IMG-LOGO

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải - Đề 1

  • 8749 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng thể tự bội giảm phân bình thường cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Cho giao phấn hai cây cà chua tứ bội (P) với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 75% cây quả đỏ : 25% cây quả vàng. Kiểu gen của P là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm.

Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng (ảnh 1)

Giải chi tiết:

Cây hoa vàng chiếm 1/4  → cả 2 bên P đều cho giao tử aa = 1/2 → P có kiểu gen Aaaa × Aaaa.


Câu 2:

Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ là

Xem đáp án

Đáp án A

Phép lai 1 cặp gen dị hợp sẽ cho tỉ lệ kiểu hình 3/4 trội: 1/4 lặn

Phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ là:

C43×343×14=2764 


Câu 4:

Ở thực vật, thoát hơi nước diễn ra qua:

Xem đáp án

Đáp án D

Ở thực vật, thoát hơi nước diễn ra qua: khí khổng và lớp cutin.


Câu 5:

Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở mức

Xem đáp án

Đáp án D

Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở mức phiên mã.


Câu 6:

Theo lí thuyết, có thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?

Xem đáp án

Đáp án B

Cơ thể AaBb là dị hợp về 2 cặp gen.


Câu 7:

Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu sai là A, ADN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’ -5’ để tổng hợp mạch mới có chiều 5’ – 3’.


Câu 8:

Các mức xoắn trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực được kí hiệu lần lượt theo đường kính là 11nm; 30nm , 300nm.

Xem đáp án

Đáp án B

Sợi cơ bản – 11nm

Sợi chất nhiễm sắc – 30nm

Sợi siêu xoắn – 300nm.


Câu 9:

Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu đúng là C

A sai, đột biến lệch bội có thể xảy ra với NST thường và NST giới tính.

B sai, tần số xảy ra đột biến thể một (2n -1) cao hơn thể không (2n -2)

D sai, đột biến lệch bội được phát sinh do rối loạn phân bào làm cho 1 hoặc 1 số cặp NST tương đồng đều không phân li.


Câu 10:

Một loài thực vật, xét 4 cặp gen nằm trên 4 cặp nhiễm sắc thể khác nhau, mỗi gen có hai alen, quy định một tính trạng. Trong quần thể của loài xuất hiện các dạng đột biến thể tam nhiễm khác nhau về các nhiễm sắc thể chứa các gen nói trên, alen trội là trội hoàn toàn. Số loại kiểu gen tối đa qui định kiểu hình mang 4 tính trạng trội là

Xem đáp án

Đáp án C

Xét 1 gen có 2 alen (Aa)

+ Kiểu hình trội có 2 kiểu gen bình thường: AA; Aa

+ Kiểu hình trội có 3 kiểu gen thể ba: AAA; AAa; Aaa

Vậy số kiểu gen tối đa định kiểu hình mang 4 tính trạng trội là:

+ Kiểu gen bình thường: 24 = 16

+ Kiểu gen đột biến thể ba là: C41×3×23=96

Vậy tổng số kiểu gen là 112


Câu 12:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 3: 3:1:1?

Xem đáp án

Đáp án D

3:3:1:1 = (3:1)(1:1)1

A: aaBbdd × AaBbDd → (1Aa:1aa)(3B-:1bb)(1Dd:1dd) → (1:1)(3:1)(1:1) → Loại

Tương tự với B,C,D

B: (3:1)(3:1)(1:1)

C: (3:1)(1:1)(3:1)

D: (3:1)(1:1)1

Câu 13:

Dạng đột biến gen nào sau đây làm cho số liên kết hiđrô của gen tăng thêm một liên kết?

Xem đáp án

Đáp án A

Đột biến thay một cặp (A - T) bằng một cặp (G-X) sẽ làm tăng 1 liên kết hidro.

Vì A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.


Câu 16:

Đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà Lan có chứa 16 NST có thể được tìm thấy ở

Xem đáp án

Đáp án D

2n =14; thể đột biến có 16 NST = 2n + 1+1 (thể ba kép) hoặc 2n + 2 (thể bốn)

Câu 17:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có 3 alen là A1; A2, A3 quy định và có quan hệ trội lặn hoàn toàn. Trong đó, alen Al quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen A2 và alen A3, alen A2 quy định hoa trắng trội hoàn toàn so với alen A3 quy định hoa vàng. Cho các cây hoa đỏ lưỡng bội (P) giao phấn với nhau, thu được F1. Gây đột biến tứ bội hóa các hợp tử F1 bằng cônsixin thu được các cây tứ bội. Lấy hai cây tứ bội đều có hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau, ở F2 thu được 2 loại kiểu hình, trong đó cây hoa vàng chiếm tỉ lệ 1/36. Cho rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội thụ tinh với xác suất như nhau. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về F2 là đúng ?

I. Có 4 loại kiểu gen khác nhau.

II. Tỉ lệ kiểu gen chỉ có 1 alen A3 trong số kiểu gen có chứa alen A3 quy định hoa đỏ là 1/3.

III. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ, xác suất thu được cây mang alen A3 là 34/35

IV. Tỉ lệ cây hoa đỏ mang 2 alen A1 trong số cây hoa đỏ có mang alen A1 chiếm là 9/17.

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm.

Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có 3 alen là A1 (ảnh 1)

Câu 18:

Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:

(1) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu

(2) ARN polimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' 5'.

(3) ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3'-5'.

(4) Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã

Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

Trình tự các sự kiện  trong quá trình phiên mã là

(2) ARN polimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' 5'.

(1) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu

(3) ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3'-5'.

(4) Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã

Câu 19:

Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Phép lai giữa hai cơ thể có kiểu gen AabbDd và AaBbdd cho kiểu hình mang hai tính trạng trội chiếm

Xem đáp án

Đáp án D

P: AabbDd × AaBbdd, ta chia 2 trường hợp

+ Trội ở Aa và 1 cặp nào đó: 34A×C21×12×12=38

+ Trội ở Bb và Dd: 14aa×12Bb×12Dd=116

Vậy tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội là 38+116=716


Câu 21:

Ở một loài thú, tính trạng màu lông do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với các alen A2, alen A3 và alen A4; alen A2 quy định lông xám trội hoàn toàn so với các alen A3 và alen A4; alen A3 quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định lông trắng. Theo lý thuyết, trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng?

I. Thực hiện Phép lai giữa 2 cá thể (P), nếu F1 thu được tối đa 3 loại kiểu gen, thì chỉ có 2 loại kiểu hình.

II. Cho 1 cá thể lông đen lại với 1cá thể lông vàng, nếu đời con F1 có tỉ lệ kiểu hình 1:1 thì tối đa có 5 phép lai phù hợp.

III. Cho cá thể lông đen lại với cá thể lông xám, đời F1 sẽ thu được tỉ lệ 2 lông đen: 1 lông xám: 1 lông trắng,

IV.Cho các cá thể lông xám giao phối với nhau, trong số cá thể lông xám thu được ở đời F1, số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/2.

Xem đáp án

Đáp án B

Lông đen: A1A1/2/3/4; lông xám: A2A2/3/4; lông vàng: A3A3/4; lông trắng: A4A4

I đúng, nếu thu được tối đa 3 loại kiểu gen thì P phải có kiểu gen dị hợp giống nhau: VD: A1A2 ×A1A2 → A1A1:2A1A2:1A2A2 → Có 2 loại kiểu hình.

II đúng, lông đen × lông vàng:  A1A1/2/3/4 × A3A3/4

Các phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 1:1 là: A1A2/3× A3A3/4 → 4 phép lai

Phép lai : A1A4 × A3A3 → 1A1A3 : 1A3A4 →1 phép lai.

Phép lai : A1A1 × A3A3/4 →100%A1A- → không thoả mãn

Vậy có 5 phép lai thoả mãn.

III đúng, lông đen × lông xám: A1A×  A2A→ 1A1A2:1A1A4:1A2A4:1A4A4 → 2 lông đen: 1 lông xám: 1 lông trắng.

IV sai, lông xám ngẫu phối: 1A2A2:1A2A3:1A2A4 → Tần số alen 4/6A2: 1/6A3:1/6A4 → lông xám ở F1: 1 - 2×(1/6)2 =17/18

Tỷ lệ xám đồng hợp là: (4/6)2 =4/9

Trong số cá thể lông xám thu được ở đời F1, số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/17


Câu 22:

Xét 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd, 4 tế bào này thực hiện giảm phân tạo giao tử. Trong đó có 1 tế bào không phân li cặp NST mang cặp gen Aa trong GP I, GP II diễn ra bình thường. Các tế bào khác giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, trong các trường hợp phát sinh tỉ lệ giao tử sau đây, trường hợp nào không thể xảy ra.

Xem đáp án

Đáp án A

1 Tế bào có cặp Aa không phân li trong GP I sẽ tạo giao tử: 2Aa:2O

2 tế bào còn lại, mỗi tế bào cho tối đa 2 loại giao tử, giả sử 2 tế bào này tạo các giao tử khác nhau → tỉ lệ 1:1:1:1

Vậy tạo ra tối đa 6 loại giao tử.

Tỉ lệ 1:1:1:1:1:1:1:1 là không hợp lí.


Câu 23:

Loại đột biến nào sau đây là đột biến số lượng NST?

Xem đáp án

Đáp án C

Đột biến lệch bội là đột biến số lượng NST, mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn là  đột biến cấu trúc NST.

Câu 25:

Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?

Xem đáp án

Đáp án C

Bộ ba kết thúc gồm: 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UGA3’


Câu 26:

Cho các phát biểu sau đây:

(1) Quá trình khử NO3- thực hiện nhờ enzym nitrogenaza.

(2) Dung dịch trong mạch gỗ chủ yếu là các axit amin.

(3) Vi khuẩn trong đất không có lợi cho thực vật là vi khuẩn phản nitrat hóa.

(4) Nơi cuối cùng nước và các chất khoáng hòa tan phải đi qua trước khi vào hệ thống mạch dẫn của rễ là tế bào nội bì.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1) sai, khử NO3- xảy ra trong mô thực vật, enzyme nitrogenaza tham gia vào quá trình cố định nitơ.

(2) sai, dung dịch trong mạch gỗ chủ yếu là nước, ion khoáng.

(3) đúng, vi khuẩn phản nitrat hóa hoạt động làm mất nitơ trong đất.

(4) đúng.


Câu 27:

Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, có 10% số tế bào cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Ở cơ thể đực có 8% số tế bào cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Xét Phép lai P: ♀ AabbDd × ♂ AaBbdd, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về F1?

I. Có tối đa 12 loại kiểu gen không đột biến và 44 loại kiểu gen đột biến,

II. Có thể sinh ra hợp tử có kiểu gen AAbdd với tỉ lệ 0,05%.

III. Có thể sinh ra 14 loại thể một.

IV. Có thể sinh ra kiểu gen aabbbdd.

Xem đáp án

Đáp án B

Xét cặp Aa:

+ giao tử cái: 0,05Aa:0,05O; 0,45A:0,45a

+ giao tử đực: 0,5A:0,5a

Số loại kiểu gen bình thường: 3; kiểu gen đột biến 4

Xét cặp Bb:

+ giao tử cái: b

+giao tử đực: 0,04Bb:0,04O:0,46B:0,46b

Số loại kiểu gen bình thường: 2; kiểu gen đột biến 2

Xét cặp Dd: Dd × dd →2 kiểu gen bình thường

Xét các phát biểu:

I đúng, số kiểu gen bình thường 3×2×2=12; số kiểu gen đột biến: 7×4×2 – 12 = 44

II sai, tỷ lệ hợp tử Aabdd = 0,5A×0,45A×0,04b×0,5dd =0,45%

III đúng, số kiểu gen thể 1 là: 2(A,a)×2 (Bb, bb) ×2 (Dd, dd)  + 3 (AA, Aa, aa) ×1(b)×2 (Dd, dd)  = 14

IV sai, không thể tạo kiểu gen aabbbdd

Câu 28:

Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là

Xem đáp án

Đáp án A

Do đây là đột biến ở 2 cặp NST khác nhau nên không thể làm xuất hiện thể bốn (2n +2) và thể không (2n -2)

→ loại bỏ được B,D

Do đột biến xảy ra trong nguyên phân ở 1 NST trong cặp NST nên không thể tạo được thể 2n – 2  - 1   (1 NST phân li bình thường nên trong tế bào con vẫn còn ít nhất 1 NST 3 và NST 6).

Vậy các tế bào con có bộ NST phù hợp là A

Câu 29:

Các sắc tố quang hợp hấp thu năng lượng ánh sáng và truyền cho nhau theo sơ đồ nào sau đây:

Xem đáp án

Đáp án C

Các sắc tố quang hợp hấp thu năng lượng ánh sáng và truyền cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng theo sơ đồ: Carotenoit, diệp lục b, diệp lục a, diệp lục a ở trung tâm phản ứng.


Câu 30:

Trong mô hình cấu trúc của operon Lac, vùng vận hành là nơi

Xem đáp án

Đáp án C

Trong mô hình cấu trúc của operon Lac, vùng vận hành là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.


Câu 32:

Cho biết gen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen quy định 1 tính trạng, đột biến không xảy ra. Cho phép lai ♂AaBbDdEE × ♀AabbddEe, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. F1 có 32 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

II. Kiểu hình trội về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 18,75%.

II. Có 10 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về cả 3 tình trạng.

IV. Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ là 3/16.

Xem đáp án

Đáp án D

I sai, số kiểu gen tối đa: 3×2×2×2= 24; số kiểu hình 2×2×2×1=8

II đúng, tỷ lệ kiểu hình trội về các cặp tính trạng: 34×12×12×1=316=18,75%

III đúng, số loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về cả 3 tình trạng: do luôn trội về tính trạng E, ta xét các trường hợp

+ Trội: A,B,E = 2×1×2=4

+ Trội A,D,E = 2×1×2=4

+ Trội B,D,E = 2

Vậy tổng số kiểu gen là 10.

IV đúng, tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ là 34×12×12×1=316


Câu 33:

Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu sai là A, mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nhưng huyết áp thấp nhất ở tĩnh mạch.


Câu 34:

Một loài TV có bộ NST lưỡng bội 2n= 8.Trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp NST. Theo lý thuyết, các thế một trong loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen thể một về các gen đang xét?

Xem đáp án

Đáp án B

Thể một có bộ NST 2n - 1

Loài có 4 cặp NST.

Trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen:

Cặp NST đột biến có 2 kiểu gen, các cặp NST bình thường, mỗi cặp có 3 kiểu gen.

Ta có số kiểu gen tối đa của thể một là: C14 × 2 × 33 = 216 (KG)


Câu 37:

Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Mạch 1 của gen có AG = 15/26.

II. Mạch 1 của gen có (T+X)/(A+G)= 19/41.

III. Mạch 2 của gen có AX=2/3.

IV. Mạch 2 của gen có (A + X)(T + G) = 5/7.

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

%A1+%A22=%T1+%T22=%A2+%T22

%G1+%G22=%X1+%X22=%G2+%X22

Giải chi tiết:

G=20% → A=30%

N=1200 × 2 = 2400 → A=T=720 ; G=X=480

Xét mạch 1 của gen :

T1 =A= 200 → T2 = A1 = T – T1 = 520.

X1 = G2 = 1200 . 15% = 180 → X2 = G1 = X – X= 300.

Sử dụng nguyên tắc bổ sung giữa 2 mạch của phân tử ADN ta có mạch 2 :

A2=T1 = 200 ; T2 = A1 = 520 ; G2 =X1 =180 ; X2 = G1 =300

Xét các phát biểu :

I. sai A1G1=520300=2615

II đúng: T1+X1A1+G1=200+180520+300=1941

III đúng, A2X2=200300=23

IV: Đúng A2+X2T2+G2=200+300520+180=57


Câu 38:

Xét 5 tế bào có cùng kiểu gen AaBbDd giảm phân tạo tinh trùng. Theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử nào không thể được tạo ra?

Xem đáp án

Đáp án A

Cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân  tạo tối đa 8 loại giao tử.

1 tế bào giảm phân cho 2 loại giao tử

Xét các đáp án:

A: Có 6 loại giao tử

Nếu chia 5 tế bào theo tỷ lệ 3:1:1 kiểu phân ly của NST → Tỷ lệ giao tử (3:1:1)(1:1) → 3 : 3 : 1 : 1 : 1 : 1 →C đúng

Nếu chia 5 tế bào theo tỷ lệ 2:2:1 kiểu phân ly của NST → Tỷ lệ giao tử (2:2:1)(1:1) → 2 : 2 : 2 : 2: 1 : 1

Nếu tạo ra 8 loại giao tử → 5 tế bào chia thành: 2:1:1:1 →Tỷ lệ giao tử (2:1:1:1 )(1:1) → 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 → B đúng

Nếu tạo 4 loại giao tử → 5 tế bào chia thành 4:1→Tỷ lệ giao tử (4:1 )(1:1) → 4 : 4 : 1 : 1→ D đúng

Vậy tỷ lệ không thể tạo ra là A


Bắt đầu thi ngay