Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.
- Nguyên nhân của chiến tranh Nam – Bắc triều
+ Bộ phận cựu thần nhà Lê, đừng đầu là Nguyễn Kim đã không chấp nhận nền thống trị của nhà Mạc vì Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, đồng thời ông không xuất thân từ dòng dõi quý tộc. Họ đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long – Bắc triều.
+ Năm 1545, chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ.
- Nguyên nhân chiến tranh Trịnh – Nguyễn
+ Thế lực phù Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim. Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa
+ Cơ nghiệp họ Nguyễn ở vùng đất phía Nam dần dần được xây dựng, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
+ Năm 1627, họ Trịnh đem quân đánh họ Nguyễn, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Điểm khác biệt của chính quyền Đàng Trong với nhà nước Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài là gì?
Vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền ở Đàng Trong, Đàng Ngoài và so sánh, nhận xét.