A. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp.
B. Trong sinh quyển, tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước lớn hơn tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn.
C. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật.
D. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do đó có sức sản xuất thấp.
Chọn đáp án C
Sản lượng sinh vật sơ cấp được sinh vật sản xuất tạo ra trong quá trình quang hợp. Trong quá trình quang hợp, cây xanh chỉ tiếp nhận từ 0,2 đến 0,5% tổng lượng bức xạ để tạo ra sản lượng sinh vật sơ cấp thô. Thực vật tiêu thụ trung bình từ 30 – 40% sản lượng sinh vật sơ cấp thô (hay tổng sản lượng chất hữu cơ đồng hóa được) cho các hoạt động sống, khoảng 60 – 70% còn lại được tích lũy làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. Đó là sản lượng sinh vật sơ cấp tinh hay sản lượng thực để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng.
Công thức tính sản lượng sinh vật sơ cấp thô và tinh
PN = PG – R
Trong đó:
PN là sản lượng sơ cấp tinh
PG là sản lượng sơ cấp thô
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cho lưới thức ăn đồng cỏ đơn giản như hình bên dưới. Hãy cho biết trong các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Lưới thức ăn này chỉ có một loại chuỗi thức ăn.
(2) Diều hâu có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc sinh vật tiêu thụ bậc 4.
(3) Ếch và chuột cùng thuộc một bậc dinh duỡng.
(4) Rắn là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 và là một mắt xích chung.
(5) Chuột và ếch có sự trùng lặp ổ sinh thái.
Cho các hệ sinh thái, những hệ sinh thái nào là hệ sinh thái nhân tạo?
(1) Đồng rêu vùng hàn đới và hoang mạc. (5) Rừng cao su và rừng cà phê ở Tây Nguyên.
(2) Một cánh rừng ngập mặn. (6) Đồng ruộng.
(3) Một bể cá cảnh. (7) Thành phố.
(4) Rừng trên núi đá vôi phong thổ - Ninh Bình.
Trong một ao có các quần thể thuộc các loài và nhóm loài sau đây sinh sống: cây thủy sinh ven bờ ao, tảo hiến vị, động vật nổi, sâu bọ ăn thịt, ấu trùng ăn mùn, cá lóc, cá giếc và vi khuẩn phân hủy. Hãy cho biết có bao nhiêu nội dung đúng dưới đây:
I. Có tối đa 3 mối quan hệ hữu sinh giữa các sinh vật đang có mặt trong ao
II. Lưới thức ăn trong ao có thể được vẽ như hình trên.
III. Nếu thay thế tất cả cá lóc trong ao bằng cá rô phi (ăn tảo hiển vi và mùn hữu cơ) thì thoạt đầu số lượng cá giếc tăng so với trước.
IV. Sinh khối trung bình của cá rô phi khi ổn định sẽ lớn hơn sinh khối trung bình của cá lóc
Nghiên cứu thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp, người ra thu được kết quả sau:
Thành phần kiểu gen |
Thế hệ F1 |
Thế hệ F2 |
Thế hệ F3 |
Thế hệ F4 |
AA |
0,5 |
0,6 |
0,65 |
0,675 |
Aa |
0,4 |
0,2 |
0,1 |
0,05 |
aa |
0,1 |
0,2 |
0,25 |
0,275 |
Nhân tố gây nên sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể trên qua các thế hệ là:
Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có 1500 cặp nuclêôtit và tỉ lệ . Trong các kết luận dưới đây, có bao nhiêu kết luận đúng khi nói về phân tử ADN trên?
(1) A = T = 600, G = X = 900.
(2) Tổng số liên kết phôtphođieste có trong phân tử ADN là 2998.
(3) %A = %T = 10%, %G = %X = 40%.
(4) Tổng số liên kết hiđrô nối giữa 2 mạch của phân tử ADN là 3900.
(5) Khối lượng trung bình của phân tử ADN là 450000 đvC.