Thứ sáu, 09/05/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

30/06/2024 1,000

Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Cho các phát biểu sau:

1. Số lượng nuclêôtit của từng loại gen B là A=T=300; G=X=900.

2. Số lượng nuclêôtit của từng loại gen b là A=T=301; G=X=899.

3. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là 2699 liên kết.

4. Dạng đột biết xảy ra là mất một cặp nuclêôtit G-X nên số lượng liên kết hidro của alen b giảm so với gen B.

5. Dạng đột biến xảy ra là thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. Đây là dạng đột biến có thể làm thay đổi trình tự axit amin trong protein và làm thay đổi chức năng của protein.

Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1

B. 2

Đáp án chính xác

C. 3

D. 4

 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án B

Gen B:

A + G = 1200

A = 3G

=> A = T = 900; G = X = 300.

Theo đề bài: Gen B bị đột biến thành alen b, alen b có chiều dài không đổi nhưng số lượng liên kết hidro giảm 1 liên kết. Từ đó, ta suy ra đột biến điểm xảy ra chính là dạng đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. Do đó, alen b có A = T = 901; G = X = 299.

Tổng số liên kết hidro của alen b = 2A+3G = 2.901 + 3.299 = 2699 liên kết.

Vậy 1, 2, 4 sai; 3, 5 đúng.

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Để sản xuất insulin trên quy mô công nghiệp người ta chuyển gen mã hóa insulin ở người vào vi khuẩn E. coli bằng cách phiên mã ngược mARN của gen người thành ADN rồi mới tạo ADN tái tổ hợp và chuyển vào E. coli.

1. ADN của người tồn tại trong nhân nên không thể hoạt động được trong tế bào vi khuẩn.

2. Gen của người không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.

3. Sẽ không tạo ra được sản phẩm mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E.coli không phù hợp với ADN tái tổ hợp mang gen người.

4. Sẽ không tạo ra được sản phẩm như mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E. coli không phù hợp với hệ gen người.

Số đáp án đúng trong các giải thích sau vê cơ sở khoa học của việc làm trên là:

Xem đáp án » 11/09/2022 2,457

Câu 2:

Phương pháp để xác định được nguyên tắc nhân đôi của ADN là:

Xem đáp án » 11/09/2022 1,385

Câu 3:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Ở phép lai ABab×AbaB nếu hoán vị gen đều xảy ra ở hai bên với tần số 30%. Cho các phát biểu sau về đời con của phép lai trên:

(1) Kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 39,5%

(2) Kiểu hình khác bố mẹ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 45% 

(3) Kiểu gen ABab chiếm tỉ lệ lớn hơn 10% 

(4) Có tối đa 9 kiểu gen được tạo ra ở đời con.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án » 11/09/2022 1,184

Câu 4:

Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là:

Xem đáp án » 11/09/2022 684

Câu 5:

Cho các nhận xét sau:

1. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

2. Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể.

3. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.

4. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy điều kiện môi trường sống.

5. Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi và tiềm năng sinh học của các cá thể cao.

6. Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật chỉ phụ thuộc vào thức ăn có trong môi trường.

7. Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

8. Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ J.

Trong số những phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án » 11/09/2022 556

Câu 6:

Kĩ thuật chuyển gen gồm các bước:

(1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp.

(2) Sử dụng enzim nối để gắn gen của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.

(3) Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt.

(4) Tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.

(5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

Thứ tự đúng của các bước trên là: 

Xem đáp án » 11/09/2022 410

Câu 7:

Cho các mối quan hệ sinh thái sau:

1. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào trong địa y.

2. Cây nắp ấm bắt chim sẻ.

3. Trùng roi và ruột mối.

4. Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng.

5. Chim mỏ đỏ và linh dương.

6. Vi khuẩn lam trên cánh bèo dâu.

7. Cây tầm gửi trên thân cây gỗ.

Có mấy ví dụ trong các ví dụ trên thuộc mối quan hệ cộng sinh?

Xem đáp án » 11/09/2022 362

Câu 8:

Cho các phát biểu sau đây về hình ảnh bên:

(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.

(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.

(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN polymeraza đều di chuyển theo chiều 5' đến 3' để tổng hợp mạch mới theo chiều 3'5'

(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là ADN ban đầu.

(5) Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

Xem đáp án » 11/09/2022 357

Câu 9:

Trong một quần thể ruồi giấm xét 2 cặp nhiễm sắc thể: cặp số I có hai locut (locut 1 có 2 alen, locut 2 có 3 alen), cặp số II có 1 locut với 5 alen. Trên nhiễm sắc thể X ở vùng không tương đồng có 2 locut, mỗi locut đều có 2 alen. Biết các gen liên kết không hoàn toàn. Tính số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể liên quan đến các locut trên.

Xem đáp án » 11/09/2022 341

Câu 10:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 cặp gen qui định. Cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng F1 thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ ở đời F1 lai với cây hoa trắng P thu được F2. Cho các cây F2 tạp giao với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng: 43,75% cây hoa đỏ. Tính xác suất để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng chiếm 6,25%.

Xem đáp án » 11/09/2022 325

Câu 11:

Một con kiến chúa mới giao phối tìm thấy một cái tổ ở một khoảng đất tự do. Giả sử tổ không bị tác động thảm họa gì thì kiểu đường cong nào sau đây là hợp lí nhất để biểu thị sự sinh trưởng của quần thể?

Xem đáp án » 11/09/2022 291

Câu 12:

Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở những điểm nào sau đây?

1. Chọn lọc tự nhiên không tác động riêng lẽ đối với từng gen mà đối với toàn bộ vốn gen, trong đó các gen tương tác thống nhất.

2. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẽ mà tác động đối với cả quần thể, trong đó các cá thể quan hệ ràng buộc với nhau.

3. Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.

4. Làm rõ vai trò của chọn lọc tự nhiên theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.

Xem đáp án » 11/09/2022 287

Câu 13:

Sự biểu hiện triệu chứng thiếu phôtpho của cây là:

Xem đáp án » 11/09/2022 277

Câu 14:

Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?

(1) Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

(2) Quần thể là tập hợp cá thể cùng loài.

(3) Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.

(4) Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

(5) Các cá thể có kiểu gen giống nhau.

(6) Quần thể có khu phân bố rộng, giới hạn với các chướng ngại của thiên nhiên như núi, sông, biển…

(7) Trong quá trình hình thành quần thể, tất cả các cá thể cùng loài đều thích nghi với môi trường mới mà chúng phát tán tới.

Xem đáp án » 11/09/2022 267

Câu 15:

Các phát biểu sau đây nói về đột biến số lượng NST:

1. Sự kết hợp giữa loại giao tử thứ n+1 với giao tử thứ n-1 sẽ dẫn đến hợp tử bình thường.

2. Sự không phân li của một cặp hoặc một số cặp NST tương đồng trong quá trình phân bào là một trong những nguyên nhân hình thành thể lệch bội.

3. Trong chọn giống có thể sử dụng thể lệch bội để xác định vị trí gen trên NST.

4. Thể đa bội chẵn thường có ít khả năng sinh sản hơn cơ thể bình thường.

5. Cơ thể có bộ NST càng gấp nhiều lần bộ đơn bội của loài thì tế bào càng to, cơ quan sinh dưỡng càng lớn.

6. Các cơ thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản nên được ứng dụng tạo cây ăn quả không hạt như dưa hấu, nho, bắp.

Có bao nhiêu phát biểu không chính xác?

Xem đáp án » 11/09/2022 256