Thứ năm, 21/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên 180 câu trắc nghiệm Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên có đáp án

180 câu trắc nghiệm Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên có đáp án

180 câu trắc nghiệm Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên có đáp án

  • 304 lượt thi

  • 180 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Điền vào chỗ “…” trong câu sau:

.. nghiên cứu về thực vật, động vật, con người.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Sinh học nghiên cứu về thực vật, động vật, con người.


Câu 2:

Điền vào chỗ “…” trong câu sau:

..... nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vật lý nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng.


Câu 3:

Điền vào chỗ “…” trong câu sau:

… nghiên cứu về sự biến đổi chất và sự biến đổi của chúng.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hóa học nghiên cứu về sự biến đổi chất và sự biến đổi của chúng.


Câu 4:

Tại sao khi làm thí nghiệm xong cần phải: Lau dọn chỗ làm thí nghiệm; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ, rửa sạch tay bằng xà phòng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Khi làm thí nghiệm xong cần phải: Lau dọn chỗ làm thí nghiệm; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ, rửa sạch tay bằng xà phòng vì:

- Lau chọn sạch sẽ chỗ làm việc để đảm bảo vệ sinh và tránh gây nguy hiểm cho những người sau tiếp tục làm việc trong phòng thí nghiệm.

- Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ để dễ tìm và tránh những tương tác không mong muốn trong phòng thí nghiệm.

- Rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ những hóa chất hoặc vi sinh vật gây hại có thể rơi rớt trên tay khi làm thí nghiệm.


Câu 5:

Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu về các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.

+ Sinh học nghiên cứu về vật sống.

+ Thiên văn học nghiên cứu về các thiên thể.

+ Lịch sử nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là các sự kiện liên quan đến con người

⇒ Lịch sử thuộc lĩnh vực khoa học xã hội.

+ Địa chất nghiên cứu về các vật chất rắn và lỏng cấu tạo nên Trái Đất.


Câu 6:

Trong các nhóm sau, nhóm nào gồm toàn vật không sống?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản …

- Vật không sống không có các khả năng như vật sống.

Từ các đáp trên ta thấy, các vật sống là : Cây nhãn, con gà, con chó, con vịt.

Các vật không sống là: Chiếc lá, cây bút, hòn đá, miếng thịt.


Câu 7:

Theo em, việc con người chế tạo ra bom nguyên tử có phải là do lỗi của các nhà Vật lí đã phát hiện ra năng lượng nguyên tử hay không?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Việc con người chế tạo ra bom nguyên tử không phải là do lỗi của các nhà Vật lí đã phát hiện ra năng lượng nguyên tử mà là do lỗi của những người đã sử dụng phát minh của các nhà Vật lí vào mục đích chế tạo ra vũ khí nguyên tử và sử dụng nó.


Câu 8:

Nếu không có những phát minh của Khoa học và công nghệ này thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nếu không có những phát minh của Khoa học và công nghệ này thì cuộc sống của con người sẽ :

- Nền kinh tế nghèo nàn, đời sống con người cực khổ…

- Nền giáo dục kém phát triển, nhiều người mù chữ, …

- Máy móc thô sơ, phụ thuộc nhiều vào sức lao động của động vật và con người,…

- …


Câu 9:

Hoạt động nào sau đây của con người không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu về các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.

A – Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng trong phòng thí nghiệm nhằm phát hiện ra các đặc tính sinh trưởng của cây, hoạt động này có sự nghiên cứu khoa học.

B – Hoạt động này có sự nghiên cứu khoa học để tìm ra chất mới.

C – Hoạt động này có sự nghiên cứu khoa học để tìm ra các đặc tính riêng phù hợp với từng loại thực vật, …

D – Hoạt động này không có sự nghiên cứu khoa học mà là ứng dụng của nghiên cứu khoa học vào đời sống.


Câu 10:

Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A – Không có sự nghiên cứu khoa học.

B – Có sự nghiên cứu khoa học.

C – Không có sự nghiên cứu khoa học.

D – Không có sự nghiên cứu khoa học.


Câu 11:

Đâu không phải là tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A – Thành tựu của ứng dụng khoa học tự nhiên.

B – Tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên vào đời sống.

C – Tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên vào đời sống.

D – Tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên vào đời sống.


Câu 12:

Những lợi ích và tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Những lợi ích của ứng dụng khoa học tự nhiên:

- Xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Phương tiện giao thông đi lại thuận lợi.

- Các ngành công nghiệp, nông nghiệp phát triển cung cấp nhu yếu phẩm cho cuộc sống con người no đủ.

- …

Những tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên:

- Phá hủy sinh cảnh tự nhiên, nhiều loài sinh vật biến mất và đang có nguy cơ tuyệt chủng.

- Ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí

- Phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm sức khỏe con người.

- …


Câu 13:

Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A – Có sự nghiên cứu khoa học tự nhiên.

B – Không có sự nghiên cứu khoa học tự nhiên.

C – Có sự nghiên cứu khoa học tự nhiên.

D – Có sự nghiên cứu khoa học tự nhiên.


Câu 14:

Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A – nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực tâm lí học.

B – nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực sinh học.

C – nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực Thiên văn học.

D – nghiên cứu đối tượng thuộc lĩnh vực Hóa học.


Câu 15:

Vật nào sau đây là vật không sống?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản…

- Vật không sống không có các khả năng như vật sống.

Vậy từ các đáp án trên ta thấy, than củi là vật không sống, còn quả mít trên cây, con cá mập, vi khuẩn là các vật sống.


Câu 16:

Vật nào dưới đây là vật sống?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản…

Vật không sống không có các khả năng như vật sống.

⇒ San hô là vật sống; còn quyển sách, máy tính, bánh quy là vật không sống.


Câu 17:

Đâu là thành tựu của khoa học tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Quạt điện là một trong những thành tựu của khoa học tự nhiên được áp dụng vào công nghệ để chế tạo ra các phương tiện phục vụ đời sống con người.


Câu 18:

Trong thông tin liên lạc, phương tiện nào là thành tựu của khoa học tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ngày nay, điện thoại di động được sử dụng rộng rãi để trao đổi thông tin liên lạc, nó là một trong những thành tựu của khoa học tự nhiên được áp dụng công nghệ vào phục vụ đời sống con người.


Câu 19:

Vật nào là vật sống trong các vật dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản…

Vật không sống không có các khả năng như vật sống.

Hình D là vật sống, cây hoa có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản, …


Câu 20:

Vật nào dưới đây là vật không sống?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản…

- Vật không sống không có các khả năng như vật sống.

Ở hình C (nước ngọt Coca Cola) là vật không sống vì không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản…

Ở hình A (san hô), hình B (cá heo), hình D (cây xương rồng) là các vật sống.


Câu 21:

Biển báo dưới đây cho ta biết điều gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Biển báo trên là biển chỉ dẫn thực hiện: Nơi có bình chữa cháy.


Câu 22:

Tại sao lại dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dùng kí hiệu thay cho mô tả bằng chữ bởi vì mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc rất dễ nhận biết và dễ gây được chú ý.


Câu 23:

Biển báo dưới đây có ý nghĩa là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra.


Câu 24:

Đâu là kí hiệu cảnh báo nguy hiểm về điện?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A – Cảnh báo nguy hiểm vật liệu nổ.

B – Cảnh báo nguy hiểm điện.

C – Cảnh báo nguy hiểm điện áp cao.

D – Cảnh báo nguy hiểm vật liệu dễ cháy.


Câu 25:

Kí hiệu cảnh báo dưới đây có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Kí hiệu cảnh báo trên có ý nghĩa là nguy hiểm nhiệt độ thấp.


Câu 26:

Đâu là cảnh báo nguy hiểm vật liệu ăn mòn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

A – Cảnh báo nguy hiểm điện thế cao.

B – Cảnh báo nguy hiểm vật liệu dễ cháy.

C – Cảnh báo nguy hiểm vật liệu ăn mòn.

D – Cảnh báo nguy cơ ung thư.


Câu 27:

Kí hiệu cảnh báo dưới đây có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Biển báo trên có ý nghĩa là cấm lửa.


Câu 28:

Kí hiệu cảnh báo dưới đây có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Biển cảnh báo trên có ý nghĩa phải mặc áo bảo hộ khi vào phòng thí nghiệm.


Câu 29:

Hoạt động nào dưới đây là an toàn trong phòng thực hành?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

A – Không an toàn.

B – Không an toàn.

C – Không an toàn.

D – An toàn.


Câu 30:

Biển cảnh báo an toàn thể hệ quy định “Cấm thực hiện” có màu gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Biển cảnh báo an toàn thể hệ quy định “Cấm thực hiện” có màu đỏ.


Câu 31:

Chọn hành động không phù hợp với các quy tắc an toàn phòng thực hành.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

A – An toàn phòng thực hành.

B – An toàn phòng thực hành.

C – Không an toàn phòng thực hành.

D – An toàn phòng thực hành.


Câu 32:

Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hóa chất độc hại?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Biển cảnh báo A – Cấm sử dụng nước.

Biển cảnh báo B – Cấm lửa

Biển cảnh báo C – Chất ăn mòn

Biển cảnh báo D – Hóa chất độc hại.


Câu 33:

Muốn nhìn rõ một con kiến thì theo em cần phải dùng dụng cụ nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Muốn quan sát con kiến thì sử dụng kính lúp là thích hợp nhất vì kính có độ phóng đại từ 3 đến 20 lần.


Câu 34:

Để sửa chữa đồng hồ người ta dùng loại kính nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Để sửa chữa đồng hồ, người ta sử dụng kính lúp đeo mắt.


Câu 35:

Kính lúp dùng để quan sát loài vật nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có, kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ.

- Con ong, con voi, con gà có thể quan sát bằng mắt thường.

- Con muỗi cần sử dụng kính lúp vì kích thước nhỏ.


Câu 36:

Kính lúp được sử dụng cho mục đích nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Kính lúp được sử dụng phổ biến trong đời sống: dùng để đọc sách, soi mẫu vải, nghiên cứu tem, sửa chữa đồng hồ, sửa chữa vi mạch điện tử, …


Câu 37:

Nhà An có một kính lúp, hành động nào sau đây của An khi bảo vệ kính lúp là sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cách bảo quản kính lúp:

- Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm.

- Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính lúp chuyên dụng (nếu có).

- Không để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn.


Câu 38:

Kính lúp cầm tay có tác dụng gì khi quan sát các vật nhỏ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Kính lúp cầm tay có tác dụng phóng to ảnh của một vật khi quan sát các vật nhỏ. 


Câu 39:

Tấm kính dùng làm kính lúp có:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Tấm kính dùng làm kính lúp có phần rìa mỏng hơn phần giữa.


Câu 40:

Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Dụng cụ dùng để quan sát vi khuẩn là kính hiển vi có độ phóng đại ảnh từ 40 đến 3000 lần vì vi khuẩn có kích thước rất nhỏ.


Câu 41:

Đâu không phải một loại kính lúp?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

A – Kính lúp cầm tay.

B – Kính lúp đeo mắt.

C – Kính lúp để bàn.

D – Kính hiển vi.


Câu 42:

Cách sử dụng kính lúp như thế nào là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cách sử dụng kính lúp:

- Đặt kính lúp gần sát mẫu vật, mắt nhìn vào mặt kính.

- Từ từ dịch chuyển kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét.


Câu 43:

Vòng tròn có phần rìa mỏng hơn phần giữa trên thước kẻ học sinh dưới đây có tác dụng gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vòng tròn có phần rìa mỏng hơn phần giữa trên thước kẻ học sinh đóng vai trò một kính lúp, dùng để quan sát các vật kích thước nhỏ.


Câu 44:

Tại sao người ta sử dụng kính lúp để đọc báo?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Kính lúp là dụng cụ phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 3 đến 20 lần. Do đó người ta sử dụng kính lúp để quan sát các vật có kích thước nhỏ.


Câu 45:

Dụng cụ nào dưới đây có thể tạo ra lửa?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Kính lúp có thể tạo ra lửa nhờ vào khả năng hội tụ ánh sáng mặt trời của nó tại một điểm.


Câu 46:

Dùng kính hiển vi quang học để quan sát?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A - Kính hiển vi.

B - Kính lúp.

C - Kính lúp.

D - Kính lúp.


Câu 47:

Những mẫu vật nào dưới đây có thể quan sát bằng kính hiển vi quang học?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Dùng kính hiển vi để quan sát tế bào động vật và thực vật.


Câu 48:

Có bao nhiêu bước hướng dẫn sử dụng kính hiển vi quang học?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Có 5 bước hướng dẫn sử dụng kính hiển vi quang học.

Bước 1. Chọn kính hiển vi thích hợp.

Bước 2. Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.

Bước 3. Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát vào tiêu bản.

Bước 4. Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy được mẫu vật cần quan sát.

Bước 5. Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi thấy mẫu vật thật rõ nét.


Câu 49:

Ốc điều chỉnh gồm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ốc điều chỉnh gồm: ốc to và ốc nhỏ.


Câu 50:

Ống kính của kính hiển vi quang học gồm những bộ phận nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ống kính gồm:

- Thị kính (kính để mắt vào quan sát) có ghi 5x, 10x, …

- Đĩa quay gắn các vật kính.

- Vật kính (kính sát với vật cần quan sát).


Câu 51:

Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ

40 lần đến 3000 lần.


Câu 52:

Chọn đáp án đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Thị kính là vị trí đặt mắt vào quan sát.

- Vật kính là vị trí đặt sát với vật cần quan sát.


Câu 53:

Đâu là cách bảo quản kính hiển vi đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Bảo quản kính hiển vi quang học:

- Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính và để kính ở trên bề mặt bằng phẳng.

- Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.

- Lâu thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.


Câu 54:

Các bộ phận chính của kính hiển vi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các bộ phận chính của kính hiển vi là ống kính, ốc điều chỉnh, bàn kính.


Câu 55:

Hệ thống điều chỉnh của kính hiển vi bao gồm các bộ phận:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hệ thống điều chỉnh của kính hiển vi bao gồm các bộ phận:

ốc to và ốc nhỏ.


Câu 56:

Vật dụng nào sau đây có thể coi giống như kính hiển vi quang học?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Máy ca – mê – ra có khả năng phóng to ảnh của vật được quan sát từ 40 lần lên đến 1000 lần. Cũng có thể coi là một kính hiển vi.


Câu 57:

Quan sát vật nào dưới đây không cần phải sử dụng kính hiển vi quang học?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Để quan sát gân lá cây ta chỉ cần sử dụng kính lúp.


Câu 58:

Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm thị kính và vật kính.


Câu 59:

Hình nào dưới đây là kính hiển vi?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A – Kính hiển vi.

B – Kính lúp đeo mắt.

C – Kính thiên văn.

D – Ống nhòm.


Câu 60:

Đâu là ứng dụng của kính hiển vi?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A – Kính hiển vi quan sát tế bào.

B – Kính thiên văn quan sát các thiên thể, các ngôi sao, …

C – Kính lúp quan sát vi mạch điện tử.


Câu 61:

Hình nào dưới đây là dụng cụ đo độ dài?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

A – Thước kẻ.

B – Thước cuộn.

C – Thước dây.


Câu 62:

Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đơn vị đo hợp pháp của nước ta là mét (m).


Câu 63:

Từ hình vẽ, xác định chiều dài của khối hộp?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Độ dài của khối hộp là: 5 – 2 = 3 cm.


Câu 64:

Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 0,2 cm để đo chiều dài của cuốn sách. Trong các cách ghi kết quả đo dưới đây, cách ghi nào là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Lưu ý: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.

Vậy kết quả đo chiều dài của cuốn sách là 24,0 cm.


Câu 65:

Chọn thước đo thích hợp đo chu vi miệng cốc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Thước dây dùng để đo theo hình dạng vật.

Để đo chu vi của miệng cốc người ta sử dụng thước dây.


Câu 66:

Bộ ba dụng cụ gồm bình chia độ, bình tràn và bình chứa dùng để làm gì? Chọn đáp án đúng.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Bộ ba dụng cụ gồm bình chia độ, bình tràn và bình chứa dùng để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ.


Câu 67:

Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước là độ chia nhỏ nhất của một thước.


Câu 68:

Chọn đáp án đúng nhất.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A – Đúng

B – Sai, thước kẻ có GHĐ nhỏ nên không sử dụng để đo chiều dài phòng học.

C – Sai, để đo đường kính của các vật người ta dùng thước dây hoặc thước kẹp.


Câu 69:

Để đo đường kính của vật người ta thường dùng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Để đo đường kính của vật người ta thường dùng thước kẹp.


Câu 70:

Đo chiều dài của chiếc bút bi, người ta thường sử dụng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Để đo độ dài của chiếc bút bi, người ta thường sử dụng thước kẻ có GHĐ phù hợp.


Câu 71:

Đâu là hình ảnh thước kẹp?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

A – Thước kẻ.

B – Thước cuộn.

C – Thước dây.

D – Thước kẹp.


Câu 72:

Chọn đáp án đúng? Các đơn vị đo độ dài là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

A – Sai, dag là đơn vị đo khối lượng.

B – Sai, ha là đơn vị đo diện tích.

C – Đúng.

D – Sai, g là đơn vị đo khối lượng.


Câu 73:

GHĐ của thước là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.


Câu 74:

Xác định GHĐ của thước sau:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

GHĐ của thước là số đo lớn nhất ghi trên thước là 15 cm.


Câu 75:

Xác định ĐCNN của thước sau:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước là ĐCNN của một thước.

ĐCNN của thước trên là 0,1 cm.


Câu 76:

Đâu là dụng cụ đo khối lượng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A – Dụng cụ đo độ dài.

B – Dụng cụ đo khối lượng.

C – Dụng cụ đo thể tích.

D – Dụng cụ đo nhiệt độ cơ thể.


Câu 77:

Một hộp sữa ông thọ có ghi 900g, 900g chỉ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khối lượng là số đo lượng chất của một vật.

Một hộp sữa ông thọ có ghi 900g, 900g chỉ lượng sữa trong hộp.


Câu 78:

Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là kilogam (kg).


Câu 79:

Thao tác nào là sai khi sử dụng cân đồng hồ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

A – Đúng

B – Đúng

C – Đúng

D – Sai, cần đặt cân trên bề mặt bằng phẳng.


Câu 80:

Dụng cụ đo khối lượng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Dụng cụ để đo khối lượng là cân đồng hồ, cân Robecvan, cân y tế, cân điện tử, …


Câu 81:

Chọn đáp án đúng nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A – Sai, đo khối lượng bằng cân đồng hồ, cân y tế, cân điện tử, cân đòn, …

B – Đúng.

C – Sai, cần ước lượng khối lượng của vật trước khi cân để chọn cân thích hợp, tránh sai số nhiều.

D – Sai, khi đọc kết quả, mắt đặt vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.


Câu 83:

Biểu tượng cán cân này, về hình dạng khiến em liên tưởng tới chiếc cân nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Biểu tượng cán cân này về hình dạng giống chiếc cân Ro – bec – van.


Câu 84:

Khi thực hiện đo khối lượng bằng cân đồng hồ, chúng ta cần:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cách đo khối lượng dùng cân đồng hồ:

Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

Bước 2. Vặn ốc điều chỉnh để kim cân ở đúng vạch số 0.

Bước 3: Đặt vật cần cân lên đĩa cân.

Bước 4: Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.

Bước 5: Đọc và ghi kết quả.


Câu 85:

Cân một túi hoa quả, kết quả là 14 789g. Độ chia nhỏ nhất của cân là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ghi kết quả đo theo ĐCNN của cân.

Từ kết quả đo ta có ĐCNN của cân là 1g.


Câu 86:

Vì sao cần ước lượng khối lượng trước khi cân?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cần ước lượng khối lượng vật cần đo trước khi cân để chọn cân phù hợp.


Câu 87:

Một hộp quả cân có các quả cân 2g, 5g, 10g, 50g, 200g, 200mg, 500g, 500mg. Để cân một vật có khối lượng 257,5g thì có thể sử dụng các quả cân nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có: 1g = 1000mg

Đổi 200mg = 0,2 g

500mg = 0,5 g

Để cân một vật có khối lượng 257,5g thì tổng khối lượng các quả cân cần dùng phải bằng 257,5g.

A – Sai, vì tổng khối lượng các quả cân là: 200 + 0,2 + 50 + 5 + 50 = 305,2g

B – Đúng, vì tổng khối lượng các quả cân là: 2 + 5 + 50 + 200 + 0,5 = 257,5g

C – Sai, vì tổng khối lượng các quả cân là: 2 + 5 + 10 + 200 + 500 = 717g

D – Sai, vì tổng khối lượng các quả cân là: 2 + 5 + 0,2 + 0,5 = 7,7g


Câu 88:

Có 1 túi đường có khối lượng 500g, sau đó người ta thêm vào túi này 2 lạng đường nữa. Hỏi khối lượng của túi đường lúc sau là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có: 1 lạng = 100 g.

Vậy khi thêm vào túi đường 2 lạng, tức là thêm vào đó 200 g đường nữa.

⇒ Khối lượng của túi đường lúc sau là 500 + 200 = 700 g.


Câu 89:

Khi đi chợ, Mẹ Lan nói với cô bán hoa quả: “Bán cho tôi nửa cân cam”. Hỏi nửa cân cam tương đương với mấy lạng cam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có:

1 kg = 1 cân = 1000g

1 lạng = 100g

⇒ 1 kg = 1 cân = 10 lạng

Vậy nửa cân = 0,5 kg = 0,5 . 10 = 5 lạng cam.


Câu 90:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống.

Người ta thường dùng … để đo khối lượng.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Người ta thường dùng cân để đo khối lượng.


Câu 91:

Người ta dùng dụng cụ nào dưới đây để đo thời gian?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

A – Dụng cụ đo khối lượng.

B – Dụng cụ đo chiều dài.

C – Dụng cụ đo thời gian.

D – Dụng cụ đo nhiệt độ.


Câu 92:

Để đo thời gian chạy ngắn 100 m ta sử dụng đồng hồ nào để đo là hợp lí nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Để đo thời gian chạy ngắn 100 m ta sử dụng đồng hồ bấm giây để đo là chính xác nhất.


Câu 93:

Điền số thích hợp vào chỗ trống: 360 giây = … phút.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cứ 1 phút = 60 giây

? phút = 360 giây

phút


Câu 94:

Cách đổi đơn vị nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có: 1 giờ = 60 phút.


Câu 95:

Trong cuộc thi bơi, trọng tài thường dùng dụng cụ gì để đo thành tích của các vận động viên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong các cuộc thi bơi, trọng tài thường sử dụng đồng hồ bấm giây để đo thành tích của các vận động viên.


Câu 96:

Giờ nghỉ giải lao bắt đầu từ 9h5 phút đến 9h20 phút. Vậy giờ nghỉ giải lao được bao nhiêu giờ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khoảng thời gian nghỉ giải lao là:

9h20 phút – 9h5 phút = 0h15 phút

Mà 15 phút = giờ = giờ = 0,25 giờ


Câu 97:

Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo thời gian?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A – Đơn vị đo nhiệt độ.

B – Đơn vị đo thời gian.

C – Đơn vị đo chiều dài.

D – Đơn vị đo khối lượng.


Câu 98:

Chọn đáp án đúng. Đổi 30 phút = … giờ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có: 60 phút = 1 giờ

⇒ 30 phút = giờ = giờ = 0,5 giờ


Câu 99:

Hình ảnh nào dưới đây là dụng cụ đo thời gian?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

A – Đồng hồ cơ.

B – Đồng hồ điện tử.

C – Đồng hồ cát.


Câu 100:

Phát biểu nào sau đây nói về tiện ích của đồng hồ điện tử?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

A – Ưu điểm của đồng hồ mặt trời.

B – Ưu điểm của đồng hồ cát.

C – Ưu điểm của đồng hồ điện tử.


Câu 101:

Các thao tác nào là cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các thao tác là cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây:

- Nhất nút START (bắt đầu) để bắt đầu làm thí nghiệm.

- Nhất nút STOP (dừng) đúng thời điểm kết thúc sự kiện.

- Nhất nút RESET (thiết lập) để đưa đồng hồ bấm giờ về mốc số 0 trước khi tiến hành đo.


Câu 102:

Đồng hồ mặt trời dùng để

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đồng hồ mặt trời dùng để đo thời gian dựa vào bóng của vật dưới ánh nắng mặt trời.


Câu 103:

Đồng hồ nào dưới đây không tiêu hao năng lượng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đồng hồ mặt trời và đồng hồ cát có ưu điểm là không tiêu hao năng lượng, còn đồng hồ quả lắc vẫn cần cung cấp năng lượng để hoạt động.


Câu 104:

Đồng hồ trong hình dưới đây có tên gọi là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hình trên là đồng hồ Mặt Trời. Đồng hồ Mặt Trời đo thời gian dựa vào bóng của vật dưới ánh nắng Mặt Trời.


Câu 105:

Đơn vị đo thời gian cổ ở Việt Nam là canh, với 1 canh = 2 giờ.

Vậy 5 canh = … giờ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có: 1 canh = 2 giờ ⇒ 5 canh = 5.2 = 10 giờ


Câu 106:

Để xác định mức nóng lạnh của vật, người ta dùng khái niệm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Để xác định mức nóng lạnh của vật, người ta dùng khái niệm nhiệt độ.


Câu 107:

Chọn đáp án đúng.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.

- Tốc kế dùng để đo vận tốc.

- Đồng hồ dùng để đo thời gian.


Câu 108:

Chọn đáp án sai.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ như nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, …

A – Đúng

B – Đúng

C – Đúng

D – Sai, nhiệt kế đổi màu hoạt động dựa trên sự đổi màu của một số chất theo nhiệt độ.


Câu 109:

Nhiệt độ cơ thể người bao nhiêu là bình thường?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nhiệt độ cơ thể người ở 370C là bình thường.


Câu 110:

Những thao tác nào là cần thực hiện khi dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ cơ thể?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các bước sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ cơ thể:

Bước 1. Dùng bông y tế lâu sạch thân và bầu nhiệt kế.

Bước 2. Vẩy mạnh nhiệt kế thủy ngân tụt xuống mức 350C.

Bước 3. Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

Bước 4. Chờ khoảng 2 - 3 phút rồi lấy ra đọc nhiệt độ.


Câu 111:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A – Đúng

B – Sai, độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.

C – Đúng

D – Đúng


Câu 112:

Nhiệt độ là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nhiệt độ là số đo độ nóng, lạnh của một vật.


Câu 113:

Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày ở Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày ở Việt Nam là độ Xen-xi-út (0C).


Câu 114:

Nhiệt kế thủy ngân y tế dùng để

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nhiệt kế thủy ngân y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể con người.


Câu 115:

Hình ảnh nào là nhiệt kế thủy ngân?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A – nhiệt kế thủy ngân.

B – nhiệt kế rượu.

C – nhiệt kế hồng ngoại.

D – nhiệt kế kim loại.


Câu 116:

Nhiệt kế được dán trên trán em bé được gọi là nhiệt kế gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Có một số chất có đặc điểm đổi màu theo nhiệt độ. Người ta sử dụng tính chất này để chế tạo ra nhiệt kế, gọi là nhiệt kế đổi màu. Chỉ cần dán một băng giấy nhỏ có phủ một lớp chất đổi màu theo nhiệt độ lên trán thì người bệnh có thể biết được nhiệt độ cơ thể của họ.


Câu 117:

Trong thang nhiệt độ Xen-xi-út, nhiệt độ của nước đang sôi là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong thang nhiệt độ Xen-xi-út, nhiệt độ của nước đang sôi là 1000C.


Câu 118:

Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra vì nhiệt, nhưng rượu nở ra nhiều hơn.


Câu 119:

Có nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân nhưng không có nhiệt kế nước vì sao?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Có nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân vì rượu và thủy ngân dãn nở vì nhiệt đều.

Còn nước không được sử dụng để chế tạo nhiệt kế vì:

- Nước nở vì nhiệt không đều.

- Ở nhiệt độ 00C nước bị đông đặc.

- Ở nhiệt độ từ 00C đến 40C nước co lại chứ không nở ra.


Câu 120:

Trong nhiệt giai Fa-ren-hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong nhiệt giai Fa-ren-hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F.


Câu 121:

Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, ta cần phải làm gì khi thu dọn thủy ngân?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cách xử lý nhanh khi “trót” làm vỡ cặp nhiệt độ thủy ngân

– Bước 1: Phải di chuyển ngay lập tức những người đang có mặt trong khu vực thủy ngân bị vỡ ra ngoài.

– Bước 2: Tuyệt đối không để gió lùa. Đóng cửa sổ và cửa ra vào để giúp thủy ngân không phát tán trong không khí.

– Bước 3: Dùng đèn chiếu sáng để nhìn rõ phạm vi thủy ngân bị chảy ra.

– Bước 4: Người dọn phải bịt khẩu trang đeo găng tay để chuẩn bị dọn sạch thủy ngân, tuyệt đối không tiếp xúc với thủy ngân bằng tay không.

– Bước 5: Dùng chổi mềm và giấy mềm làm xẻng để gom và hót thủy ngân, vừa hót vừa đỡ vì hạt thủy ngân rất tròn và lăn rất nhanh, nếu không nhanh tay nó lại lăn xuống đất không thể gom lại được.


Câu 122:

Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.


Câu 123:

Câu nào sau đây là không đúng khi nói về Khoa học tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A, C, D đúng

B không đúng vì khoa học tự nhiên không nghiên cứu hiện tượng xã hội những ảnh hưởng của chúng đến đời sống con người và môi trường.


Câu 124:

Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là: Vật lí học, Hóa học, Sinh học, Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.

=>lĩnh vực Tâm lí học không thuộc về khoa học tự nhiên.


Câu 125:

Vật nào sau đây là vật sống?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản…

- Vật không sống không có các khả năng trên.

=>Vậy con gà là vật sống.


Câu 126:

Vật sống không có những đặc điểm nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vật sống có những đặc điểm:

- Có sự trao đổi chất với môi trường

- Có khả năng sinh trưởng, phát triển.

- Có khả năng sinh sản.


Câu 127:

Vật nào sau đây là vật không sống?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản…

- Vật không sống không có các khả năng trên.

=>Vậy than củi là vật không sống.


Câu 128:

Em đang đun nước, sau một thời gian thấy tiếng nước reo và mặt nước sủi lăn tăn, nước bắt đầu sôi. Vậy hiện tượng nước sôi liên quan tới lĩnh vực khoa học nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hiện tượng sôi của nước là hiện tượng nước đã nhận đủ lượng nhiệt để đạt tới nhiệt độ sôi. Hiện tượng này liên quan tới lĩnh vực Vật lí học.


Câu 129:

Khi cân một vật, bạn học sinh đã dùng các quả cân 0,5kg; 0,2kg; 100g; 50g. Khối lượng vật đó là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đổi 0,5 kg = 500g

0,2 kg = 200g

Khối lượng của vật chính là tổng khối lượng các quả cân

500 + 200 + 100 + 50 = 850g


Câu 130:

Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.

- Hoạt động “Thả diều”: chỉ là trò chơi dân gian bình thường, không có sự nghiên cứu khoa học.

- Hoạt động “Cho mèo ăn hàng ngày”: chỉ là việc làm lặp đi lặp lại hàng ngày, không có sự nghiên cứu khoa học.

- Hoạt động “Lấy đất trồng cây”: chỉ là hoạt động bình thường của người nông dân, không tìm ra tri thức mới, không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Hoạt động “Nghiên cứu vaccine phòng chống virus COVID - 19 trong phòng thí nghiệm”: là hoạt động nghiên cứu khoa học.


Câu 131:

Một bạn dùng thước có ĐCNN là 0,2 cm để đo chiều dài của cuốn sách. Trong cách ghi kết quả đo dưới đây, cách ghi nào không đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có các phương án A, B, D

33, 4 cm = 334 mm = 0,334 m

Còn phương án C. 334 m = 334 00 cm – không đúng vì chiều dài cuốn sách không thể lớn như vậy.


Câu 132:

Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về năng lượng thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Vật lí học nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng.

- Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về năng lượng thuộc lĩnh vực vật lí của khoa học tự nhiên


Câu 133:

Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng về vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống:

- Mở rộng sản suát và phát triển kinh tế

- Cung cấp thông tin mới và nâng cao hiểu biết của con người

- Bảo vệ môi trường; Ứng phó với biển đổi khí hậu.

- Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.


Câu 134:

Sử dụng kính lúp trong trường hợp nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Kính lúp có thể phóng đại ảnh của vật từ 3 – 20 lần nên có thể sử dụng để quan sát các vật có kích thước nhỏ: dòng chữ, con kiến, gân cây,…


Câu 135:

Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc:

- Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên

- Không ngửi hoặc nếm hóa chất

- Không mang đồ ăn vào phòng thực hành

- Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.


Câu 136:

Tìm lưu ý sai khi sử dụng kính hiển vi.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Kính hiển vi có thể phóng đại ảnh của vật từ 100 – 1000 lần nên có thể sử dụng để quan sát các vật có kích thước rất nhỏ, bằng cách đặt vật cần quan sát (tiêu bản) lên bàn kính, chọn vật kính thích hợp và điều chỉnh kính sao cho có thể quan sát được vật.


Câu 137:

Hoạt động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Hoạt động “Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm” là không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành.

=>sẽ làm phòng thực hành bừa bộn, người khác không tìm được hóa chất để làm,…


Câu 138:

Cần lấy 200 ml nước để pha sữa thì nên dùng dụng cụ nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Để lấy 200 ml nước để pha sữa thì nên dùng dụng cụ bình chia độ.


Câu 139:

Biển báo trong hình dưới đây có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Biển báo cấm có đặc điểm: hình tròn, viền đỏ, nền trắng.

Cấm uống nước


Câu 140:

Phương án nào thể hiện đúng nội dung của biển cảnh báo?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Hình A: Biển báo nguy hiểm về điện.

- Hình B: Biển báo cấm lửa

- Hình C: Biển báo lối thoát hiểm

- Hình D: Biển báo chất ăn mòn


Câu 141:

Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ ống hóa chất xuống sàn nhà ta cần phải làm gì đầu tiên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ ống hóa chất thì chúng ta phải:

- Báo ngay với giáo viên.

- Trải giấy thấm lên dung dịch bị đổ từ ngoài vào trong

- Nếu bị hoá chất bám vào người, quần áo thì phải cởi bỏ phần quần áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.

- Nếu bị chảy máu, xây xát thì phủ vết thương bằng gạc vô khuẩn hoặc dùng vải sạch. Nếu bệnh nặng hơn, cần gọi cấp cứu y tế.

A – không đảm bảo an toàn.

B - không đảm bảo an toàn.

C – cần thực hiện ngay tránh hóa chất bám vào người và lan rộng ra khu vực khác.

D – cần làm trong trường hợp có người bị thương.


Câu 142:

Dụng cụ dưới đây gọi là gì và có tác dụng gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Dụng cụ ở hình trên tên gọi là bơm hóa chất, dùng để làm thí nghiệm

- Hình ảnh một số ống khác:

Ống bơm tiêm

Ống pipette


Câu 143:

Biển bảo dưới đây cho ta biết điều gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Biển báo “Phải đeo găng tay thường xuyên” thuộc biển báo hiệu lệnh: hình tròn, nền xanh, hình vẽ có màu trắng.


Câu 144:

Cách sử dụng kính lúp nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cách sử dụng kính lúp:

- Đặt kính lúp gần sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính.

- Từ từ dịch kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét.


Câu 145:

Ở mỗi loại kính lúp có ghi: 3x, 5x,… số chỉ đó có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ở mỗi loại kính lúp có ghi: 3x, 5x,… số chỉ đó là số bội giác của kính lúp cho biết khả năng phóng to ảnh của một vật.


Câu 146:

Khi sử dụng kính lúp để quan sát, để việc quan sát vật được thuận lợi ta cần điều chỉnh:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Khi sử dụng kính lúp để quan sát, để việc quan sát vật được thuận lợi ta cần điều chỉnh cả vị trí vật, vị trí kính và vị trí của mắt để có thể quan sát vật ở mọi góc độ.


Câu 147:

Có những loại kính lúp thông dụng nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Có những loại kính lúp thông dụng:

- Kính lúp cầm tay

- Kính lúp để bàn có đèn

- Kính lúp đeo mắt


Câu 148:

Muốn nhín rõ dấu vân tay thì ta nên sử dụng kính gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Để nhìn rõ dấu vân tay thì ta nên dùng kính lúp là phù hợp nhất. Vì nó có khả năng phóng to hình ảnh của vật được quan sát khoảng từ 3 đến 20 lần.


Câu 149:

Khi nói về cách ngắm chừng qua kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Để quan sát được ảnh của vật qua kính hiển vi, ta cần điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.


Câu 150:

Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.


Câu 151:

Người ta sử dụng kính hiển vi để quan sát:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Người ta sử dụng kính hiển vi để quan sát hồng cầu.


Câu 152:

Hãy sắp xếp các bước sau đây sao cho có thể sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát vật rõ nét.

(1) Chọn vật thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát.

(2) Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần quan sát vào tiêu bản (cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản).

(3) Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy mẫu vật thật rõ nét.

(4) Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.

(5) Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ đến khi nhìn thấy mẫu vật cần quan sát.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các bước sử dụng kính hiển vi để quan sát vật:

Bước 1: Chọn vật thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát.

Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.

Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần quan sát vào tiêu bản (cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản).

Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ đến khi nhìn thấy mẫu vật cần quan sát.

Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy mẫu vật thật rõ nét.


Câu 153:

Người ta thường sử dụng dụng cụ nào sau đây để đo chiều dài của vật?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Người ta thường sử dụng dụng cụ để đo chiều dài của vật là thước kẹp, thước cuộn, thước dây.


Câu 154:

Để đo chiều dài của cánh cửa lớp học, người ta thường sử dụng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Để đo chiều dài của cánh cửa lớp học, người ta thường sử dụng thước cuộn.

A – đo theo hình dạng vật

B – có GHĐ nhỏ, tốn thời gian, kết quả bị sai lệch nhiều

C – phù hợp đo đường kính của các vật


Câu 155:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về kính lúp?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Kính lúp là dụng cụ hỗ trợ mắt khi quan sát các vật nhỏ.

- Kính lúp thực chất là một tấm kính lồi (dày ở giữa, mỏng ở mép viền).

- Sử dụng kính lúp giúp ta quan sát vật được rõ nét hơn.


Câu 156:

Để đo thể tích người ta thường sử dụng dụng cụ nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Để đo thể tích người ta thường sử dụng bình chia độ, vì trên bình đã được chia các vạch ứng với các thể tích với đơn vị đo thích hợp.


Câu 157:

Cho các bước đo độ dài gồm:

(1) Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.

(2) Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp

(3) Đọc kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật

(4) Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước

(5) Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật

Để đo chính xác độ dài của vật ta cần thực hiện theo thứ tự nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Để đo chính xác độ dài của vật ta cần thực hiện theo thứ tự:

- Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

- Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.

- Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

- Đọc kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

- Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.


Câu 158:

Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A. 1 m3= 1000 L

B. 1mL = 1 cm3

C. 1 dm3= 0,001 m3

D. 1 dm3= 1000 000 mm3


Câu 159:

Phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

A – đúng

B – đúng

C – sai, khối lượng là số đo lượng chất của vật

D - đúng


Câu 160:

Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – út sang nhiệt giai Ken – vin nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – út sang nhiệt giai Ken – vin là


Câu 161:

Trên vỏ túi nước giặt có ghi 2,1kg. Số liệu đó chỉ:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trên vỏ túi nước giặt có ghi 2,1kg. Số liệu đó chỉ lượng nước giặt có trong túi.


Câu 162:

Đơn vị nào sau đây không dùng để đo khối lượng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A – đo thể tích

B – đo khối lượng

C - đo khối lượng

D - đo khối lượng


Câu 163:

Để thu được kết quả đo chính xác ta cần:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Để thu được kết quả đo chính xác ta cần:

- đặt cân trên bề mặt bằng phẳng

- để vật cân bằng trên đĩa cân

- đọc kết quả khi cân ổn định


Câu 164:

Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Người ta sử dụng đồng hồ để đo thời gian.


Câu 165:

Điền số thích hợp vào chỗ trống:

2,5 phút = … giây

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có: 1 phút = 60 giây

=>2,5 phút = 2,5 . 60 = 150 giây


Câu 166:

Một bạn học sinh đi học, bắt đầu đạp xe từ nhà đi lúc 6 giờ 45 phút và tới trường lúc 7 giờ 15 phút. Thời gian từ nhà đến trường là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Thời gian từ nhà đến trường là: 7h15 phút – 6h45 phút = 0h30 phút = 0,5 giờ


Câu 167:

Để xác định thời gian làm bài kiểm tra 15 phút, em sẽ lựa chọn loại đồng hồ nào sau đây là phù hợp nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Để xác định thời gian làm bài kiểm tra 15 phút, em sẽ lựa chọn loại đồng hồ hẹn giờ là phù hợp và chính xác nhất.


Câu 168:

Bạn Hà đi từ nhà đến bến xe buýt hết 35 phút, sau đó đi ôtô đến trường hết 30 phút. Hỏi bạn Hà đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu thời gian?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Bạn Hà đi từ nhà đến trường hết thời gian là: 35 phút + 30 phút = 65 phút

Mà 1 phút = 60 giây nên 65 phút = 65. 60 = 3900 giây.


Câu 169:

Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – út sang nhiệt giai Fahrenheit nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – út sang nhiệt giai Fahrenheit là:


Câu 170:

Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 800C và 3570C.

Xem đáp án

Người ta sử dụng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ của nước đang sôi.

Đáp án đúng là: A


Câu 171:

Trường hợp nào sau đây không thuộc đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên là Thiên văn học, Sinh học, Hóa học, Vật lý, Khoa học Trái Đất.

A – đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực Thiên văn học.

B – đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực Sinh học.

C - đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực Tâm lý học lứa tuổi.

D - đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực Hóa học.


Câu 173:

Thước thẳng có thể đo chiều dài những vật như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Thước thẳng có thể đo chiều dài những vật có hình dạng bất kì (cần thêm dụng cụ hỗ trợ).

Ví dụ: Để đo đường kính trong của cốc ta cần sử dụng compa và thước kẻ.


Câu 174:

Tại sao ở các cửa hàng vàng bạc người ta thường dùng cân tiểu li (cân điện tử)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vì cân tiểu li có ĐCNN nhỏ nên có tính chính xác cao nên các cửa hàng vàng bạc người ta thường dùng cân tiểu li (cân điện tử).


Câu 175:

Để đo nhiệt độ cơ thể, sử dụng loại nhiệt kế nào dưới đây không phù hợp?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Để đo nhiệt độ cơ thể không sử dụng loại nhiệt kế rượu vì giới hạn đo của nhiệt kế rượu là từ -1150C đến 78,50C.


Câu 176:

Người ta sử dụng loại cân dưới đây để cân gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cân ở hình là cân y tế kết hợp đo khối lượng người và chiều cao, người ta thường sử dụng để cân người trưởng thành.


Câu 177:

Một bạn dùng bình chia độ sau để đo thể tích chất lỏng. Kết quả nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

ĐCNN của bình chia độ là 50ml, do vậy ta đọc thể tích chất lỏng ứng với giá trị vạch chia gần nhất là 200 ml.


Câu 178:

Cho một vật rắn không thấm nước vào bình chia độ có chứa sẵn 150 ml nước. Ta thấy nước trong bình dâng đến vạch 200 ml. Vậy thể tích vật rắn là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Thể tích nước dâng lên thêm là thể tích của vật.

- Lúc đầu thể tích nước là 150 ml, sau khi cho vật vào thì thể tích là 200 ml 

⇒ dâng thêm 200 - 150 = 50 ml


Câu 179:

Để đo kích thước của chiếc bàn trong phòng, nên chọn thước nào trong các thước sau?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta ước lượng chiếc bàn dài khoảng 1m, vì vậy cần chọn thước có GHĐ lớn hơn chiều dài ước lượng để chỉ cần đo một lần sẽ thu được kết quả chính xác hơn.


Câu 180:

Dùng thước có ĐCNN 1 cm đo chiều cao của cửa sổ. Kết quả nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A – sai, vì 21 m = 2100 cm cửa sổ không thể cao như vậy

B – đúng

C – sai, vì ĐCNN là 1 cm nên kết quả không thể cho chính xác tới 0,1 cm.

D – sai vì 19,2 m = 1920 cm cửa sổ không thể cao như vậy


Bắt đầu thi ngay