400 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG môn Công dân cực hay có lời giải
400 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG môn Công dân cực hay có lời giải (P7)
-
2375 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Pháp luật phản ảnh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
Chọn đáp án D
Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
Câu 2:
Hành vi xâm phạm đến quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí mật đời tư... là thuộc loại vi phạm nào dưới đây?
Chọn đáp án C
Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng...) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác, ví dụ: quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí mật đời tư, quyền xác định lại giới tính,...)
Câu 3:
Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động công vụ nhà nước... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là
Chọn đáp án A
Theo SGK Giáo dục công dân 12: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động công vụ nhà nước... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.
Câu 4:
Người ở đội tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
Chọn đáp án C
Theo SGK Giáo dục công dân 12, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
Câu 5:
Để kỷ niệm năm cuối cùng của thời học sinh, Q và bạn bè chung tiền mua thuốc lắc để thử cảm giác mạnh. Trong lúc cả nhóm đang chơi thì bị công an kiểm tra và bắt tất cả về đồn. Q và các bạn đã bị xử phạt theo hình thức nào dưới đây?
Chọn đáp án A
Điều 21, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về vấn đề vi phạm các quy định phòng, chống và kiểm soát ma túy: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Như vậy, xử phạt hành chính là đáp án của câu hỏi này.
Câu 6:
Ông P không đồng ý với Quyết định của Ủy ban nhân dân huyện về thu hồi đất của gia đình ông để giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn S sử dụng. Ông đã khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trong trường hợp này ông P đã
Chọn đáp án C
Ông P đã sử dụng đúng đắn quyền của mình làm những gì mà pháp luật cho phép làm. Vậy ông P đã sử dụng pháp luật.
Câu 7:
Hành vi nào dưới đây không biểu hiện cho việc người vi phạm pháp luật có lỗi?
Chọn đáp án D
Lỗi của người vi phạm pháp luật thể hiện ở thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây ra hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để việc đó xảy ra. Cháu H bị đổ ma túy đá vào miệng như vậy là đã "dùng" ma túy, điều này là trái pháp luật, tuy nhiên hành vi này diễn ra khi cháu bị trói tay, bị cưỡng ép thực hiện hành vi như vậy có nghĩa là không có lỗi.
Câu 8:
S và T lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của bảo vệ để đột nhập kho đựng cổ vật và lấy trộm 20 loại cổ vật có giá trị. Hành vi của S và T vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
Chọn đáp án B
Các cá nhân tổ chức không làm những gì mà pháp luật cấm. S và T đã làm những việc mà pháp luật cấm vì vậy đây là hành vi vi phạm hình thức tuân thủ pháp luật.
Câu 9:
Khi Quốc hội họp thường kỳ và chất vấn các Bộ trưởng về các vấn đề nóng mà cử tri quan tâm. Mỗi khi có vị đại biểu nào phát biểu quá thời gian quy định hoặc các vấn đề nhạy cảm thì chủ tọa thường nhắc nhở hết giờ và yêu cầu đại biểu dừng lại hoặc ý kiến bằng văn bản gửi về đoàn chủ tịch. Việc làm của chủ tịch Quốc hội là sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
Chọn đáp án C
Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để đưa ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. Việc làm của chủ tịch Quốc hội là sử dụng hình thức thực áp dụng pháp luật.
Câu 10:
Công ty sản xuất nước giải khát L không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Việc xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào duới đây?
Chọn đáp án C
Áp dụng pháp luật là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để đưa ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. Trong trường hợp này, Cảnh sát môi trường đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính Công ty sản xuất nước giải khát L. Vì vậy, việc làm của Cảnh sát môi trường là đang áp dụng pháp luật.
Câu 11:
Đảm bảo cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình, xử lý nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân và xã hội nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của
Chọn đáp án D
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đó là cần:đổi mới hệ thống pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ.
Câu 12:
Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình?
Chọn đáp án B
Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Những phát biểu còn lại là trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Câu 13:
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau dựa trên:
Chọn đáp án D
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau dựa trên quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng. Những phương án còn lại chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ.
Câu 14:
Bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước là trách nhiệm của
Chọn đáp án D
Nhà nước và toàn xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Câu 15:
Ở nước ta hiện nay, việc Tòa án xét xử những vụ án tham nhũng không phụ thuộc người phạm tội là ai, từng giữ chức vụ gì, là thể hiện quyền bình đẳng về
Chọn đáp án C
Theo SGK Giáo dục công dân 12: Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
Câu 16:
Hiện nay một số người khi vi phạm luật giao thông đường bộ thường gọi điện nhờ người thân xin cho và không bị xử phạt, còn những trường hợp bình thường khác thì phải chịu nộp phạt theo quy định của pháp luật. Việc không xử lý một số trường hợp vi phạm giao thông do các mối quan hệ xã hội là bất bình đẳng về
Chọn đáp án C
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nghĩa là: công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
Câu 17:
Hiện nay có nhiều vụ án đã bỏ lọt tội phạm, bao che cho nhau trong quá trình xét xử, gây nên bức xúc trong quần chúng nhân dân. Tình trạng này đã đi ngược lại sự bình đẳng của công dân về
Chọn đáp án A
Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. Nên tình trạng nêu trên đã đi ngược lại sự bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí.
Câu 18:
Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Chọn đáp án C
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là, không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Vậy việc tự ý bắt người là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 19:
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của
Chọn đáp án D
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là: Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 20:
Ai dưới đây có quyền ra lệnh bắt người khi có căn cứ cho rằng một người chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
Chọn đáp án B
Theo SGK Giáo dục công dân 12, trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành: Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng... Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Câu 21:
Thấy hai bạn đánh nhau em sẽ hành động thế nào cho đúng pháp luật?
Chọn đáp án B
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có nghĩa là công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. Vì vậy, khi thấy hai bạn đánh nhau, cần tìm mọi cách ngăn cản.
Câu 22:
Do có mâu thuẫn với một cán bộ của Ủy ban nhân dân huyện H, A đã viết bài sai sự thật nhằm bôi nhọ cán bộ này. Hành vi của K đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
Chọn đáp án B
Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân có nghĩa là mọi công dân có quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác. Như vậy, hành vi bôi nhọ cán bộ đã xâm phạm đến quyền này.
Câu 23:
Do mâu thuẫn vợ chồng nên anh A uống rượu say và mua thuốc diệt cỏ bắt 2 con của mình phải uống. Hàng xóm thấy anh A chuẩn bị gây án nên đã báo công an xã. Công an xã đã bắt anh A về trụ sở để lấy lời khai. Trong trường hợp này, công an xã bắt anh A là
Chọn đáp án A
Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện Kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Trong trường hợp này, công an xã bắt anh A là không xâm phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
Câu 24:
Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân thuộc quyền nào dưới đây?
Chọn đáp án A
Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là một trong những nội dung của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 25:
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của
Chọn đáp án D
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương.
Câu 26:
Mỗi cử tri đều có một lá phiếu có giá trị ngang nhau là biểu hiện của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
Chọn đáp án B
Mỗi cử tri đều có một lá phiếu có giá trị ngang nhau trong việc lựa chọn đại biểu mình tin tưởng vào cơ quan nhà nước. Điều này thể hiện nguyên tắc bình đẳng.
Câu 27:
Ông A là công dân của phường X. Ông thường xuyên góp ý với lãnh đạo phường X về một số hạn chế trong việc triển khai chính sách phát triển kinh tế của địa phương. Trong trường hợp này ông A đã thực hiện quyền
Chọn đáp án B
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, trong trường hợp này, ông X đã thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Câu 28:
Khi tham gia giao thông bằng xe máy điện, D không đội mũ bảo hiểm. Cảnh sát giao thông yêu cầu D dừng xe và ghi biên bản phạt tiền 500 nghìn đồng với lỗi không đội mũ bảo hiểm. Nhận thấy việc xử phạt như vậy là chưa đúng, D cần sử dụng quyền nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật?
Chọn đáp án B
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, trong trường hợp này, ông X đã thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Câu 29:
Công dân có quyền được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh là nội dung của quyền nào dưới đây?
Chọn đáp án C
Quyền sáng tạo của công dân quy định: công dân có quyền tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất...
Câu 30:
Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người thuộc đối tượng ưu tiên đã thể hiện quyền bình đẳng về
Chọn đáp án D
Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người thuộc đối tượng ưu tiên là tạo điều kiện cho học sinh ở các khu vực khác nhau, ở những điều kiện khác nhau bình đẳng với nhau về cơ hội học tập. Như vậy, điều này thể hiện quyền bình đẳng về điều kiện học tập không hạn chế.
Câu 31:
Một số bạn có những năng khiếu đặc biệt được nhận vào học tại các trường chuyên biệt để có điều kiện phát triển hết những khả năng đặc biệt của bản thân. Đây chính là biểu hiện của quyền
Chọn đáp án D
Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng. Một số bạn có những năng khiếu đặc biệt được nhà nước nhận vào học tại các trường chuyên biệt để có điều kiện phát triển hết những khả năng đặc biệt của bản thân. Đây chính là biểu hiện của quyền phát triển.
Câu 32:
Trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm nay, A đã không trúng tuyển vào đại học nên A cho rằng mình không được thực hiện quyền học tập nữa. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
Chọn đáp án A
Mọi công dân đều có quyền học thường xuyên, học suốt đời nên dù A không trúng tuyển vào các trường đại học thì vẫn có cơ hội học tiếp. Đây chính là nội dung quyền học tập của công dân.
Câu 33:
Công dân nam dưới bao nhiêu tuổi trở xuống không phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?
Chọn đáp án B
Theo Khoản 1 Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định về đối tượng đăng kí nghĩa vụ quân sự là "Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên". Như vậy, công dân nam dưới 17 tuổi trở xuống không phải đăng kí nghĩa vụ quân sự.
Câu 34:
Sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực là
Chọn đáp án D
Theo Khoản 1 Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định về đối tượng đăng kí nghĩa vụ quân sự là "Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên". Như vậy, công dân nam dưới 17 tuổi trở xuống không phải đăng kí nghĩa vụ quân sự.
Câu 35:
Căn cứ để phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động đó là
Chọn đáp án D
Theo SGK GDCD 11 qua nội dung các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất ta thấy căn cứ để phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động đó là mục đích sử dụng gắn với chức năng của vật trong sản xuất. Vậy đáp án đúng là mục đích sử dụng gắn với chức năng của vật trong sản xuất.
Câu 36:
Thị trường hình thành các quan hệ
Chọn đáp án A
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 24 thì các nhân tố cơ bản của thị trường là hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, từ đó hình thành các quan hê: hàng hóa – tiền tệ, người mua, người bán, cung cầu, giá cả hàng hóa. Vậy đáp án đúng là hàng hóa, tiền tệ, mua bán, cung cầu, giá cả hàng hóa.
Câu 37:
Trao đổi theo nguyên tắc ngang giá là?
Chọn đáp án A
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 29 thì trong lưu thông, trên thị trường việc trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết. Nói cách khác, phải dựa theo nguyên tắc ngang giá. Điều đó có nghĩa là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa A và hàng hóa B bằng nhau thì chúng được trao đổi với nhau. Vậy đáp án đúng là ngang giá trị xã hội của hàng hóa.
Câu 38:
Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?
Chọn đáp án A
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 40 thì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế chính là mặt tích cực của cạnh tranh. Vậy đáp án đúng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 39:
Những chủ thể nào dưới đây cần vận dụng quan cung – cầu?
Chọn đáp án A
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 46 thì vận dụng quan hệ cung – cầu gồm 3 chủ thể đó là:
- Đối với Nhà nước.
- Đối với người sản xuất, kinh doanh.
- Đối với người tiêu dùng.
Vậy đáp án đúng là Nhà nước, người sản xuất, người tiêu dùng.
Câu 40:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế tri thức là nội dung cơ bản của
Chọn đáp án C
Đáp án đúng là kinh tế tri thức. Bởi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất cần những người lao động có trình độ tay nghề cao và như vậy phải gắn với kinh tế tri thức.