Đề thi giữa kì 1 Sinh học 7 có đáp án (Đề 2)
-
868 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Hãy chú thích thay cho các số trong hình dưới đây
Chú thích
1 - …………….
2 - …………….
3 - …………….
4 - …………….
Đáp án
Chú thích
1- Giác bám
2- Miệng
3- Nhánh ruột
4- Cơ quan sinh dục lưỡng tính (phân nhánh)
Cấu tạo sán lá gan
Câu 3:
Hãy chú thích thay cho các số trong hình sau
Chú thích
1 - ………………
2 - ………………
Đáp án
Chú thích
1- Con cái
2- Con đực
Câu 6:
Em hãy kể tên 10 loài động vật ở xung quanh nơi em đang sống và chỉ rõ nơi cư trú của chúng?
Đáp án
STT | Tên động vật | Nơi cư trú |
1 | Chuột | Cống, hang chuột,.. |
2 | Cá | Ao, hồ, sông, suối, biển, đồng ruộng, mương, máng |
3 | Mèo | Rừng, chuồng mèo |
4 | Chó | Rừng, chuồng chó |
5 | Ốc | Ao, hồ, sông, suối, biển, đồng ruộng, mương, máng |
6 | Muỗi | Nơi tối, bụi cây, vũng nước đọng |
7 | Ong | Tổ ong |
8 | Chim | Làm tổ trên cây |
9 | Ếch | Ao, đầm, sông, suối,… |
10 | Gà | Rừng, chuồng gà |
Câu 7:
Trong dân gian có một vài tin đồn về khả năng “tái sinh vô hạn” của đỉa. Tức là nếu cắ t đỉa ra làm nhiều phần thì mỗi phần sẽ phát triển thành 1 cơ thể mới. Với góc nhìn khoa học, theo em ta có thể giết chểt hoàn toàn 1 con đỉa không? Giết bằng cách nào?
Đáp án
Với góc nhìn khoa học, ta hoàn toàn có thể giết chết đỉa bằng một trong các cách sau:
- Cắt theo chiều dọc (hình thức phá vỡ thể xoang).
- Bằng môi trường cồn.
- Môi trường có nồng độ muối/ axit/ bazơ cao.
- Nhiệt (đỉa sẽ chết hoàn toàn nếu bị đốt cháy, nhiệt do phản ứng nước với vôi,…), dân gian Việt Nam có câu: “Như đỉa phải vôi”.
Câu 8:
Trình bày đặc điểm chung của lớp Sâu bọ. Trong số các đặc điểm chung của Sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với các Chân khớp khác?
Đáp án
- Đặc điểm chung của lớp Sâu bọ:
+ Cơ thể sâu bọ có 3 phần: đầu, ngực, bụng.
+ Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
+ Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
- Trong các đặc điểm trên, đặc điểm nổi bật giúp phân biệt Sâu bọ với các Chân khớp khác là: phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
Câu 9:
Có nên ăn trai sông ở vùng nước ô nhiễm không? Vì sao?
Đáp án
Chúng ta không nên ăn trai sống ở những vùng nước bị ô nhiễm. Vì trai sống ở những vùng nước bị ô nhiễm, khi trai lọc nước (để tìm thức ăn) nhiều chất độc hại sẽ nhiễm vào cơ thể trai, do đó người ăn phải trai này sẽ bị ngộ độc.
Câu 10:
Mài mặt ngoài của trai ngửi thấy có mùi khét? Vì sao?
Đáp án
Mài mặt ngoài của vỏ trai ngửi thấy có mùi khét là vì phía ngoài là lớp sừng có thành phần giống tổ chức sừng ở các động vật khác nên khi mài nóng cháy, chúng có mùi khét.