gen trên NST. Trong các hệ quả sau đây thì đột biến đảo đoạn NST có bao nhiêu hệ quả?

I. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

II. Làm giảm hoặc làm gia tăng số lượng gen trên NST.

III. Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.

IV. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.

V. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

VI. Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó

Xem đáp án

Đáp án A

Đảo đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại. Hệ quả của đột biến đảo đoạn là làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST. Do thay đổi vị trí gen trên NST nên sự hoạt động của gen có thể bị thay đổi làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động. Do vậy đột biến đảo đoạn có thể gây hại hoặc làm giảm khả năng sinh sản cho thể đột biến. Như vậy đối chiếu với bài toán thì chỉ có các hệ quả số I, số IV và số V là của đột biến đảo đoạn NST. → Đáp án A


Câu 27:

Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cho cây có kiểu gen AaBb lai phân tích thì đời con có 25% số cây thân cao, hoa đỏ.

II. Cho 2 cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với nhau, thu được F1. Nếu F1 có 4 loại kiểu gen thì chỉ có 1 loại kiểu hình.

III. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng, thu được F1. Nếu F12 loại kiểu gen thì chứng tỏ số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 50%.

IV. Một cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1. Nếu F1có 3 loại kiểu gen thì chỉ có 2 loại kiểu hình

Xem đáp án

Đáp án D

Có 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.

I đúng. Vì cây AaBb lai phân tích thì sẽ có 1/4 số cây A-B-.

II đúng. Vì nếu F1 có 4 kiểu gen thì chứng tỏ P có kiểu gen AABb × AaBB → Có 1 kiểu hình.

III đúng. Vì nếu F1 có 2 loại kiểu gen thì chứng P có kiểu gen AaBB × aabb

(hoặc AABb × aabb) → Số cây thân cao, hoa đỏ chiếm 50%.

IV đúng. Vì F1có 3 kiểu gen thì chứng tỏ P có kiểu gen AABb hoặc AaBB. → Có 2 loại kiểu hình


Câu 28:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho tất cả các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 16% số cây hoa đỏ, quả bầu dục. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 4:4:1:1.

II. F2 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.

III. Ở F2, số cá thể dị hợp 2 cặp gen nhưng có kiểu gen khác F1 chiếm tỉ lệ 2%.

IV. F2 có 9% số cá thể thân cao, hoa đỏ thuần chủng

Xem đáp án

Đáp án D

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. → Đáp án D.

Cây hoa đỏ, quả bầu dục (A-bb) chiếm 16% = 0,16.

→ Cây hoa trắng, quả bầu dục ab¯ab chiếm tỉ lệ = 0,25 – 0,16 = 0,09.

→ Kiểu gen ab¯ab = 0,09 = 0,3 ×0,3.

→ Kiểu gen của F1AB¯ab và đã có hoán vị gen với tần số 40%.

→ Cây AB¯ab lai phân tích (Có hoán vị gen 40%) thì đời con có tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1. → I sai.

II đúng. Vì có 5 kiểu gen là AB¯AB; AB¯Ab; AB¯ab; AB¯aB.

III sai. Vì cây dị hợp 2 cặp gen nhưng có kiểu gen khác F1 là cây Ab¯aB.

Kiểu gen dị hợp 2 cặp gen Ab¯aB có tỉ lệ = 0,5 + 2x -2x = 0,5 + 2.0,09 - 20,09 = 0,08.

IV đúng. Vì số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng = số cây thân thấp, hoa trắng = 0,09 = 9%.


Câu 29:

Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 84% số cá thể mang alen A.

II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.

III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

IV. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A

Xem đáp án

Đáp án B

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án B.

I đúng. Vì không chịu tác động của nhân tố tiến hóa thì cá thể mang alen

A = 0,36 + 0,48 = 0,84.

II sai. Vì đột biến không bao giờ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.

III đúng. Vì các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn a hoặc loại bỏ hoàn toàn A, ....

IV đúng. Vì di – nhập gen có thể mang đến alen A cho quần thể, làm cho quần thể tăng tần số alen A


Câu 30:

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.

II. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, cân bằng với sức chứa của môi trường.

III. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.

IV. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể

Xem đáp án

Đáp án A

Chỉ có phát biểu II đúng. → Đáp án A.

I sai. Vì khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài tăng.

III sai. Cạnh tranh cùng loài làm các loài có xu hướng phân li ổ sinh thái → làm mở rộng ổ sinh thái của loài.

IV sai. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể


Câu 31:

Khi nói về ứng dụng của việc nghiên cứu biến động số lượng các quần thể sinh vật trong nông nghiệp, có bao nhiêu tác dụng sau là đúng?

I. Xác định nhu cầu nước tưới, phân bón phù hợp với từng loại cây trồng giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất.

II. Ban hành các quy định về kích thước đánh bắt tối thiểu tại các vùng biển để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

III. Chủ động tiêm phòng cho các đàn vật nuôi trước khi mùa dịch bệnh bùng phát.

IV. Có các biện pháp để bảo tồn và phát triển hợp lý các loài thiên địch

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng là II, III và IV.

I sai, vì đây là ứng dụng của nghiên cứu giới hạn sinh thái, không phải là ứng dụng của nghiên cứu biến động số lượng cá thể các quần thể.

II đúng, khi biết sự biến động của các quần thể thủy sản, quy định về kích thước đánh bắt tối giúp bảo vệ những con non không bị khai thác, chống suy kiệt các nguồn lợi.

III đúng, khi dự đoán được sự bùng phát của các quần thể dịch hại, ta có thể chủ động tiêm phòng cho vật nuôi.

IV đúng, khi biết được sự tăng - giảm số lượng của các quần thể thiên địch, ta có biện pháp bảo tồn và duy trì chúng ở 1 lượng họp lý, giúp cân bằng sinh thái


Câu 32:

Hình bên mô tả một lưới thức ăn đơn giản tại một vùng biển. Khi nhận xét về lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?

Hình bên mô tả một lưới thức ăn đơn giản tại một vùng biển. Khi (ảnh 1)

I. Lưới thức ăn này có 7 chuỗi thức ăn.

II. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.

III. Nếu lượng chiếu sáng của mặt trời tại vùng biển này suy giảm, số lượng các loài trong lưới thức ăn sẽ biến động mạnh.

IV. Khi con người tăng cường khai thác giáp xác và mực ống thì hải âu và cá voi xanh có thể sẽ di cư đến vùng biển khác

Xem đáp án

Đáp án D

Cả 4 phát biểu đúng.

I đúng, với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là giáp xác thì có 6 chuỗi thức ăn, với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là chim cánh cụt thì có 1 chuỗi thức ăn.

II đúng, chuỗi dài nhất là sinh vật phù du → giáp xác → mực ống → chim cánh cụt → hải cẩu.

III đúng, ánh sáng mặt trời ít sẽ làm cho sinh vật phù du suy giảm, vì đây là sinh vật sản xuất của lưới thức ăn này nên nếu nó giảm đi sẽ làm cho cá lưới thức ăn biến động mạnh.

IV đúng, khi giáp xác và mực ống bị tăng cường khai thác thì cá voi và hải âu bị hạn chế nguồn thức ăn, trong khi đó hải cẩu và chim cánh cụt vẫn còn các nguồn thức ăn thay thế, nên chúng có thể có xu hướng di cư để tìm nguồn thức ăn mới bù đắp


Câu 33:

Một nhà khoa học đã tạo ra một chủng vi khuẩn ở E.coli đột biến mất khả năng chuyển hóa đường lactose. Trong các giả thuyết về sự đột biến của Operon Lac của chủng vi khuẩn, có bao nhiêu giả thuyết có thể giải thích cho điều này?

I. Do gen cấu trúc lac Z bị đột biến điểm gây dịch khung, khiến cho các gen lac Y, lac A cũng dịch khung theo làm cho các enzyme tham gia chuyển hóa lactose đều bị mất hoạt tính.

II. Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên nó tạo ra protein ức chế bị thay đổi cấu hình, khiến nó bám rất chặt vào vùng vận hành (O).

III. Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên nó mất khả năng liên kết với protein ức chế, khiến cho operon hoạt động quá mức.

IV. Do vùng khởi động (P) bị đột biến, khiến nó làm cho enzyme ARN – polymerase không thể nhận ra để khởi đầu phiên mã

Xem đáp án

Đáp án D

Có 2 giải thuyết đúng, đó là II và IV.

I sai, vì gen z bị đột biến điểm gây dịch khung thì gen Y, A vẫn không bị dịch khung.

II đúng, nếu protein ức chế biến đổi đến mức lactose không thể bám vào làm nó mất hoạt tính thì operon sẽ không hoạt động.

III sai, operon hoạt động thì các enzyme chuyển hóa lactose vẫn được tạo ra và có hoạt tính bình thường.

IV đúng, nếu vùng p không được gắn enzyme ARN - polimerase thì các protein enzyme chuyến hóa lactose không thể tạo ra


Câu 35:

Ở một giống đậu, màu sắc hạt do một gen quy định, trong đó hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh. Tại một vườn thực vật, khi người kĩ sư gieo 1000 hạt đậu màu vàng thành các cây P, sau đó cho các cây này giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì đời con (F1) thu được 99% hạt vàng và 1% hạt xanh. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong các hạt vàng F1, có 18% hạt kiểu gen dị hợp.

II. Nếu cho các cây P tự thụ phấn, có tối đa 20% cây cho ra hạt xanh.

III. Đem các cây hạt vàng F1 trồng thành cây rồi cho chúng giao phấn ngẫu nhiên, đời con thu được 81/121 hạt vàng.

IV. Đem các cây F1 mọc ra từ 2 loại hạt có màu khác nhau giao phấn với nhau, đời con thu được hạt vàng gấp mười lần hạt xanh

Xem đáp án

Đáp án C

Có 2 phát biểu đúng là II và IV.

+ Quy ước A → vàng >> a → xanh.

→ Tỉ lệ hạt xnah ở : aa = 1% = 0,01 → tỉ lệ Aa ở P=2×0,01=0,2=20%.

Lúc này, P có 0,8AA và 0,2Aa →  có  0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa nên:

I sai, tỉ lệ hạt mang kiểu gen trong các hạt vàng =0,18:0,81=29.

II đúng, vì p có 0,2Aa nên khi tự thụ phấn, sẽ có tối đa 20% cây cho hạt mang aa - màu xanh.

III sai, các cây mọc ra từ hạt vàng F1 gồm có 911AA+211Aa, khi chúng ngẫu phối thì đời con có tỉ lệ hạt vàng =11112=120121.

IV đúng, vì đem cây mọc từ hạt vàng 911AA+211Aa giao phấn với cây mọc từ hạt xanh  (aa) thì đời con có hạt xanh chiếm tỉ lệ 111×1=111, tức hạt vàng chiếm 10/11 - gấp 10 lần hạt xanh


Câu 36:

Một ruồi giấm, xét 3 cặp gen, trong đó mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai P:♀AB¯ab Dd×♂ AB¯abDd, thu được F1 có tổng kiểu hình trội về cả 3 tính trạng và lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 57,5%. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. F1 có tối đa 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

II. Ruồi giấm cái cho giao tử mang 3 alen trội chiếm tỉ lệ 20%.

III. F1 có 50% cá thể mang kiểu gen dị hợp ít nhất 2 cặp gen

Xem đáp án

Đáp án D

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.

Kiểu hình trội về 3 tính trạng  và kiểu hình lặn về 3 tính trạng aabbdd = 57,5% = 0,575

A-B-×0,75+aabb+0,25=0,575(aabb+0,5)×0,75+aabb×0,25=0,575.

aabb=0,2=0,4ab×0,5ab

I sai, vì ruồi giấm đực không hoán vị nên   chỉ có tối đa 7×3=21 kiểu gen.

II đúng, ruồi giấm cái cho giao tử mang 3 alen trội ABD=0,4×0,5=0,2=20%.

III đúng, các cá thể dị hợp ít nhất 2 cặp gen ở  có tỉ lệ là:

+ ABabDd=(0,4×0,5×2)×0,5=0,2.

+ Abab+aBab+ABAb+ABabDd+ABab(DD+dd)=(0,1×0,5×4)×0,5+(0,4×0,5×2)×0,5=0,3.

 Tổng tỉ lệ = 0,2 + 0,3 = 0,5.

IV sai, vì các cá thể mang 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ:

(A-B-)×dd+(A-bb+aaB-)×D-=0,7×0,25+0,1×0,75=0,25.

Trong đó, các cá thể thuần chủng ABABdd=0,4×0,5×0,25=0,05

 Tỉ lệ là 0,05 : 0,25 = 1/5


Câu 37:

Một loài thực vật, xét 2 tính trạng do 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST quy định, trong đó mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây P có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1 có 3 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 2 : 1. Theo lí thuyết, nếu không có đột biến xảy ra, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở P, có ít nhất một cơ thể mang kiểu gen dị hợp 2 cặp gen.

II. Ở F1, các cây thuần chủng mang kiểu hình một tính trạng trội chiếm tối đa 25%.

III. Ở F1, những cây mang kiểu hình một tính trạng trội có tối đa 4 kiểu gen.

IV. Chọn một cây P tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ 2 tính trạng trội luôn lớn hơn hoặc bằng 50%.

Xem đáp án

Đáp án A

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.

Gọi 2 cặp gen đang xét là Aa và Bb.

Khi P khác nhau mà đời con có tỉ lệ 1 : 2 : 1, thì sẽ có ít nhất 1 cây mang kiểu gen Ab/aB, kiểu hình vắng mặt chỉ có thể là 2 tính trạng lặn ab/ab.

+ Các trường hợp có thể có của P:

ABab (không hoán vị hoặc hoán vị với tần số bất kì) ×AbaB (không hoán vị)                    (1)

Abab (hoặc aBab) ×AbaB (không hoán vị)                                                                      (2)

I đúng, vì cả 2 trường hợp đều cần ít nhất 1 cây có kiểu gen AbaB.

II đúng, với cụm phép lai (1) thì tỉ lệ 1 tính trạng trội thuần chủng chiếm tối đa nếu ABab hoán vị với tần số 50%, lúc này tỉ lệ AbAb+aBaB=0,25×0,5×2=0,25=25%.

Với cụm phép lai (2) thì tỉ lệ 1 tính trạng trội thuần chủng ( AbAb hoặc aBaB) chiếm 0,5×0,5=0,25=25%.

III đúng, với cụm phép lai (1) thì các cây mang kiểu hình mang một tính trạng trội có tối đa 4 kiểu gen, với cụm phép lai (2) thì có tối đa 3 kiểu gen.

IV sai, nếu chọn phải cây mang kiểu gen Abab (hoặc aBab) tự thụ phấn thì đời con có A-B- chiếm 0%.


Câu 38:

Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 3 cặp gen A,a; B,b; D,d phân li độc lập quy định. Trong đó nếu kiểu gen có đủ 3 loại alen trội thì cho màu đỏ, kiểu gen có 2 trong 3 loại alen trội thì cho màu hồng, các kiểu gen còn lại cho hoa màu trắng. Cho cây (P) màu đỏ dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn, thu được F1. Theo lý thuyết, nếu không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?

I. Ở F1, các cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 15,625%.

II. Chọn 2 cây hoa đỏ F1, xác suất thu được cả 2 cây đều dị hợp 2 cặp gen là 16/81.

III. Cho các cây hoa đỏ F1 giao phấn với nhau, đời con có tối đa 1/729 hoa trắng.

IV. Trong các cây hoa hồng F1, có 1/3 cây mang kiểu gen thuần chủng

Xem đáp án

Đáp án D

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.

Theo đề bài, A-B-D- cho hoa đỏ; A-B-dd hoặc A-bbD- hoặc aaB-D- cho hoa hồng, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng.

Khi (P) tự thụ phấn: AaBbDd  AaBbDd  có:

+ Hoa đỏ A-B-D-=343=2764.

+ Hoa hồng A-B-dd hoặc A-bbD- hoặc aaB-D- =C31×916×14=2764.

+ Hoa trắng =127642764=1064 hoa trắng.

I đúng,  có hoa trắng chiếm 10/64 = 15,625%.

II đúng, trong các cây hoa đỏ , cây dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ =C32×13×23×23=49.

→ Xác suất chọn được cả 2 cây đều dị hợp 2 cặp gen là 492=1681.

III sai, các cây hoa đỏ (A-B-D-)  gồm có: 1AABBDD + 2AaBBDD + 2AABbDD + 2AABBDd + 4AaBbDd + 4AABbDd + 4AaBBDd + 8AaBbDd; nhóm này cho tỉ lệ giao tử abd = 1/27.

→ Ta thấy rằng tỉ lệ aabbdd =127×127=1729. Nhưng hoa trắng không chỉ bao gồm aabbdd nên tỉ lệ của chúng chắc chắn lớn hơn 1/729.

IV sai, trong cây hoa hồng , các cây thuần chủng (AABBdd + AAbbDD + aaBBDD) chiếm tỉ lệ 364:2764=19


Câu 39:

Tại một hòn đảo biệt lập, có một quần thể thực vật lưỡng tính, trong đó alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Biết rằng loài này thụ phấn nhờ một loài côn trùng ăn mật hoa, những hoa không có côn trùng bay vào thì sẽ tự thụ phấn. Tại thời điểm khảo sát (F0), quần thể có cấu trúc di truyền 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác, có thể kết luận rằng tỉ lệ các hoa không được côn trùng thụ phấn là không đáng kể.

II. Nếu có 80% hoa được thụ phấn ngẫu nhiên nhờ côn trùng thì ở F1, quần thể có 18,4% hoa trắng.

III. Nếu do yếu tố ngẫu nhiên, đàn côn trùng biến mất một cách đột ngột, thì sau nhiều thế hệ, tỉ lệ hoa đỏ giảm dần.

IV. Nếu các cá thể côn trùng chỉ thụ phấn ngẫu nhiên cho các hoa đỏ thì tại F1, tỉ lệ hoa trắng chiếm tỉ lệ 18,2%

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.

0 I đúng, vì nếu không có các nhân tố tiến hóa khác,  có cấu trúc di truyền thỏa mãn công thức Hardy – Weinberg p2AA+2pqAa+q2aa=0,36AA+0,48Aa+0,16aa; chứng tỏ quần thể ngẫu phối cân bằng, tức tỉ lệ các hoa không được côn trùng thụ phấn là rất ít.

II đúng, nếu 80% hoa được thụ phấn thì Fo sẽ có 0,8 ngẫu phối và 0,2 tự phối.

F1  có tỉ lệ aa=0,8×0,16+0,2×(0,16+0,48:4)=0,184=18,4%.

III đúng, nếu đàn côn trùng biến mất thì quần thể chuyển sang tự phối, lúc này tỉ lệ đồng hợp tăng dần, trong đó aa tắng → tỉ lệ hoa trắng tăng nên tỉ lệ hoa đỏ giảm.

IV sai, nếu chỉ hoa đỏ (gồm 37AA+47Aa) được thụ phấn thì hoa trắng chỉ tự thụ, lúc này:

→  có tỉ lệ hoa trắng aa=0,84×29×29+0,16=13667520,15%.


Câu 40:

Ở người, có 2 bệnh đều do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X gây nên. Biết rằng các alen trội đều quy định bình thường, và 2 gen này cách nhau 20cM. Theo dõi sự di truyền 2 bệnh ở 1 gia đình, người ta lập được phả hệ sau:

Ở người, có 2 bệnh đều do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng (ảnh 1)

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, người 1 có mang gen bệnh 1. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chỉ có duy nhất 1 người nữ trong phả hệ có thể biết chính xác kiểu gen.

II. Người 6 có thể có kiểu gen giống mẹ chồng của cô ấy.

III. Khi người 8 kết hôn với người chồng bình thường thì tất cả con trai sinh ra đều bị bệnh 1.

IV. Nếu người 9 và 10 tiếp tục sinh con, khả năng họ sinh ra đứa con hoàn toàn bình thường là 95%

Xem đáp án

Đáp án A

Có 3 phát biểu đúng là I, II và III.

Gọi bệnh 1 do cặp gen A, a quy định, bệnh 2 do cặp gen B, b quy định.

Những người nam trong phả hệ đều có kiểu gen xác định là: 2 - XABY, 4 - XaBY, 5 - XAbY,  7 - XAbY, 9 - XABY, 11 - XABY, 12 - XabY.

Do 7 - XAbY, 9 - XABY, người 8 - XaBXa chắc chắn nhận XaB từ bố, nên sẽ nhận từ mẹ giao tử Xa.

→ Người 3 có kiểu gen XABXab hoặc XAbXaB, lúc này 8 có thể là XaBXab hoặc XaBXaB.

+ Người 5 - XAbY sẽ nhận XAb từ mẹ, vì người 1 có mang gen bệnh 1 → người 1 có kiểu gen XABXab hoặc XAbXaB.

+ Người 12 mang XabY nhận Xab từ mẹ (10), mà người 10 có bố 5 mang XAbY → 10 sẽ có kiểu gen XAbXaB.

+ Người 11 có kiểu gen XABY, người này nhận XAB từ mẹ (6) → (6) có kiểu gen XABXaB hoặc XABXab hoặc XAbXaB .

Lúc này:

I đúng, vì chỉ có người 10 là biết chính xác kiểu gen XAbXaB.

II đúng, người 6 và 1 có thể cùng có kiểu gen XABXab hoặc XAbXaB.

III đúng, người 8 - XaBXab hoặc XaBXaB nên sinh con trai, 100% sẽ mang bệnh 1.

IV sai, 10 mang kiểu gen XAbXaB nên cho giao tử XAB với tỉ lệ 10%, nên tỉ lệ sinh con trai bình thường là 0,1XAB×0,5Y=0,05=5%. → Tỉ lệ con không bệnh là 5% nam + 50% nữ = 55%.


Bắt đầu thi ngay