- Đảng Cộng sản là một bộ phận cấu thành và là hạt nhân chính trị lãnh đạo của hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với hệ thống chính trị và đối với xã hội là một nguyên lí xã hội chủ nghĩa nói chung và của nước ta nói riêng. Củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị là yếu tố quyết định đối với thắng lợi của công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ khi giành được chính quyền đến nay, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, Đảng luôn là lực lượng lãnh đạo chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc phát huy vai trò hạt nhân chính trị và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ngày càng quan trọng.
- Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được thể hiện trong cương lĩnh chính trị của Đảng và được bổ sung, cụ thể hoá trong các nghị quyết đại hội Đảng qua các nhiệm kỷ và các nghị quyết chuyên đề, bao gồm những mặt cơ bản sau:
+ Đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn để định hướng cho sự phát triển của Nhà nước và xã hội trong từng thời kỳ cụ thể;
+ Vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước và pháp luật, củng cố và phát triển hệ thống chính trị, thiết lập chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân;
+ Đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ; phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng những đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực giới thiệu với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội thông qua cơ chế bầu cử, tuyển chọn để bố trí vào làm việc trong cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội;
+ Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình thông qua các đảng viên và tổ chức Đảng bằng cách giáo dục đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, qua đó tập hợp, giáo dục và động viên quần chúng tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, ủng hộ và tích cực thực hiện đường lối chính sách của Đảng, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước;
+ Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng đối với các đảng viên, các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai lầm, lệch lạc. Đồng thời, Đảng tiến hành tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm để không ngừng bổ sung và hoàn thiện các đường lối, chính sách trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Những năm vừa qua, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội đã có nhiều đổi mới, tạo tiền đề cho việc kiện toàn và phát huy vai trò, hiệu lực quản lý của Nhà nước, xây dựng và đổi mới hệ thống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị vẫn còn những khuyết điểm; phương thức lãnh đạo của Đảng còn chậm đổi mới, việc kiện toàn bộ máy của hệ thống chính trị và công tác tổ chức cán bộ trên một số phương diện còn hạn chế, yếu kém. Tình trạng Đảng bao biện, làm thay, can thiệp sâu vào công việc thuộc chức năng của Nhà nước vẫn còn, chưa phát huy hết khả năng của các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị và quyền làm chủ của nhân dân. Để khắc phục khuyết điểm này, Đảng ta đã chủ trương và kiên quyết tự đổi mới và chấn chỉnh, phát huy ở tầm cao hơn bản lĩnh và sức chiến đấu của Đảng, đặc biệt là về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện, vươn lên ngang tầm đòi hỏi đối với trách nhiệm lãnh đạo đất nước trong giai đoạn mới.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em hãy sử dụng sơ đồ tư duy để mô tả lại cấu trúc, đặc điểm, nguyên tắc của hệ thống chính trị Việt Nam.
a) Từ các thông tin trên, em rút ra đặc điểm gì của hệ thống chính trị ở Việt Nam?
b) Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?
a) Ở Việt Nam, quyền lực Nhà nước thuộc về ai?
b) Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nào?
Dựa vào các thông tin:
a) Em hãy lựa chọn các cơ quan, tổ chức trong bảng trên để vẽ sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam.
b) Em hãy trình bày những hiểu biết của em về các tổ chức trong sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam.
Em hãy xử lý tình huống sau:
Anh C có thói quen lên mạng xã hội xem các bài viết có nội dung nói xấu, xuyên tạc về tổ chức Đảng, Nhà nước và cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước sau đó kể lại cho những người xung quanh.
a) Em nhận xét như thế nào về hành vi của anh C?
b) Nếu là người thân của anh C, em sẽ làm gì để anh C từ bỏ hành vi đó?
a) Em hãy nhận xét về suy nghĩ và hành vi của bạn B. Em sẽ góp ý với bạn B như thế nào để bạn B thấy được trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn trong trường học?
b) Em học được điều gì từ những hành động của bạn A?Em có đồng tình hay không với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một tổ chức trong hệ thống chính trị có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng riêng.
C. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân.
D. Tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều hướng tới bảo đảm và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
E. Công dân Việt Nam thể hiện tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong Hệ thống chính trị.Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây để xác định tên của các cơ quan, tổ chức và chia sẻ hiểu biết của em về các cơ quan, tổ chức đó.