Nội dung vào phản ánh đúng về phong trào Cần Vương ở Việt Nam (1885 – 1896)?
A. diễn ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở các tỉnh Trung Kì và Nam Kì.
B. phong trào đấu tranh chịu sự chi phối sâu sắc của ý thức hệ phong kiến.
C. tuy thất bại nhưng góp phần làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
D. chiếu cần vương được ban ra là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của phong trào.
Đáp án B
Phong trào Cần Vương (1885 – 1896) là phong trào yêu nước đấu tranh trên lập trường phong kiến. Điều này được thể hiện ở những điểm sau:
+ Nguyên nhân bùng nổ: nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần Vương là do mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt.
+ Nhiệm vụ - mục tiêu: chống Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng một vương triều phong kiến tiến bộ với vua hiền tôi giỏi.
+ Hệ tư tưởng chi phối: phong kiến.
+ Lực lượng tham gia: có sự tham gia đông đảo, tích cực của quần chúng nhân dân. Biểu hiện rõ ràng nhất là sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, quần chúng vẫn tiếp tục đấu tranh với nội dung mới – giúp dân cứu nước.
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Phong trào Cần Vương diễn ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở khu vực Bắc Kì và Trung Kì. Ở khu vực Nam Kì, do thực dân Pháp đã tiến hành bình định được vùng đất này từ rất sớm, nên số lượng các cuộc khởi nghĩa nổ ra khá hạn chế.
+ Phong trào Cần vương tuy thất bại nhưng đã góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp (thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam vào năm 1884).
+ Chiếu Cần vương chỉ là “chất xúc tác” thổi bùng lên phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trong những năm 1885 – 1896 (sự kiện vua Hàm Nghi bị bắt khiến ngọn cờ phò vua giúp nước không còn ý nghĩa; theo lý thuyết, phong trào Cần vương sẽ chấm dứt; tuy nhiên, trên thực tế, phong trào vẫn tiếp tục diễn ra và phát triển ở trình độ cao hơn).
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Xu hướng bại động và cải cách trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đều
Nhân dân miền Nam Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) vì
Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp là do
Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 – 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân
Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận quyền cai quản của thực dân Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn?
Một trong những điểm tương đồng của cách mạng tháng tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 – 1975) ở Việt Nam là
Mặt trận dân tộc nào giữ vai trò chuẩn bị trực tiếp cho thắng lợi của tổng khởi nghĩa tháng tám (1945) Việt Nam ?
Trong những năm 1954 – 1975, cách mạng Việt Nam có điểm khác biệt cơ bản so với cách mạng Lào về
Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã xác định trọng tâm trong công cuộc cải cách – mở cửa (từ 1978 – nay) là
Từ năm 1991 đến năm 2000, nét nổi bật trong đường lối đối ngoại của Liên bang Nga là
Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo nhân dân lao động Nga đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười (1917)?
So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2/1930), Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930) có sự khác biệt căn bản trong việc xác định
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 của quân dân Việt Nam lần lượt trải qua các chiến dịch là