Thứ bảy, 18/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

08/09/2022 97

Tình hình thế giới và trong nước từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX đặt ra yêu cầu cấp bách nào đối với Trung Quốc?


A. Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.



B. Tập trung phát triển công nghiệp nặng.



C. Hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.



D. Tiến hành cải cách, đổi mới đất nước.


Đáp án chính xác
 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án D

Phân tích bối cảnh thế giới và Trung Quốc cuối những năm 70 của thế kỉ XX:

* Tình hình thế giới:

- Xu hướng cải cách đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới:

+ Từ cuối những năm 50 - đầu những năm 60 của thế kỉ XX, mô hình xã hội chủ nghĩa theo kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp, kế hoạch hóa cao độ đã bắt đầu bộc lộ một số hạn chế. Trước tình hình đó, tại một số nước xã hội chủ nghĩa, tư tưởng cải cách đã bắt đầu xuất hiện và bước đầu được triển khai. Ví dụ như: Ở Liên Xô, dưới thời kì cầm quyền của Nikita Sergeyevich Khrushchyov (1953-1964) và Leonid Ilyich Brezhnev (1964 - 1982), Liên Xô đã tiến hành hạch toán trong một số doanh nghiệp quốc doanh; cải tiến kế hoạch, điều chỉnh các chi tiêu của kế hoạch pháp lệnh; tăng cường nguyên tắc phân phối theo lao động và sự kích thích vật chất đối với việc tăng năng suất lao động; Ở Nam Tư, chính phủ thực hiện mở cửa cả với các nước tư bản; bãi bỏ kế hoạch pháp 1ệnh, mở rộng quyền tự chủ của các xí nghiệp.....

+ Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Để thích nghi với hoàn cảnh, thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, suy yếu và trì trệ, các nước tư bản phát triển như : Mĩ, Anh, Pháp... đã nhanh chóng thực hiện những điều chỉnh chiến lược về kinh tế - chính trị - xã hội... Nhờ vậy, các nước này đã vượt qua khủng hoảng và tiếp tục phát triển. Đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực Mĩ Latinh như Chilê, Urugoay, Achentina đã đề ra và tiến hành những chiến lược cải cách, học tập theo mô hình Mĩ.

- Tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ: những phát triển phi thường của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ do và sự xuất hiện của xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa trong mọi lĩnh vực nhất là kinh tế, đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia, nhưng cũng đồng thời đòi hỏi các nước phải tiến hành mở cửa, giao lưu hợp tác với nhau; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và kinh doanh, biến khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế.

- Nền kinh tế Liên Xô bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu của sự suy giảm, từ 1976 - 1978 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô chỉ đạt 3.9%/năm. Do nhiều bước đi trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc có sự học tập, vận dụng một cách máy móc, giáo điều kinh nghiệm của Liên Xô. Vì vậy, trước sự trì trệ của kinh tế Liên Xô, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy cần phải xem xét, suy tính lại con đường xây dựng và phát triển đất nước của mình.

- Các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Châu Á tiêu biểu như: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapo... cũng đạt được sự phát triển với nhịp độ cao Þ Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị tụt hậu so với các nước này.

* Tình hình Trung Quốc: những sai lầm trong đường lối chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 20 năm (1959-1978) mà đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” đã kéo lùi sự phát triển của Trung Quốc lại hàng chục năm và đưa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc tới sát bên miệng hố của sự sụp đổ.

Ø Kết luận: Đối mặt với cuộc khủng hoảng sâu sắc và toàn diện của đất nước, lại chịu sự tác động của nhiều nhân tố quốc tế, yêu cầu cấp bách đặt ra cho Trung Quốc là phải thực hiện cải cách, đổi mới đất nước.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Một trong những nguyên nhân giúp cho trật tự Ianta mang tính tích cực hơn so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhton là do

Xem đáp án » 08/09/2022 134

Câu 2:

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động như thế nào đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án » 08/09/2022 112

Câu 3:

Trong bối cảnh Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết (tháng 2/1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương gì?

Xem đáp án » 08/09/2022 103

Câu 4:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chung của nhân dân châu Á và châu Phi là chủ nghĩa

Xem đáp án » 08/09/2022 103

Câu 5:

Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam được đề cập đến trong đoạn trích dưới đây: “12 ngày đêm chiến đấu và chiến thắng trên bầu trời miền Bắc cuối năm 1972 là một chiến dịch phòng không đạt tới mức tiêu diệt cao nhất, oanh liệt nhất, trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc cũng như trong sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta”?

Xem đáp án » 08/09/2022 103

Câu 6:

Trong cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, con người đã đạt được nhiều thành tựu lớn, ngoại trừ việc phát minh ra

Xem đáp án » 08/09/2022 102

Câu 7:

Từ chỗ nắm độc quyền tất cả các ngành sản xuất trong Chính sách cộng sản thời chiến, đến Chính sách kinh tế mới (NEP), nhà nước Liên Xô đã

Xem đáp án » 08/09/2022 100

Câu 8:

Từ ngày 12/3/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương sử dụng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”, vì

Xem đáp án » 08/09/2022 96

Câu 9:

Kế sách đánh giặc nào của ông cha đã được nhân dân Việt Nam kế thừa và vận dụng khi chiến đấu chống Pháp xâm lược tại mặt trận Đà Nẵng (1858)?

Xem đáp án » 08/09/2022 95

Câu 10:

Năm 1949, Liên Xô đạt được thành tựu gì nổi bật trên lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?

Xem đáp án » 08/09/2022 94

Câu 11:

Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam quyết định phát động hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975) đều xuất phát từ

Xem đáp án » 08/09/2022 93

Câu 12:

Hình thức đấu tranh chống Mĩ - Diệm chủ yếu của nhân dân miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1959 là

Xem đáp án » 08/09/2022 92

Câu 13:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với thực dân Pháp lực lượng xã hội nào dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án » 08/09/2022 91

Câu 14:

Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương từ sau ngày 9/3/1945 đến trước ngày 2/9/1945 là

Xem đáp án » 08/09/2022 90

Câu 15:

Điểm giống nhau cơ bản giữa phong trào Cần vương (1885 - 1896) và phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913) là

Xem đáp án » 08/09/2022 89

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »