Em hãy nêu một ví dụ về mục tiêu của một doanh nghiệp nhỏ cụ thể ở địa phương em và cho biết cách thức để doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đó.
Ví dụ: Mục tiêu của doanh nghiệp Buyfoods về sản xuất các mặt hàng bánh kẹo.
- Mục tiêu dài hạn:
+ Tăng tổng thu nhập của công ty bạn lên 10% trong hai năm tới.
+ Giảm 5% chi phí sản xuất trong ba năm tới.
+ Tăng mức độ nhận biết thương hiệu tổng thể.
+ Tăng thị phần của công ty bạn trên thị trường.
+ Phát triển và tung ra sản phẩm mới.
- Mục tiêu ngắn hạn:
+ Tăng giá sản phẩm lên 2% trong vòng 3 tháng cuối năm, phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán.
+ Cải thiện thêm lưu lượng truy cập trên Website bán hàng trực tuyến lên 10.000 lượt/tuần.
+ Triển khai chương trình quà tặng cho sản phẩm mới với 1000 khách hàng trong vòng 2 tuần kể từ khi ra mắt sản phẩm.
- Cách thức để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó là:
+ Nhập máy móc trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất lao động giúp hạ giá thành sản phẩm.
+ Tìm kiếm thị trường trên khắp cả nước và các quốc gia lân cận như Trung Quốc, Thái Lan,…
+ Phát triển và nâng cấp hệ thống website bán hàng để tăng lượt truy cập.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em hãy cùng bạn bình luận ý kiến: Xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp nhỏ.
Em hãy quan sát hình ảnh, đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.
Trường hợp. Với khát khao và quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, chị P đã quyết định đăng ký doanh nghiệp nhỏ với mô hình sản xuất và kinh doanh nấm Linh chi. Mục tiêu ban đầu chị P đặt ra là mở một trại nấm diện tích 1 héc-ta, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 8 tấn nấm Linh chi khổ.
Trong quá trình trồng nấm, chị P không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, tham gia các lớp tập huấn kiến thức, kĩ thuật trồng nấm, cũng như đi tham quan các mô hình trồng nấm đạt hiệu quả để tích luỹ kinh nghiệm. Song song với việc nâng cao kĩ thuật trồng, chị P cũng xây dựng kế hoạch tiếp thị để phát triển thị trường. Với nỗ lực mở rộng thị trường, chị P dự định tăng doanh số bán hàng lên 24% mỗi năm trong hai năm tới và lợi nhuận tăng khoảng 10%. Nếu các điều kiện kinh doanh thuận lợi, chị dự định mở thêm 1 trại nấm nữa trong một năm tới.
Theo tính toán của chị P, từ mô hình trồng nấm Linh chi của doanh nghiệp hiện nay, sau khi trừ chi phí, tổng thu nhập mỗi năm đem lại cho gia đình chị khoảng 600 triệu đồng. Bên cạnh đó, cơ sở của chị còn tạo việc làm thường xuyên cho 13 lao động địa phương và nhiều lao động thời vụ khác.
Câu hỏi:
a) Em hãy cùng bạn liệt kê các mục tiêu của doanh nghiệp nhỏ được thể hiện trong hình ảnh trên và làm rõ từng mục tiêu đó.
b) Em hãy xác định mục tiêu của chị P khi đăng kí kinh doanh và sau khi doanh nghiệp được thành lập.
c) Ngoài những mục tiêu kể trên, em còn biết những mục tiêu nào khác của doanh nghiệp nhỏ?
Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.
Thông tin. Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2020 cho thấy, 87% doanh nghiệp Việt Nam bị tác động bởi đại dịch COVID-19, trong đó có 98% doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trường hợp. Anh X là người khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực may mặc, với số vốn ban đầu chỉ 100 triệu đồng. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của thị trường, nhưng với sự nỗ lực và ý tưởng kinh doanh của mình, những năm qua doanh thu của doanh nghiệp đã lên tới hàng chục tỉ đồng. Anh X chia sẻ, để có được thành công như ngày hôm nay, anh đã chú trọng đến các yếu tố, quan trọng nhất là lập kế hoạch cụ thể ngay từ khi bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Tiếp theo đó là lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp với khách hàng để đủ sức cạnh tranh với đối thủ. Ngoài ra, vốn cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh, Anh nhấn mạnh dù vốn lớn hay nhỏ, quan trọng là bạn quản lý vốn như thế nào cho khoa học. Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất, nhưng cũng là cái bẫy nguy hiểm làm phá sản doanh nghiệp. Không nên vì lợi nhuận mà giảm chất lượng sản phẩm để đạt được mục tiêu đề ra.
Câu hỏi: Em hãy phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.
Em hãy cùng bạn làm rõ mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội của doanh nghiệp nhỏ.
Em hãy sưu tầm những kinh nghiệm để xác định mục tiêu trong sản xuất kinh doanh; cách lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Trải nghiệm:
Em hãy cùng các bạn thực hiện một dự án nhỏ để tìm hiểu về mục tiêu, nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ ở địa phương theo gợi ý sau: xác định mục đích, yêu cầu của dự án; lựa chọn doanh nghiệp để thực hiện dự án; dự kiến thời gian, thành phần tham gia; tiến hành thực hiện dự án; tổ chức báo cáo và đánh giá kết quả đạt được trước lớp.
Có ý kiến cho rằng, điểm chung của những người khởi nghiệp với mô hình sản xuất kinh doanh nhỏ là khi mới bắt đầu thì họ rất hào hứng, nhưng sau khoảng 1 đến 2 năm thì rất nhiều người bỏ cuộc, chỉ một số ít giữ được tinh thần ban đầu; sau 3 - 4 năm thì số lượng doanh nghiệp nhỏ bước đi đúng trên con đường khởi nghiệp còn lại rất ít.
a) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?
b) Em sẽ đưa ra lời khuyên gì về mục tiêu để giúp các doanh nghiệp nhỏ có thể đến gần hơn với thành công.
Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Doanh nghiệp nhỏ đóng góp không nhiều đối với sự phát triển kinh tế ở nước ta.
B. Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp nhỏ.
C. Để kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp nhỏ nên xác định rõ các mục tiêu ngăn hạn, trung hạn và dài hạn.
D. Để nâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp nhỏ có thể áp dụng mọi biện pháp để hạ thấp chi phí sản xuất.
E. Doanh nghiệp nhỏ chi phổ biến ở các nước đang phát triển.