IMG-LOGO

Danh sách câu hỏi

Có 89737 câu hỏi trên 1795 trang

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

     GỬI EM VÀ CON

Lần đầu tiên nghe con trở đạp

Em quặn lòng nhưng náo nức yêu thương

Tháng thứ tám mang thai, em mệt

Da xanh gầy đôi mắt cũng to hơn.

Từ nay trong em có hai trái tim

Tim của mẹ đập dồn mong đợi

Trái tim con mong manh êm ái

Anh đếm thầm trong mỗi đêm sâu.

Ơi người thương sắp tới ngày làm mẹ

Anh nhìn em như mới gặp lần đầu

Dẫu yêu nhiều chưa hiểu hết em đâu

Trong đáy mắt có gì như ánh lửa.

Em nhẹ bước đi nâng niu gìn giữ

Cắt áo mềm may mũ bé cho con

Anh quên đi bao nỗi lo buồn

Nghe con khoẻ ngày thêm đạp mạnh.

Anh mong đợi ngày cha con gặp mặt

Con thân yêu người bạn nhỏ của cha

Mẹ là cây con là trái là hoa

Trong gian khổ con là mầm xanh biếc.

Buổi ra đời thấy trời cao có ngợp

Con hãy nhìn vào mắt mẹ con ơi

Đời chông gai vẫn mong con ra đời

Bài thơ đẹp cha dành cho buổi ấy.

Mẹ bấm ngón tay mong con lắm đấy

Cha chờ con càng yêu mẹ của con

Thay đổi đời cha sinh nở đời con

Mẹ là bến của mênh mông biển thắm

Mẹ là mái che đời cha mưa nắng

Con là cánh buồm cha gửi đến mai sau.

1970

(Lưu Quang Vũ, Gửi em và con, trích Lưu Quang Vũ thơ và truyện ngắn,

Lưu Khánh Thơ biên soạn, NXB Hội Nhà văn, 1998)

Ấn tượng của em sau khi đọc văn bản Gửi em và con là gì? Vì sao em có ấn tượng đó?

Đọc biên bản sau và xác định biên bản này đạt hoặc chưa đạt các yêu cầu đối với biên bản (dựa vào bảng kiểm bên dưới):

BIÊN BẢN

Về việc lấy ý kiến tổ chức hoạt động “Xuân yêu thương” nhằm gây quỹ

trao học bổng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường

1. Thời gian, địa điểm và thành phần tham dự

- Cuộc họp bắt đầu lúc 10 giờ 15 ngày 28 tháng 12 năm 2020, tại phòng B302 (phòng học của lớp 6A7).

- Thành phần tham dự:

+ Cô Nguyễn Quỳnh An - Giáo viên chủ nhiệm;

+ Học sinh tham dự: 34/35 bạn, vắng 01 bạn (có phép, bạn Hà Kiều Loan bị sốt);

+ Chủ toạ: bạn Trần Khánh Linh - Lớp trưởng;

+ Thư kí: bạn Nguyễn Văn Kiệt.

2. Nội dung

- Bạn Trần Khánh Linh, đại điện ban cán sự lớp phổ biến phong trào “Xuân yêu thương”. Nội dung gồm có:

+ Mỗi lớp phải tham gia hội chợ “Xuân yêu thương”;

+ Bốc thăm chọn gian hàng.

+ Trang trí gian hàng và bày bán sản phẩm: đồ ăn, nước uống, quà lưu niệm...

- Các bạn thảo luận ý kiến về chọn lựa hình thức tham gia hội chợ “Xuân yêu thương”.

+ Bạn Vũ Hoàng Lân (lớp phó) nêu ý kiến: lớp mình nên bán quầy hàng lưu niệm như: móc khoá, sổ tay ghi chép, quyển lịch nhỏ năm mới, thiệp chúc mừng năm mới và bao lì xì. Như vậy, mình thấy đơn giản, không mất thời gian chuẩn bị mà các bạn trong lớp tham gia đầy đủ.

+ Bạn Trịnh Thuỳ Linh nêu ý kiến: mình đề xuất bán bánh tráng trộn, bò bía, xoài lắc và trà đào, trà sữa. Vì các bạn tham gia hội chợ sẽ có nhu cầu ăn. Đặc biệt là các bạn tham gia trò chơi xong sẽ khát nước.

+ Cô Nguyễn Quỳnh An (giáo viên chủ nhiệm) phát biểu ý kiến: lớp mình có hai ý kiến trái chiều. Cô nghĩ bạn Trần Khánh Linh nên tổ chức biểu quyết. Ý kiến bạn nào được số đông đồng ý thì chúng ta chọn phương án bạn đưa ra.

- Kết quả biểu quyết:

+ Đồng ý với phương án bạn Vũ Hoàng Lân: 09/34 phiếu.

+ Đồng ý với phương án bạn Trịnh Thuỳ Linh: 25/34 phiếu.

3. Kết luận

Lớp 6A7 tham gia hội chợ “Xuân yêu thương” với phương án là bán bánh tráng trộn, bò bía, xoài lắc và trà đào, trà sữa. Mỗi bạn lớp mình tham gia bán nước uống thì đăng kí với bạn Lân, tham gia bán đồ ăn thì đăng kí với bạn Linh trong tuần này. Tuần sau Ban cán sự lớp và bạn Linh sẽ viết kế hoạch và phân công cụ thể.

THƯ KÍ

(đã kí)

 

 

 

Nguyễn Văn Kiệt

CHỦ TOẠ

(đã ký)

 

 

 

Trần Khánh Linh

Bảng kiểm biên bản

Yêu cầu đối với biên bản

Câu trả lời

Đạt

Chưa đạt

Biên bản đủ ba phần: phần đầu, phần chính, phần cuối

 

 

Phần đầu trình bày rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

 

 

Phần chính ghi lần lượt các ý kiến phát biểu của từng người theo đúng trình tự diễn ra.

 

 

Phần cuối ghi rõ thời gian kết thúc cuộc họp, họ tên, chữ kí của thư kí và chủ toạ.

 

 

Ngôn ngữ của biên bản chính xác, ngắn gọn, không làm cho người đọc hiểu nhầm ý người nói.

 

 

Đọc phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay nurợn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.

Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với lũ trẻ, chứ không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa, in trong Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 3,

NXB Giáo dục, 2001)

a. Phần văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn?

b. Em dựa vào những dấu hiệu nào để nhận biết đoạn văn?

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

a. Truyện có những nhân vật nào?

b. Nhân vật nào là nhân vật chính?

e. Tìm trong đoạn sau những chi tiết miêu tả ý nghĩ, cảm nhận của nhân vật “tôi”:

Trong một phút, không khí chung quanh tôi như đông cứng lại, mọi âm thanh xôn xao vọng vào từ ngoài sân đột ngột tắt ngấm trong tai tôi.

Tất cả những gì tôi nghe thấy trong lúc đó là tiếng trái tim tôi đang nện thình thịch trong lồng ngực, không, không phải lồng ngực, nó đang đập binh binh ở chỗ nào khác, thấp hơn, có thể trái tim tôi vừa rơi xuống một chỗ nào đó gần dạ dày.

Tay chân tôi tê liệt có đến một lúc. Đến khi cử động được, điều duy nhất tôi có thể làm là vùng chạy ra khỏi nhà con Xi. Chạy tuốt ra đường. Xa thật xa.

Tôi cảm thấy xấu hổ, cứ như thể tôi vừa bị bắt quả tang thò tay vào ngăn kéo, mặc dù tôi biết ba con Xin không trách cứ gì tôi. Thậm chí ông cố tình đổi ngăn kéo đựng táo xuống phía dưới và ghi rõ chữ “TÁO” bên ngoài để tôi có thể dễ dàng lấy trộm.

d. Những chi tiết đó góp phần thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?

đ. Hành động viết chữ “TÁO” lên ô thuốc và để xuống vị trí thấp hơn chỗ cũ thể hiện phẩm chất gì của ông Xung?

e. văn bản viết về đề tài gì?

g. Nêu chủ đề của truyện.

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Cây mít sum sê bụ bẫm, đầy cành và lá, ở ngay cạnh vại nước. Bóng nó soi xuống làm cho vại nước suốt ngày thêm trong mát lừ. Khi mưa, hứng cái mo cau vào, nó cho đầy nước mưa. Chúng tôi ai cũng yêu nó. Nhưng mỗi một tội: Cái việc chính của nó, nó không làm. Ấy là ra quả. Phải ra quả!

U bảo:

- Nước cứ xô chỗ trũng. Nhà mình nghèo ở vào cái đất xấu. Mít nhà người ta ra quả lớn quả bé. Mai, thổng buổi, thằng Thả leo lên, u lấy chày tay đập vào gốc. U hỏi: “Mùa này mày ra mấy quả?” Thả giả lời: - “Hai quả” nhá!

Đến mùa, nó ra bao nhiêu quả. Cả nhà mừng. Nhưng rồi rụng, chỉ còn một quả. Quả rất chóng lớn. Nó chín thơm. Cả nhà được bữa thòm thèm! [...].

Cây đu đủ cao vượt cái “tường hoa”. Những tàu lá già, vàng, chúng tôi tha hỗ cắt cuỗng mà thôi tu tu. Từng chùm quả. Quả nào cũng chỉ bằng cái chén rồi không nhớn nữa! Đói quá. Anh Thả và tôi cứ hái đần, băm ra hết nhựa, gọt vỏ, cắt từng miếng, cho vào sanh luộc. Mỗi người ăn hai quả là no căng bụng. Hết nạc, Vạc đến xương! Quả hết. Anh Thả chặt ngọn cây, nạo vỏ thân cây, tiện dần từng khúc. Anh lấy dao bài thái nhỏ như sợi nem, vo lẫn với gạo, nấu thành “cơm trộn thân cây đu đủ”[... ].

Thầy nghĩ ra cách: Hễ sinh mỗi người con, thầy trồng một cây na. Thấm thoắt đã được bón cây. Cây anh Thư đứng chính giữa, cao nhất, tốt nhất. Rồi cứ lần lượt: cây anh Thả, cây Khán, cây Bảng... Bốn cây cùng tốt. Hè về, hoa thơm lừng rụng xuống sân. Ong, bướm, cánh quýt về bay rợp đầu sân, nhưng nó cũng làm rụng oan nhiều hoa cái.

Những quả na nhằm nghiền mắt rồi mở mắt dần. Đêm thì dơi. Ngày thì chào mào tìm đến. Nếu không tinh thì nó ăn hớt trước. Cây na của cái Bảng bé nhất bỗng cằn cối, lại bị sâu. Sâu đục, thân cây chảy nhựa ròng ròng. Anh Thả khoét rất khéo mới lôi được sâu ra. [...]. Cây tốt đần và mọc những cành tơ.

Một buổi sáng, u đi đâu về thấy một bà quảy hai rồ sề.

Thôi, u bán na rồi! Chúng tôi leo lên, chọn quả sắp chín, quả mở mắt, hái xuống để một đống góc sân. Bà hàng ra chọn mua đầy hai rổ sề, còn có vài quả chín nứt nở “như đe thợ rào” và những quả còi kĩnh, chúng tôi chia nhau. U cũng ăn thử. Ngọt lắm.

(Duy Khán, trích Tuổi thơ im lặng, chương 5)

a. Hình ảnh cây cối trong văn bản trên được miêu tả qua cảm nhận của ai, theo ngôi kể nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa người kể chuyện trong văn bản và tác giả Duy Khán.

b. Dựa vào các loài cây được nói đến để chia văn bản thành nhiều đoạn. Đặt cho nhan đề cho văn bản và đề mục cho mỗi đoạn văn bản.

c. Tìm và phân tích một số chi tiết thể hiện sự gắn bó, thân thiết giữa anh em của “tôi”, thầy u của “tôi” với mỗi loài cây trong vườn.

d. Tìm và phân tích khoảng ba chi tiết để thấy tác dụng của việc kết hợp giữa miêu tả và kể chuyện trong văn bản.

đ. Một số bạn cho rằng: đọc văn bản, họ cảm thấy cây mít, cây đu đủ, cây na trong đó cũng là những nhân vật sinh động, đáng yêu. Cách cảm nhận như vậy có gì giống có gì khác với cảm nhận của em về văn bản?

e. Nêu và phân tích biện pháp nghệ thuật mà theo em là được sử dụng phù hợp, thành công nhất trong văn bản.

g. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể hồi kí?