Cho hàm số y = f(x) = x2.
a) Vẽ đồ thị của hàm số đó.
b) Tính các giá trị f(-8); f(-1,3); f(-0,75); f(1,5).
c) Dùng đồ thị để ước lượng các giá trị (0,5)2; (-1,5)2; (2,5)2.
d) Dùng đồ thị để ước lượng vị trí các điểm trên trục hoành biểu diễn các số √3 ; √7.
a) Ta có bảng giá trị:
x | -2 | -1 | 0 | 1 | 2 |
y = x2 | 4 | 1 | 0 | 1 | 4 |
Vẽ đồ thị hàm số :
Trên hệ trục tọa độ xác định các điểm (-2 ; 4) ; (-1 ; 1) ; (0 ; 0) ; (1 ; 1) ;
(2 ; 4). Vẽ đường cong đi qua các điểm trên ta được đồ thị hàm số y = x2.
b) f(-8) = (-8)2 = 64
f(-1,3) = (-1,3)2 = 1,69
f(-0,75) = (-0,75)2 = 0,5625
f(1,5) = (1,5)2 = 2,25.
c)
– Để ước lượng giá trị (0,5)2 ta tìm điểm A thuộc đồ thị có hoành độ là 0,5.
Khi đó, tung độ của điểm A chính là giá trị (0,5)2. Từ điểm (0,5;0) trên trục
hoành ta kẻ đường thẳng song song với Oy cắt đồ thị tại điểm A. Từ điểm A
trên đồ thị kẻ đường thẳng song song với Ox ta xác định được giá trị của (0,5)2
– Để ước lượng giá trị (-1,5)2 ta tìm điểm B thuộc đồ thị có hoành độ là -1,5.
Khi đó, tung độ của điểm B chính là giá trị (-1,5)2. Từ điểm (-1,5;0) trên trục
hoành ta kẻ đường thẳng song song với Oy cắt đồ thị tại điểm B. Từ điểm B
trên đồ thị kẻ đường thẳng song song với Ox ta xác định được giá trị của (-1,5)2
– Để ước lượng giá trị (2,5)2 ta tìm điểm C thuộc đồ thị có hoành độ là 2,5.
Khi đó, tung độ của điểm C chính là giá trị (2,5)2. Từ điểm (2,5;0) trên trục
hoành ta kẻ đường thẳng song song với Oy cắt đồ thị tại điểm C. Từ điểm C
trên đồ thị kẻ đường thẳng song song với Ox ta xác định được giá trị của (2,5)2
Trên đồ thị hàm số, lấy các điểm M, N, P có hoành độ lần lượt bằng
-1,5 ; 0,5 và 2,5.
Dựa vào đồ thị nhận thấy các điểm M, N, P có tọa độ là : M(-1,5 ; 2,25) ;
N(0,5 ; 0,25) ; P(2,5 ; 6,25).
Vậy (0,5)2 = 2,25 ; (-1,5)2 = 2,25 ; (2,5)2 = 6,25.
d)
– Để ước lượng vị trí điểm biểu diễn số √3 trên trục hoành ta tìm điểm M
thuộc đồ thị có tung độ là (√3)2 = 3. Khi đó, hoành độ của điểm M
chính là vị trí điểm biểu diễn √3. Từ điểm (0;3) trên trục tung ta kẻ
đường thẳng song song với Ox cắt đồ thị tại điểm M. Từ điểm M
trên đồ thị kẻ đường thẳng song song với Oy ta xác định được
hoành độ của điểm M chính là vị trí điểm biểu diễn √3
– Để ước lượng vị trí điểm biểu diễn số √7 trên trục hoành ta tìm điểm N
thuộc đồ thị có tung độ là (√7)2 = 7. Khi đó, hoành độ của điểm N chính
là vị trí điểm biểu diễn √7. Từ điểm (0;7) trên trục tung ta kẻ đường
thẳng song song với Ox cắt đồ thị tại điểm N. Từ điểm N trên đồ thị kẻ
đường thẳng song song với Oy ta xác định được hoành độ của điểm N
chính là vị trí điểm biểu diễn √7
Ta có : (√3)2 = 3 ; (√7)2 = 7
⇒ Các điểm (√3 ; 3) và (√7 ; 7) thuộc đồ thị hàm số y = x2.
Để xác định các điểm √3 ; √7 trên trục hoành, ta lấy trên đồ thị hàm số
các điểm A, B có tung độ lần lượt là 3 và 7.
Chiếu vuông góc các điểm A, B trên trục hoành ta được
các điểm √3 ; √7 trên đồ thị hàm số.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cho hai hàm số và y = -x + 6.
a) Vẽ đồ thị của các hàm số này trên cùng một mặt phẳng tọa độ.
b) Tìm tọa độ các giao điểm của hai đồ thị đó.
Trên mặt phẳng tọa độ (h.10), có một điểm M thuộc đồ thị của hàm số y = ax2.
a) Tìm hệ số a.
b) Điểm A(4; 4) có thuộc đồ thị không?
c) Hãy tìm thêm hai điểm nữa(không kể điểm O) để vẽ đồ thị.
Cho hàm số y = - 0,75x2. Qua đồ thị của hàm số đó, hãy cho biết khi x tăng từ -2 đến 4 thì giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của y là bao nhiêu?
Biết rằng đường cong trong hình 11 là một parapol y = ax2.
a) Tìm hệ số a.
b) Tìm tung độ của điểm thuộc parapol có hoành độ x = -3.
c) Tìm các điểm thuộc parapol có tung độ y = 8.