Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

19/07/2024 247

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại chủ yếu là do


A. thực dân Pháp được sự giúp đỡ của nhiều nước tư bản.



B. triều đình Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến.


Đáp án chính xác


C. nhân dân không đoàn kết với triều đình kháng chiến.



D. triều đình Nguyễn không đứng lên kháng chiến.


 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án B

♦ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại chủ yếu là do triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến:

- Ngay khi thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam (1858), triều đình nhà Nguyễn đã chỉ đạo và nỗ lực phối hợp cùng nhân dân đấu tranh chống Pháp (điều này được thể hiện rõ nét qua chiến sự ở Đà Nẵng). Tuy nhiên, thái độ chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn lại thiếu kiên quyết, thiếu triệt để.

- Trong quá trình đấu tranh với Pháp, nhà Nguyễn đã phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao:

+ Về chỉ đạo chiến đấu: triều đình nhà Nguyễn thụ động chiến đấu, thiên về chiến thuật “thủ hiểm” vì vậy đã bỏ lỡ nhiều thời cơ đánh đuổi Pháp ra khỏi Việt Nam.

+ Về đường lối ngoại giao: triều đình nhà Nguyễn thỏa hiệp với Pháp, nuôi hi vọng có thể giành lại những vùng đất đã mất bằng con đường “thương thuyết”, đàm phán hòa bình.

- Trước sức mạnh quân sự, ưu thế vượt trội về vũ khí của Pháp, nội bộ triều Nguyễn có sự phân hóa thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến khiến lòng dân li tán, mặt khác phái chủ hòa lại chiếm ưu thế trong triều đình.

- Với thái độ bạc nhược, thiếu quyết tâm chống giặc như trên, Triều Nguyễn đã lần lượt kí kết với Pháp các hiệp ước đầu hàng: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Hiệp ước Hác- măng (1883) và Hiệp ước Patơnốt (1884). Hiệp ước Patơnốt (1884) đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

♦ Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:

- Từ tháng 9/1858 - tháng 2/1859, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp có sự giúp sức của Tây Ban Nha. Từ tháng 2/1859 trở về sau, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam chỉ do thực dân Pháp tiến hành.

- Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, nhân dân đã nổi dậy, anh dũng đấu tranh, đoàn kết, sát cánh cùng triều đình để chống giặc ngoại xâm. Điều này được thể hiện rõ nhất qua chiến sự ở Đà Nẵng. Ngay cả khi nhà Nguyễn dao động, thiếu quyết tâm kháng chiến, nhân dân vẫn chủ động chiến đấu, không lệ thuộc vào triều đình.

- Khi thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam (1858), triều đình nhà Nguyễn đã chỉ đạo quân dân kháng chiến chống ngoại xâm (điều này được thể hiện rõ nét qua chiến sự ở Đà Nẵng, Gia Định,...).

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Một trong những nội dung của Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết là

Xem đáp án » 08/09/2022 252

Câu 2:

Cách mạng dân chủ nhân dân được hoàn thành ở các nước Đông Âu trong những năm 1948 - 1949 đánh dấu

Xem đáp án » 08/09/2022 241

Câu 3:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, ngoại trừ

Xem đáp án » 08/09/2022 240

Câu 4:

Nội dung nào dưới đây là điểm tương đồng giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

Xem đáp án » 08/09/2022 215

Câu 5:

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) có tương đồng là

Xem đáp án » 08/09/2022 211

Câu 6:

Một điểm tương đồng giữa cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á và châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Xem đáp án » 08/09/2022 210

Câu 7:

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960), Đảng Lao động Việt Nam đã chủ trương tiến hành

Xem đáp án » 08/09/2022 187

Câu 8:

Trong Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn đã tác động quyết định đến các địa phương trong cả nước vì

Xem đáp án » 08/09/2022 173

Câu 9:

Sự ra đời và tham gia đời sống chính trị thế giới của hơn 100 quốc gia độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai

Xem đáp án » 08/09/2022 171

Câu 10:

Những tác động từ cục diện hai cực, hai phe tới cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954) được thể hiện qua nhiều phương diện, ngoại trừ việc

Xem đáp án » 08/09/2022 168

Câu 11:

Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện thủ đoạn nào dưới đây?

Xem đáp án » 08/09/2022 166

Câu 12:

Điểm khác biệt cơ bản của cách mạng Campuchia so với cách mạng Lào và Việt Nam trong năm 1945 là gì?

Xem đáp án » 08/09/2022 163

Câu 13:

Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương còn có những mặt hạn chế. Điều này xuất phát từ việc đồng chí Trần Phú

Xem đáp án » 08/09/2022 155

Câu 14:

Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 2000?

Xem đáp án » 08/09/2022 153

Câu 15:

Nội dung nào không phản ánh đúng vị trí của cách mạng Việt Nam trong phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 08/09/2022 150

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »