Giải SGK Toán 9 Chương 4: Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0) - Phương trình bậc hai một ẩn
Luyện tập 38 - 39
-
4712 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho hàm số y = f(x) = x2.
a) Vẽ đồ thị của hàm số đó.
b) Tính các giá trị f(-8); f(-1,3); f(-0,75); f(1,5).
c) Dùng đồ thị để ước lượng các giá trị (0,5)2; (-1,5)2; (2,5)2.
d) Dùng đồ thị để ước lượng vị trí các điểm trên trục hoành biểu diễn các số √3 ; √7.
a) Ta có bảng giá trị:
x | -2 | -1 | 0 | 1 | 2 |
y = x2 | 4 | 1 | 0 | 1 | 4 |
Vẽ đồ thị hàm số :
Trên hệ trục tọa độ xác định các điểm (-2 ; 4) ; (-1 ; 1) ; (0 ; 0) ; (1 ; 1) ;
(2 ; 4). Vẽ đường cong đi qua các điểm trên ta được đồ thị hàm số y = x2.
b) f(-8) = (-8)2 = 64
f(-1,3) = (-1,3)2 = 1,69
f(-0,75) = (-0,75)2 = 0,5625
f(1,5) = (1,5)2 = 2,25.
c)
– Để ước lượng giá trị (0,5)2 ta tìm điểm A thuộc đồ thị có hoành độ là 0,5.
Khi đó, tung độ của điểm A chính là giá trị (0,5)2. Từ điểm (0,5;0) trên trục
hoành ta kẻ đường thẳng song song với Oy cắt đồ thị tại điểm A. Từ điểm A
trên đồ thị kẻ đường thẳng song song với Ox ta xác định được giá trị của (0,5)2
– Để ước lượng giá trị (-1,5)2 ta tìm điểm B thuộc đồ thị có hoành độ là -1,5.
Khi đó, tung độ của điểm B chính là giá trị (-1,5)2. Từ điểm (-1,5;0) trên trục
hoành ta kẻ đường thẳng song song với Oy cắt đồ thị tại điểm B. Từ điểm B
trên đồ thị kẻ đường thẳng song song với Ox ta xác định được giá trị của (-1,5)2
– Để ước lượng giá trị (2,5)2 ta tìm điểm C thuộc đồ thị có hoành độ là 2,5.
Khi đó, tung độ của điểm C chính là giá trị (2,5)2. Từ điểm (2,5;0) trên trục
hoành ta kẻ đường thẳng song song với Oy cắt đồ thị tại điểm C. Từ điểm C
trên đồ thị kẻ đường thẳng song song với Ox ta xác định được giá trị của (2,5)2
Trên đồ thị hàm số, lấy các điểm M, N, P có hoành độ lần lượt bằng
-1,5 ; 0,5 và 2,5.
Dựa vào đồ thị nhận thấy các điểm M, N, P có tọa độ là : M(-1,5 ; 2,25) ;
N(0,5 ; 0,25) ; P(2,5 ; 6,25).
Vậy (0,5)2 = 2,25 ; (-1,5)2 = 2,25 ; (2,5)2 = 6,25.
d)
– Để ước lượng vị trí điểm biểu diễn số √3 trên trục hoành ta tìm điểm M
thuộc đồ thị có tung độ là (√3)2 = 3. Khi đó, hoành độ của điểm M
chính là vị trí điểm biểu diễn √3. Từ điểm (0;3) trên trục tung ta kẻ
đường thẳng song song với Ox cắt đồ thị tại điểm M. Từ điểm M
trên đồ thị kẻ đường thẳng song song với Oy ta xác định được
hoành độ của điểm M chính là vị trí điểm biểu diễn √3
– Để ước lượng vị trí điểm biểu diễn số √7 trên trục hoành ta tìm điểm N
thuộc đồ thị có tung độ là (√7)2 = 7. Khi đó, hoành độ của điểm N chính
là vị trí điểm biểu diễn √7. Từ điểm (0;7) trên trục tung ta kẻ đường
thẳng song song với Ox cắt đồ thị tại điểm N. Từ điểm N trên đồ thị kẻ
đường thẳng song song với Oy ta xác định được hoành độ của điểm N
chính là vị trí điểm biểu diễn √7
Ta có : (√3)2 = 3 ; (√7)2 = 7
⇒ Các điểm (√3 ; 3) và (√7 ; 7) thuộc đồ thị hàm số y = x2.
Để xác định các điểm √3 ; √7 trên trục hoành, ta lấy trên đồ thị hàm số
các điểm A, B có tung độ lần lượt là 3 và 7.
Chiếu vuông góc các điểm A, B trên trục hoành ta được
các điểm √3 ; √7 trên đồ thị hàm số.
Câu 2:
Trên mặt phẳng tọa độ (h.10), có một điểm M thuộc đồ thị của hàm số y = ax2.
a) Tìm hệ số a.
b) Điểm A(4; 4) có thuộc đồ thị không?
c) Hãy tìm thêm hai điểm nữa(không kể điểm O) để vẽ đồ thị.
a) Dựa trên hình 10 ta thấy điểm M có tọa độ (2; 1).
M thuộc đồ thị hàm số y = ax2
b) Với x = 4 ta có
Vậy điểm A(4 ; 4) thuộc đồ thị hàm số
c) Chọn x = -2 ⇒
Vậy (-2; 1) thuộc đồ thị hàm số.
Chọn x = -4 ⇒
Vậy (-4; 4) thuộc đồ thị hàm số.
* Vẽ đồ thị:
Câu 3:
Biết rằng đường cong trong hình 11 là một parapol y = ax2.
a) Tìm hệ số a.
b) Tìm tung độ của điểm thuộc parapol có hoành độ x = -3.
c) Tìm các điểm thuộc parapol có tung độ y = 8.
a) Ta có đồ thị hàm số y = ax2 đi qua điểm (-2 ; 2)
b) Tại x = -3 ta có:
Vậy điểm có hoành độ x = -3 thì tung độ bằng 4,5.
c) Hoành độ các điểm có tung độ y =8 thỏa mãn phương trình:
⇔ x2 = 16 ⇔ x = 4 hoặc x = -4.
Vậy các điểm thuộc parabol có tung độ bằng 8 là (4; 8) và (-4; 8).
Câu 4:
Cho hai hàm số và y = -x + 6.
a) Vẽ đồ thị của các hàm số này trên cùng một mặt phẳng tọa độ.
b) Tìm tọa độ các giao điểm của hai đồ thị đó.
a) - Vẽ đường thẳng y = -x + 6
Cho x = 0 ⇒ y = 6 được điểm (0, 6)
Cho y = 0 ⇒ x = 6 được điểm (6, 0)
⇒ Đường thẳng y = -x + 6 đi qua các điểm (6; 0) và (0; 6).
- Lập bảng giá trị và vẽ đồ thị hàm số
⇒ Parabol đi qua các điểm (3; 3); (-3; 3); (-6; 12); (6; 12); (0; 0).
b) Xét phương trình hoành độ giao điểm
Câu 5:
Cho hàm số y = - 0,75x2. Qua đồ thị của hàm số đó, hãy cho biết khi x tăng từ -2 đến 4 thì giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của y là bao nhiêu?
- Lập bảng giá trị:
x | -4 | -2 | 0 | 2 | 4 |
y = -0,75x2 | -12 | -3 | 0 | -3 | -12 |
- Vẽ đồ thị:
- Quan sát đồ thị hàm số y = -0,75x2:
Khi x tăng từ -2 đến 4, y tăng từ -3 đến 0 rồi lại giảm xuống -12.
Vậy: Giá trị nhỏ nhất của y = -12 đạt được khi x = 4
Giá trị lớn nhất của y = 0 đạt được khi x = 0.