IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Bài tập Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đáp án

Bài tập Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đáp án

Bài tập Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đáp án

  • 59 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây để xác định tên của các cơ quan, tổ chức và chia sẻ hiểu biết của em về các cơ quan, tổ chức đó.

Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây để xác định tên của các cơ quan, tổ chức và chia sẻ hiểu biết của em về các cơ quan, tổ chức đó. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Ảnh (1) Đảng Cộng sản Việt Nam: ra đời ngày 3-2-1930, là Đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp.

- Ảnh (2) Quốc hội: là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.

- Ảnh (3) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước CHXHCN Việt Nam.

- Ảnh (4) Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.


Câu 2:

Dựa vào các thông tin:

a) Em hãy lựa chọn các cơ quan, tổ chức trong bảng trên để vẽ sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam.

b) Em hãy trình bày những hiểu biết của em về các tổ chức trong sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam.

Xem đáp án
Yêu cầu a) Sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam
 
 
Dựa vào các thông tin:  a) Em hãy lựa chọn các cơ quan, tổ chức trong bảng trên để vẽ sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam. (ảnh 1)

Yêu cầu b)

- Đảng Cộng sản Việt Nam: ra đời ngày 3-2-1930, là Đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp.

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: do Đảng lãnh đạo, là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước CHXHCN Việt Nam.

- Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp: là tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc đóng hội phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

- Các tổ chức phi chính phủ: là các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận độc lập với chính phủ, hệ thống kết nối của các tổ chức này thường mang tính chất xuyên quốc gia, hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng liên quan đến văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường,…

- Các tổ chức tôn giáo: như Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam, Hội thánh Tin lành Việt Nam,…

Câu 3:

a) Từ các thông tin trên, em rút ra đặc điểm gì của hệ thống chính trị ở Việt Nam?

b) Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Xem đáp án

Yêu cầu a) Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam:

- Do một Đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được xây dựng trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Bảo đảm thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.

Yêu cầu b) Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị:

- Là hạt nhân của hệ thống chính trị, vừa là người lãnh đạo vừa là thành viên trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

- Là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.


Câu 4:

a) Ở Việt Nam, quyền lực Nhà nước thuộc về ai?

b) Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nào?

Xem đáp án

Yêu cầu a) Ở Việt Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.

Yêu cầu b) Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách


Câu 5:

a) Em hãy nhận xét về suy nghĩ và hành vi của bạn B. Em sẽ góp ý với bạn B như thế nào để bạn B thấy được trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn trong trường học?

b) Em học được điều gì từ những hành động của bạn A?
Xem đáp án

Yêu cầu a)

- B là người không có trách nhiệm trong việc đóng góp ý kiến cho báo cáo của Đoàn trường.

- Lời khuyên: B nên tập trung vào công việc chung của buổi sinh hoạt chi đoàn, lắng nghe ý kiến của các bạn khác để có thể phát triển hoặc sửa lại để có thể làm ra một báo cáo hoàn thiện nhất.

Yêu cầu b) Bài học từ những hành động của bạn A: luôn tích cực tham gia vào các chương trình hành động, tình nguyện do Đoàn thanh niên phát động


Câu 7:

Em hãy lấy ví dụ để giải đáp giúp bạn T thắc mắc sau “Hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động dựa trên nguyên tắc đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách”
Xem đáp án

- Ví dụ:

+ Cơ quan lãnh đạo các cấp của nhà nước do nhân dân bầu ra thông qua việc bầu cử toàn dân.

+ Thực hiện việc lãnh đạo tập thể gọi là tập trung, cá nhân phụ trách là dân chủ.


Câu 8:

Em hãy xử lý tình huống sau:

Anh C có thói quen lên mạng xã hội xem các bài viết có nội dung nói xấu, xuyên tạc về tổ chức Đảng, Nhà nước và cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước sau đó kể lại cho những người xung quanh.

a) Em nhận xét như thế nào về hành vi của anh C?

b) Nếu là người thân của anh C, em sẽ làm gì để anh C từ bỏ hành vi đó?

Xem đáp án

Yêu cầu a) Hành vi của anh C là trái với pháp luật khi xem tin, bài viết và bàn tán về những thông tin sai sự thật, xuyên tạc về Đảng và Nhà nước.

Yêu cầu b) Nếu là người thân của anh C, em sẽ khuyên anh nên bỏ qua những bài viết xuyên tạc, không nên đọc, tiếp nhận những thông tin sai sự thật và phải biết chọn lọc thông tin khi lên mạng xã hội cũng như nói chuyện với người khác.


Câu 10:

Em hãy viết bài tuyên truyền về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Xem đáp án

- Đảng Cộng sản là một bộ phận cấu thành và là hạt nhân chính trị lãnh đạo của hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với hệ thống chính trị và đối với xã hội là một nguyên lí xã hội chủ nghĩa nói chung và của nước ta nói riêng. Củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị là yếu tố quyết định đối với thắng lợi của công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ khi giành được chính quyền đến nay, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, Đảng luôn là lực lượng lãnh đạo chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc phát huy vai trò hạt nhân chính trị và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ngày càng quan trọng.

- Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được thể hiện trong cương lĩnh chính trị của Đảng và được bổ sung, cụ thể hoá trong các nghị quyết đại hội Đảng qua các nhiệm kỷ và các nghị quyết chuyên đề, bao gồm những mặt cơ bản sau:

+ Đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn để định hướng cho sự phát triển của Nhà nước và xã hội trong từng thời kỳ cụ thể;

+ Vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước và pháp luật, củng cố và phát triển hệ thống chính trị, thiết lập chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân;

+ Đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ; phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng những đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực giới thiệu với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội thông qua cơ chế bầu cử, tuyển chọn để bố trí vào làm việc trong cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội;

+ Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình thông qua các đảng viên và tổ chức Đảng bằng cách giáo dục đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, qua đó tập hợp, giáo dục và động viên quần chúng tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, ủng hộ và tích cực thực hiện đường lối chính sách của Đảng, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước;

+ Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng đối với các đảng viên, các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai lầm, lệch lạc. Đồng thời, Đảng tiến hành tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm để không ngừng bổ sung và hoàn thiện các đường lối, chính sách trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Những năm vừa qua, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội đã có nhiều đổi mới, tạo tiền đề cho việc kiện toàn và phát huy vai trò, hiệu lực quản lý của Nhà nước, xây dựng và đổi mới hệ thống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị vẫn còn những khuyết điểm; phương thức lãnh đạo của Đảng còn chậm đổi mới, việc kiện toàn bộ máy của hệ thống chính trị và công tác tổ chức cán bộ trên một số phương diện còn hạn chế, yếu kém. Tình trạng Đảng bao biện, làm thay, can thiệp sâu vào công việc thuộc chức năng của Nhà nước vẫn còn, chưa phát huy hết khả năng của các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị và quyền làm chủ của nhân dân. Để khắc phục khuyết điểm này, Đảng ta đã chủ trương và kiên quyết tự đổi mới và chấn chỉnh, phát huy ở tầm cao hơn bản lĩnh và sức chiến đấu của Đảng, đặc biệt là về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện, vươn lên ngang tầm đòi hỏi đối với trách nhiệm lãnh đạo đất nước trong giai đoạn mới.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo


Bắt đầu thi ngay