Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Văn Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn có đáp án (9 đề)

Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn có đáp án (9 đề)

Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 6)

  • 3322 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng ( Câu 1 đến câu 8 )

Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế này... Song anh có cho phép nói em mới dám nói...

Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi! Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không một chút bận tâm.

Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?
Xem đáp án

Đáp án B


Câu 3:

Đoạn trích trên được kế theo ngôi thứ mấy?
Xem đáp án

Đáp án A


Câu 4:

Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại truyện nào?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 5:

Em hiểu nghĩa của từ “ nghèo sức ” trong câu “ Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm thế nào ” như thế nào?
Xem đáp án

Đáp án A


Câu 6:

Từ nào sau đây không phải từ láy?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 7:

Nghệ thuật miêu tả trong đoạn trích:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 9:

Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ  trong câu văn “ Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được ”.
Xem đáp án

- Phép so sánh: Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. 

- Tác dụng:  

+ Thể hiện thái độ ngạo mạn, coi thường người khác; thói xấu bắt nạt kẻ yếu và lối cư xử ích kỉ của Dế Mèn.

+ Làm cho câu văn thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm, làm nổi bật hình ảnh của Dế Mèn.


Câu 10:

Từ lời nói trên của Dế Mèn với Dế Choắt cùng với những trải nghiệm của bản thân, em có suy nghĩ, việc làm như thế nào về cách cư xử với những người xung quanh?

Xem đáp án

HS có nhiều cách cảm nhận khác nhau. Tuy nhiên, HS cần hiểu bài học trong văn bản và thể hiện được suy nghĩ về cách cư xử với những người xung quanh trong cuộc sống :

- Luôn sống khiêm tốn, chan hòa, chân thành, cởi mở với mọi người.

- Phải biết yêu thương, giúp đỡ mọi người, đặc biệt là người yếu thế hơn mình.

- Lựa chọn những lời lẽ dễ nghe để giao tiếp. Điều này có thể giúp thu hẹp khoảng cách tình cảm với mọi người xung quanh.

- Ghi nhớ sự giúp đỡ của người khác. Điều này có thể giúp bạn thắt chặt thêm tình cảm với mọi người .


Câu 11:

Em hãy viết bài văn kể một trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc mà em đã trải qua trong cuộc sống. ( Một lần kết bạn, chuyến đi có ý nghĩa, một thành tích hay chiến thắng, một lần em giúp đỡ người khác…)

Xem đáp án

1. Mở bài:

- Dẫn dắt và giới thiệu về trải nghiệm

2. Thân bài: Kể lại diễn biến của trải nghiệm

-Thời gian và địa điểm diễn ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan.

- Kể lại các sự việc trong câu chuyện (dùng ngôi kể thứ nhất) theo trình tự hợp lí (thời gian, không gian, nguyên nhân- kết quả, mức độ quan trọng của sự việc, ý nghĩa…)

- Tâm trạng của em

3. Kết bài: 

Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của người viết, rút ra ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm mang lại.


Bắt đầu thi ngay