Thứ năm, 02/05/2024
IMG-LOGO

30 Đề luyện thi thpt quốc gia môn GDCD (Đề 18)

  • 4738 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK Giáo dục công dân lớp 12, Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.


Câu 2:

Trách nhiệm kỉ luật không bao gồm hình thức nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Cán bộ, công chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác, buộc thôi việc,... không có hình thức phê bình.


Câu 3:

Điểm khác nhau cơ bản giữa áp dụng pháp luật với các hình thức thực hiện pháp luật khác là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Các hình thức (sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật) thì đối tượng thực hiện đều là các cá nhân, tổ chức. Nhưng hình thức áp dụng pháp luật thì đối tượng thực hiện ở đây là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.


Câu 4:

Hành vi đi xe lấn chiếm vào làn đường dành riêng cho xe bus BRT là loại vi phạm pháp luật nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới các quy tắc quản lí của Nhà nước. Việc Nhà nước quy định không đi vào làn đường xe bus BRT nhưng cố tình vi phạm là thuộc loại vi phạm hành chính và hành vi cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt theo quyết định hành chính (từ 300.000 – 400.000đ/ xe máy)


Câu 5:

Ông A và ông B thỏa thuận mua và bán nhà nhưng ông A không trả tiền đầy đủ theo đúng quy định của hợp đồng. Hành vi của ông A vi phạm

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng...) và quan hệ nhân thân. Trong tình huống trên, ông A đã vi phạm quan hệ tài sản, đó chính là hành vi vi phạm pháp luật dân sự.


Câu 6:

Sau quá trình điều tra, Tòa án nhân dân tối cao tuyên bố ông Nguyễn Thanh C ở Bắc Giang bị oan sai. Tòa án nhân dân tối cao đã

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Áp dụng pháp luật là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của của cá nhân, tổ chức. Như vậy, trong trường hợp trên, tòa án đã áp dụng pháp luật.


Câu 7:

Cơ quan X bị mất một số tài sản do bảo vệ cơ quan quên không khóa cổng. Vậy bảo vệ cơ quan này phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Vi phạm pháp luật là hành vi phạm xâm phạm quan hệ lao động, công vụ nhà nước... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ. Việc làm của bảo vệ co quan là vi phạm nghiêm trọng đến kỉ luật lao động nên phải chịu trách nhiệm pháp lí.


Câu 8:

H biết anh M là người trộm cắp ôtô, nhưng H không tố giác với cơ quan công an. Việc không tố giác tội phạm của H là vi phạm pháp luật thuộc loại

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Hành vi không hành động theo quy định của pháp luật là người nào biết rõ một trong các tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù tùy mức độ. Trong tình huống trên, H biết hành vi của anh M là người trộm cắp ôtô, nhưng H không tố giác với cơ quan công an. Việc làm này của H là hành vi không hành động.


Câu 9:

Do mâu thuẫn cá nhân, M đã đánh N bị thương tích với tỷ lệ thương tật 27%. N phải điều trị hết tổng chi phí 55 triệu đồng. Trong trường hợp này, M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Việc đánh người gây thương tích dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là hành vi vi phạm hình sự. Theo quy định, nếu tỉ lệ thương tật từ 11\% trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo điều 104 Bộ luật Hình sự. Trường hợp này, M đã đánh N bị thương tích với tỷ lệ thương tật 27% vì vậy M đã vi phạm hình sự.


Câu 10:

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK GDCD 12 trang 28: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo qui định của pháp luật.


Câu 11:

Bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước là trách nhiệm của

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Nhà nước và toàn xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.


Câu 12:

Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Hôn nhân nhằm mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận và thực hiện chức năng sinh còn, nuôi dạy con, tổ chức đời sống vật chất và tinh thần của gia đình. Như vậy, thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước không phải mục đích của hôn nhân.


Câu 13:

Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Một trong những nội dung bình đẳng trong lao động là lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về quyền trong lao động, đó là: bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.


Câu 14:

Anh A cùng vợ sinh được 4 người con gái. Vì vợ mình không có khả năng sinh con nữa nên anh A đã lấy thêm vợ thứ 2 khi chưa li hôn với vợ cũ. Hành vi của anh A đã xâm phạm quyền

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: Cấm các hành vi sau đây: Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Như vậy, trường hợp anh A là vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.


Câu 15:

Cho các hành động sau: (1) Anh H ép vợ sinh con khi sức khỏe của vợ còn đang yếu; (2) Mắt ông T bị mù nên không thực hiện nghĩa vụ trông nom cháu; (3) Chị T không cho con được học đại học vì nhà không có điều kiện; (4) Anh T và vợ cùng thống nhất sử dụng biện pháp phòng tránh thai.

Nhận định nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Anh H ép vợ sinh con khi sức khỏe của vợ còn đang yếu  anh H vi phạm quan hệ nhân thân. Mắt ông T bị mờ nên không thực hiện nghĩa vụ trông nom cháu  Ông T không vi phạm quyền bình đẳng giữa ông bà và cháu. Chị T không cho con được học đại học vì nhà không có điều kiện  Chị T vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con. Anh T và vợ cùng thống nhất sử dụng biện pháp phòng tránh thai anh T không vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng. Quan điểm sai là: Ông T vi phạm quyền bình đẳng giữa ông bà và cháu.


Câu 16:

Chủ thể nào dưới đây có quyền được đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện tín?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK GDCD 12 trang 60: Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác; những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của người khác. Quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện tín là quyền cơ bản của mọi công dân, không ai được phép xâm phạm. Chỉ những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật mới có quyền kiểm soát thư. Chủ thể có quyền được đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện tín là mọi công dân.


Câu 17:

Trên đường đi học, A đã vào nhà ông B ăn trộm hoa quả. Ông B bắt và trói A lại. Sau khi giam giữ A khoảng 6 tiếng, ông B đã thả cho A về. Việc làm của ông B đã vi phạm quyền

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là, không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Vậy việc làm của ông B là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.


Câu 18:

Nghi ngờ cháu B lấy trộm điện thoại di động của mình, ông C đã nhốt cháu trong nhà mình suốt 2 giờ để buộc cháu B phải khai nhận. Hành vi của ông C đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là, không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Hành vi của ông C là vi phạm quyền này.


Câu 19:

Do nghi ngờ gia đình ông A sản xuất thực phẩm bẩn. Tổ trưởng tổ dân phố nơi gia đình ông sinh sống cùng một số người trong xã yêu cầu khám nhà ông. Trong trường hợp này ông A nên làm gì để bảo vệ mình theo quy định của pháp luật?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân nghĩa là không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó đồng ý; trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Như vậy, trong trường hợp này, ông A nên yêu cầu phải có lệnh của cơ quan chức năng có thẩm quyền.


Câu 20:

Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước đều bị

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK GDCD 12 trang 78: Mọi cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia. Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải bị xử lí nghiêm minh kịp thời.


Câu 21:

Khi quyết định hành chính nhà nước xâm phạm quyền và lợi ích của công dân thì công dân sử dụng quyền nào để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan tổ chức được đề nghị cơ quam, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.


Câu 22:

Nội dung nào dưới đây không đúng với quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, tố cáo những hành vi trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức không đúng với quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.


Câu 23:

Bà L bị ốm nặng và không thể đến địa điểm bầu cử, bà đã nhờ ông T đi bỏ phiếu giúp mình. Vậy bà L đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Bà L không trực tiếp đi bầu cử mà nhờ người khác đi thay, như vậy bà đã vi phạm nguyên tắc trực tiếp trong quyền bầu cử của công dân


Câu 24:

Khi cho rằng quyết định kỉ luật chị D với hình thức buộc thôi việc là sai, chị D làm đơn khiếu nại quyết định này. Chị D cần gửi đơn khiếu nại đến

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại, đó là: người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại (có thể là quyết định, hành vi hành chính của người đứng đầu hoặc của cán bộ, công chức do người đó quản lí). Như vậy, trong trường hợp này, chị D nên khiếu nại đến Giám đốc công ti.


Câu 25:

Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau là một nội dung thuộc

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Quyền học thường xuyên, học suốt đời của công dân nghĩa là công dân có thể thực hiện quyền học tập của mình bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau.


Câu 26:

Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người thuộc đối tượng ưu tiên đã thể hiện quyền bình đẳng về

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người thuộc đối tượng ưu tiên là tạo điều kiện cho học sinh ở các khu vực khác nhau, ở những điều kiện khác nhau bình đẳng với nhau về cơ hội học tập. Như vậy, điều này thể hiện quyền bình đẳng về điều kiện học tập không hạn chế.


Câu 27:

Đâu không phải nội dung của quyền học tập của công dân?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Nội dung quyền bình đẳng trong học tập quy định công dân có quyền: Công dân có quyền học tập không hạn chế; Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào; Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.


Câu 28:

Anh P đang theo học ở trường Đại học Y Hà Nội nhưng muốn học thêm một chuyên ngành khác để bổ trợ chuyên môn cho mình nên anh P đã chọn học văn bằng 2 ở một trường Cao đẳng về ngành Dược sỹ. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. Quyền học tập này của công dân có thể được thực hiện nhiều hình thức khác nhau. Công dân có thể học ở chính quy, học tập trung, không tập trung, ban ngày, buổi tối.. Trong trường hợp này, Anh P đang theo học ở trường Đại học Y Hà Nội nhưng đã học thêm một hình thức giáo dục khác (học văn bằng 2) trường Cao đẳng Dược. Anh P đang được hưởng quyền học thường xuyên, học suốt đời.


Câu 29:

Tập trung giải quyết vấn đề việc làm là nội dung cơ bản của pháp luật về

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Nói đến nội dung của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội là nói đến các quy định của pháp luật về các lĩnh vực xã hội cơ bản như: giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, kiềm chế sự gia tăng dân số,...


Câu 30:

Loại đã qua chế biến như sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK GDCD trang 7 thì Đối tượng lao động được chia làm 2 loại:

- Loại đã trải qua tác động của lao động được cải biến ít nhiều như sợi dệt vải, sắt thép để chế tạo máy.

- Loại có sẵn trong tự nhiên như tôm cá dưới biển, gỗ trong rừng.

Vậy đáp án đúng là đối tượng lao động.


Câu 31:

Trong yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì công cụ lao động là quan trọng nhất, vì nó là căn cứ cơ bản để phân biệt

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK GDCD 11 trang 8 thì trong yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì công cụ lao động là quan trọng nhất, vì nó là căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế. Vậy đáp án đúng là các thời đại kinh tế.


Câu 32:

Đối tượng lao động của người thợ mộc là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK GDCD trang 7 thì đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của mình. Vậy lao động của con người tác động vào gỗ tạo ra bàn, ghế…Vậy đáp án đúng là gỗ.


Câu 33:

Một trong các điều kiện để vật phẩm được trở thành hàng hóa là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK GDCD trang 14 thì sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ 3 điều kiện: Do lao động tạo ra; có công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người; trước khi tiêu dùng phải thông qua mua – bán. Vậy đáp án đúng là do lao động tạo ra


Câu 34:

Cô H chuyên trồng rau bắp cải để bán, nhưng năm nay do bắp cải giá rẻ nên cô không trồng bắp cải nữa mà chuyển sang trồng su hào có giá bán cao hơn. Hành động của cô H chịu sự tác động nào của quy luật giá trị?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 29 thì có thể hiểu điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác, phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác. Vậy đáp án đúng là tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị.


Câu 35:

Mạng di động A đã giảm khuyến mãi từ 50% xuống còn 20% giá trị thẻ nạp, các mạng di động B và C cũng đưa ra chương trình khuyến mãi tương tự. Hiện tượng này phản ánh quy luật nào dưới đây của thị trường?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận. Trong trường hợp này, mạng di động A đã giảm khuyến mãi từ 50% xuống còn 20% giá trị thẻ nạp. Nghĩa là qua việc giảm giá trị khuyến mãi này, họ sẽ tiết kiệm chi phí và tăng cường được nhiều lợi nhuận. Vì vậy, mạng di động B và C cũng đưa ra chương trình tương tự. Đây đích thực là sự ganh đua, cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế.


Câu 36:

Mối quan hệ giữa cầu và giá cả là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 45 thì giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu. Về phía cầu, khi giá cả giảm xuống thì cầu có xu hướng tăng và ngược lại giá cả tăng thì cầu giảm. Vậy đáp án đúng là giá cao thì cầu giảm.


Câu 37:

Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Đáp án đúng là giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.


Câu 38:

Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cần phải 

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 50 thì tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH. Vậy đáp án đúng là tiến hành xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH.


Câu 39:

Một trong những tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là do yêu cầu phải

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK GDCD lớp 11 trang 50 thì tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là:

- Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

- Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật - công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.

- Do yêu cầu phải tạo ra năng xuất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội.

Vậy đáp án đúng là xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.


Câu 40:

Công ty Thụy Sĩ Suitart đã ra mắt trang phục có tên là Diamond Armor, bề ngoài nó chẳng khác gì trang phục bình thường nhưng thực tế nó lại có tác dụng ngoài sự mong muốn: chống đạn. Sản phẩm này là kết quả của quá trình

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội. Trong tình huống này, việc công ty Thụy Sĩ Suitart đã ra mắt trang phục có tên là Diamond Armor, bề ngoài nó chẳng khác gì trang phục bình thường nhưng thực tế nó lại có tác dụng ngoài sự mong muốn: chống đạn. Đây là quá trình hiện đại hóa bởi nó mang tính thiết thực, công nghệ mới, hiện đại, là kết quả của quá trình nghiên cứu và ứng dụng.


Bắt đầu thi ngay