Thứ sáu, 19/04/2024
IMG-LOGO

Danh sách câu hỏi

Có 89737 câu hỏi trên 1795 trang

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bao giờ cũng thế, sau cơn lũ, nước rút, các loại cá giã từ đồng bãi túa ra sông, rạch, kênh, mương. Cá nhiều vô kể. Cá lóc, cá rô, cá mè, cá chạch, cá chài, cá dảnh, cá mè vinh, cá tra, cá võ, cá chép, cá cốc, cá hú, cá bông lau, cá bụng,... Nhưng tháng 10 âm lịch là thời điểm cá linh áp đảo khắp nơi sông nước đồng bằng. Cá “ken đặc nước? “cá linh đua”

Không phải đợi đến tháng 10 mới có cá linh. Sau những đêm ngày vợ chồng Ngâu sướt mướt chia tay, cuối tháng 7, đầu tháng 8 ta, nhiều người bạn đã rủ rê: “Về đi, cá linh non, bông điên điển đã có rồi”

Mùa thu phương bắc có vẻ đẹp yêu kiều của mặt hồ phẳng lặng, nước trong veo, xanh biêng biếc. Còn ở đây, miền quê châu thổ Cửu Long, gió sớm hiu hiu, mặt nước lao xao bóng nắng. Ngồi với bạn bè trong mái lá nhà sàn, lát vạt tre, bên tô cá linh kho lạt, đĩa bông điên điển vàng hươm, gắp một nhúm cá con cặp vào bông điên điển, nhắp ly đế quê nhà,... Một chút hồn quê đã đến với ta trong khoảnh khắc.

(Mai Văn Tạo, trích Mùa vui sông nước, Tản văn,

NXB Hội Nhà văn, 1999, tr. 183 - 184)

Tác giả về thăm “miền quê châu thổ Cửu Long” vào thời điểm nào? Miền quê châu thổ sau mùa lũ có gì đặc biệt?

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Những ai đã một lần đến viếng Thánh địa Mỹ Sơn đều tả lại được cái cảm giác lâng lâng khi đặt chân vào thung lũng đầy những phế tích hoang sơ này. Dường như ở đó có một từ trường cực mạnh thu hút năng lượng từ vũ trụ, một sự hòa điệu giữa những ngôi tháp cổ có thể tạo nên giai điệu, mà nếu lắng nghe, du khách có thể cảm được giai điệu ấy thấm dần vào cơ thể mình. [...] Hình như là tiếng gió lùa qua các ngọn cổ tháp hoang phế. Hình như những viên gạch Chàm màu nâu sậm lên tiếng. Hình như những ngọn tháp đang thì thầm với bầu trời. Hình như chính tôi đang hát khúc nguyện cầu lặng lẽ... Tôi nghe, bấy giờ khoảng 9 giờ sáng, mưa bụi, bầu trời màu lam, âm âm khắp thung lũng những tiếng ngân, những dư vang, một tiếng nói mơ hồ của kiến trúc, một giao thoa giữa gạch chín nẫu và sa thạch. Tôi đứng lặng dưới vòm cong một ngọn tháp. Phía trên đầu tôi là phù điêu thần Ka-la (vị thần tượng trưng cho thời gian trong tôn giáo và nghệ thuật Chàm) mà râu tóc Thần là những nhánh địa y xanh đẫm. [...] Với hơn 70 công trình kiến trúc được xây dựng từ thế kỉ thứ IV đến thế kỉ thứ XII, Mỹ Sơn hiện diện trong lịch sử kiến trúc tôn giáo Việt Nam như một điều kì diệu, một cơ may. [...]

Vâng, từ đất và từ đá, người nghệ sĩ Chàm vĩ đại cách ba thiên niên kỷ trước đã nghe ra những hòa điệu, và đã thể hiện được những hòa điệu ấy trên đất và trên đá. Để bây giờ, những viên gạch Chàm nơi đây, dù lành lặn hay sứt mẻ, đều biết tự hát. Tôi nghe, âm âm, rì rầm khắp thung lũng Mỹ Sơn tiếng hát của đất và đá, hoà quyện thành một giai điệu, rõ ràng và mơ hồ như chính những ngọn tháp ở đây.

(Theo Thanh Thảo, Mãi mãi là bí mật, NXB Lao động, Hà Nội, 2004, tr. 442 - 446)
 
Tác giả viết kí thường ghi lại cảm nhận của chính mình khi trực tiếp đến thăm những vùng đất. Trong đoạn trích về Mỹ Sơn, tác giả ghi lại cảm nhận về điều gì?