Đề kiểm tra Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 - Bộ Cánh diều có đáp án
Đề kiểm tra Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 - Bộ Cánh diều có đáp án (Đề 1)
-
930 lượt thi
-
22 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt mang điện tích âm là
Đáp án đúng là: C
Trong các hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt mang điện tích âm là electron.
Câu 2:
Nguyên tử oxygen có 8 electron. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử oxygen là
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử oxygen có 8 electron được phân bố vào hai lớp electron. Lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ hai có 6 electron. Ta nói, nguyên tử oxygen có 6 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 3:
Kí hiệu hóa học của nguyên tố helium là
Đáp án đúng là: B
Kí hiệu hóa học của nguyên tố helium là: He.
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: C
Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.
Ví dụ:
+ Phân tử gồm các nguyên tử giống nhau: H2; O2; O3 …
+ Phân tử gồm các nguyên tử khác nhau: MgO; HCl; NaCl….
Câu 5:
Trong các chất sau, chất nào là đơn chất?
Đáp án đúng là: D
Khí hydrogen là đơn chất do được tạo thành từ một nguyên tố H.
Câu 6:
Lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có số electron là
Đáp án đúng là: A
Lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron.
Câu 7:
Hóa trị của phosphorus trong hợp chất P2O5 là
Đáp án đúng là: D
Trong hợp chất P2O5, hóa trị của O là II, gọi hóa trị của P là x. Ta có:
2.x = 5.II Þ x = V.
Câu 8:
Khối lượng phân tử của hợp chất hydrogen sulfide là (biết trong phân tử có 2 H và 1 S)
Đáp án đúng là: B
Phân tử hydrogen sulfide: H2S
Khối lượng phân tử: 2 × 1 + 32 = 34 (amu).
Câu 9:
Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống: 15 m/s = …. km/h.
Đáp án đúng là: A
15 m/s = 15 . 3,6 = 54 km/h
Câu 10:
Tốc độ của xe càng lớn thì
Đáp án đúng là: B
Tốc độ của xe càng lớn thì
- thời gian để xe dừng càng dài.
- quãng đường đi được trước khi dừng lại càng dài.
- khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng lớn.
Câu 11:
Khi bật quạt ta thường nghe thấy âm thanh vù vù phát ra. Âm thanh đó phát ra từ bộ phận nào của quạt?
Đáp án đúng là: D
Khi bật quạt ta thường nghe thấy âm thanh vù vù phát ra, đó là do cánh quạt chuyển động.
Câu 12:
Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào?
Đáp án đúng là: D
Âm phát ra cao (bổng) khi tần số dao động lớn.
Âm phát ra thấp (trầm) khi tần số dao động nhỏ.
Câu 13:
Đáp án đúng là: D
Vật cứng, phẳng, nhẵn có tác dụng phản xạ âm tốt.
Câu 14:
Đặc điểm của nguồn sáng là
Đáp án đúng là: A
B, C sai vì nguồn sáng vừa phát ra ánh sáng vừa tỏa nhiệt.
D sai vì nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng.
Câu 15:
Hiện tượng tán xạ xảy ra trên bề mặt vật có đặc điểm như nào?
Đáp án đúng là: C
Hiện tượng tán xạ xảy ra trên bề mặt vật không nhẵn bóng.
Câu 16:
Chọn phát biểu đúng?
Đáp án đúng: D
Ảnh tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn ⇒ C sai.
Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật ⇒ A, B sai.
Câu 17:
Cho mô hình nguyên tử magnesium (Mg) như sau:
Hãy xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của Mg trong bảng tuần hoàn (có giải thích ngắn gọn cách xác định).
Ta có, magnesium ở vị trí:
+ Ô thứ 12 (do số thứ tự ô = số electron = 12).
+ Chu kì 3 (do số thứ tự chu kì = số lớp electron = 3).
+ Nhóm IIA (do số thứ tự nhóm A = số electron ở lớp ngoài cùng).
Câu 18:
a. Lập công thức hóa học của hợp chất được tạo bởi C có hóa trị IV và O.
a. Lập công thức hóa học của hợp chất:
Đặt công thức hóa học của hợp chất là: CxOy.
Áp dụng công thức hóa trị ta có:
Chọn x = 1 và y = 2. Công thức hóa học của hợp chất là CO2.
Câu 19:
b. Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử vừa lập ở ý (a).
b. Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử CO2:
Nguyên tử C có 4 electron ở lớp ngoài cùng và cần thêm 4 electron để đạt được lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm Ne.
Trong phân tử carbon dioxide, nguyên tử C góp 4 electron, mỗi nguyên tử O góp 2 electron. Như vậy, giữa nguyên tử C và O có hai đôi electron dùng chung.
Hạt nhân nguyên tử C và O cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau để tạo thành phân tử CO2.
Câu 20:
a. Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” trong câu để được câu hoàn chỉnh:
Đồ thị …. mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó.
a. Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó.
Câu 21:
b. Trong 15 s, một vật thực hiện được 30 dao động thì tần số dao động của vật đó là:
b. Tần số dao động là 30 : 15 = 2 Hz.
Câu 22:
c. Một người đứng trước gương phẳng và tiến lại gần gương thêm 10 cm, khoảng cách giữa người này và ảnh tạo bởi gương là bao nhiêu?
c. Do khoảng cách giữa người và gương giảm 10 cm nên khoảng cách từ vật đến gương giảm 10 cm.
Vậy khoảng cách giữa người này và ảnh tạo bởi gương giảm 20 cm.