Đề thi học kì 1 Địa lí 11 có đáp án - Đề 18
-
3678 lượt thi
-
26 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào?
Căn cứ vào biểu đồ (biểu đồ tròn có bán kính khác nhau) và bảng chú giải => Biểu đồ thể hiện nội dung quy mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của Việt Nam năm 2000 và 2007.
Câu 2:
Đặc điểm của toàn cầu hóa là:
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
- Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng.
- Thương mại thế giới phát triển mạnh.
- Các công ti xuyên quốc gia ngày càng có vai trò ngày càng lớn.
Câu 3:
Biến đổi khí hậu toàn cầu đang này càng có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh nhất đến sự phát triển nông nghiệp nhiệt đới. Đó là sự mất mùa, hạn hán, bão lũ ngày càng gia tăng,…
Câu 4:
Quốc gia thuộc nhóm nước đang phát triển là Hàn Quốc (Thực chất Hàn Quốc là quốc gia thuộc nhóm nước công nghiệp mới). Các nước còn lại là Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan là các nước thuộc nhóm nước phát triển.
Câu 5:
Ranh giới phân chia đồng bằng Đông Âu và đồng bằng Tây Xibia của Liên bang Nga là dãy núi Ural (SGK/62, địa lí 11 cơ bản).
Câu 6:
Trung tâm công nghiệp lọc hóa dầu lớn nhất Hoa Kỳ nằm ven vịnh Mê hi cô là Niu Ooclin và Hiuxtơn (SGK/46, địa lí 11 cơ bản).
Câu 7:
Nguyên nhân quan trọng nhất để Hoa Kỳ vươn lên trở thành siêu cường kinh tế thế giới là Hoa Kỳ có chính sách phát triển linh hoạt, thích ứng kịp thời với điều kiện thực tế với nền kinh tế trên thế giới.
Câu 8:
Các nước tham gia thành lập Cộng đồng than và thép châu Âu năm 1951 là Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Luc xem bua, Italia (SGK/47, địa lí 11 cơ bản).
Câu 9:
Trong điều kiện thiếu hụt các nguồn năng lượng trên quy mô toàn cầu hiện nay, Tây Nam Á và gần đây là cả Trung Á đã trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc. Nhiều tổ chức tôn giáo chính trị cực đoan tăng cường hoạt dộng gây nên tình trạng mất ổn định, mà nguyên nhân sâu xa là nguồn dầu mỏ và vị trí địa – chính trị quan trọng của khu vực.
Câu 10:
Đồng tiền chung châu Âu (Ơ rô) được đưa vào thanh toán, giao dịch từ năm 1999. Việc đưa vào sử dụng đồng tiền chung ơ-rô có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu, xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
Câu 11:
Một số đặc điểm về tự nhiên và dân cư, kinh tế - xã hội của các nước Mĩ latinh:
- Đại bộ phận lãnh thổ Mĩ latinh nằm trong vùng nội chí tuyến và tthuộc vùng khí hậu nhiệt đới và xích đạo => C đúng.
- Các quốc gia thuộc khu vực Mĩ latinh giàu tài nguyên khoáng sản đặc biệt là kim loại màu như vàng, đồng, thiếc,… => B đúng.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp và không ổn định. Nhiều nước có tỉ lệ nợ nước ngoài/GDP lớn => A sai và D đúng.
Câu 12:
Dân cư Hoa Kỳ tập trung đông nhất ở phía Đông, Đông Nam => A sai.
Câu 13:
Cho bảng số liệu:
XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA XIN-GA-PO, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)
Năm |
2010 |
2012 |
2014 |
2015 |
Xuất khẩu |
471,1 |
565,2 |
588,5 |
516,7 |
Nhập khẩu |
408,6 |
496,8 |
513,6 |
438,0 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Để thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Xin-ga-po giai đoạn 2010 – 2015, biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất?
Căn cứ vào bảng số liệu (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ; có 4 mốc năm và số liệu thô) và yêu cầu biểu đồ (thể hiện giá trị,…) => Biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Xin-ga-po giai đoạn 2010 – 2015.
Câu 14:
Quyết định cơ bản của những người đứng đầu nhà nước là vai trò quan trọng của cơ quan Hội đồng châu Âu trong Liên minh châu Âu (SGK/48, địa lí 11 cơ bản).
Câu 15:
OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) là tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê Út và Venezuela trong hội nghị tại Bagdad. Việt Nam không tham gia tổ chức này.
Câu 16:
Lãnh thổ châu Phi đại bộ phần nằm trong khu vực nội chí tuyến và có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt => A sai.
Câu 17:
Tây Nam Á có diện tích khoảng 7 triệu km2, số dân hơn 313 triệu người (năm 2005), tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên.., tập trung nhiều nhất ở vùng vịnh Péc-xich.
Câu 18:
Liên Bang Nga có lãnh thổ tự nhiên nằm ở 2 châu lục, đó là châu Âu và châu Á nhưng đại bộ phận lãnh thổ tự nhiên nằm ở khu vực châu Á => D sai.
Câu 19:
Ba trụ cột chính của EU theo Hiệp ước Maxtrich là: Cộng đồng châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, hợp tác về tư pháp và nội vụ (SGK/49, địa lí 11 cơ bản).
Câu 20:
Nguyên nhân chính khiến tỉ lệ dân thành thị của Mĩ Latinh cao trên 75% là cuộc cải cách ruộng đất tiến hành không triệt để nên nhiều người dân không có đất cày cấy đã xuống các thành phố tìm việc làm.
Câu 21:
Hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính đối với Trái Đất là gia tăng các hiện tượng bất thường của khí hậu và thời tiết cực đoan ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống, kinh tế - xã hội mà con người khó lường trước được.
Câu 22:
Trong các tên gọi sau đây, công ty xuyên quốc gia là HONDA, MICROSOFT, NOKIA.
Câu 23:
Cho bảng số liệu:
XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA XIN-GA-PO, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)
Năm |
2010 |
2012 |
2014 |
2015 |
Xuất khẩu |
471,1 |
565,2 |
588,5 |
516,7 |
Nhập khẩu |
408,6 |
496,8 |
513,6 |
438,0 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Nhận xét nào dưới đây không chính xác?
Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
- Giá trị xuất và nhập khẩu từ năm 2010 đến 2014 đều có xu hướng tăng (Nhập khẩu tăng thêm 29,4 Tỷ đô la Mỹ; Xuất khẩu tăng thêm 45,6 Tỷ đô la Mỹ) nhưng không liên tục => Ý C đúng, D sai.
- Xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu => Cán cân xuất nhập khẩu của Xingapo các năm đều xuất siêu. Trong đó, năm 2015 xuất siêu lớn nhất (78,7 Tỷ đô la Mỹ); năm 2010 xuất siêu nhỏ nhất (62,5 Tỷ đô la Mỹ) => Ý A, B đúng.
Câu 24:
Trung Quốc nằm ở khu vực Đông Á => Ý B sai.
Câu 25:
* Địa hình: Địa hình LB Nga cao ở phía đông, thấp dần về phía tây. Dòng sông Ê-nít-xây chia LB Nga ra thành 2 phần rõ rệt:
- Phần phía Tây:
+ Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng. Đồng bằng Đông Âu tương đối cao, xen lẫn nhiều đồi thấp, đất màu mỡ, là nơi trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi chính của LB Nga => Phát triển nông nghiệp, các ngành công nghiệp chế biến.
+ Phần phía bắc đồng bằng Tây Xi-bia chủ yếu là đầm lầy, nông nghiệp chỉ tiến hành được ở dải đất miền Nam. Đồng bằng này không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên => Điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, lọc hóa dầu, công nghiệp chế biến,…
+ Dãy núi U-ran giàu khoáng sản (than, dầu, quặng sắt, kim loại màu...) là ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á-Âu trên lãnh thổ LB Nga.
- Phần phía Đông: Phần lớn là núi và cao nguyên không thuận lợi lắm cho phát triển nông nghiệp nhưng có nguồn khoáng sản, lâm sản và trữ năng thủy điện lớn => Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến lâm sản, công nghiệp thủy điện.
* Thủy văn
LB Nga có nhiều sông lớn, có giá trị về nhiều mặt. Tổng trữ năng thủy điện là 320 triệu kw, tập trung chủ yếu ở vùng Xi-bia trên các sông Ê-nit-xây, Ô-bi. Lê-na. Von-ga là sông lớn nhất trên đồng bằng Đông Âu và được coi là một trong những biểu tượng của nước Nga. LB Nga còn có nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới
=> Điều kiện phát triển công nghiệp thủy điện, du lịch, đánh bắt thủy-hải sản, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt,…
* Khoáng sản: LB Nga có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú => Đa dạng hóa cơ cấu các ngành công nghiệp (khai thác, chế biến,…).
* Rừng: Diện tích rừng của LB Nga đứng đầu thế giới (886 triệu ha, trong đó rừng có thể khai thác là 764 triệu ha) chủ yếu là rừng lá kim (Taiga) => Phát triển các ngành công nghiệp công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản; du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học,…
* Khí hậu: Hơn 80% lãnh thổ LB Nga nằm ở vành đai khí hậu ôn đới, phần phía tây có khí hậu ôn hòa hơn phần phía đông. Phần phía bắc có khí hậu cận cực lạnh giá, chỉ 4% diện tích lãnh thổ (ờ phía nam) có khí hậu cận nhiệt => Phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng khu/vùng nhất định như cừu, dê, củ cải, bắp cải, lúa mì,…
Câu 26:
- Địa hình: Vùng phía Tây còn gọi là vùng Cooc-đi-e bao gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, chạy song song theo hướng bắc – nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên. Ven Thái Bình Dương có các đồng bằng nhỏ, đất tốt, khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới hải dương.
- Khí hậu: Có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.
- Khoáng sản: Tập trung nhiều kim loại màu như: vàng, đồng, chì. Tài nguyên năng lượng cũng hết sức phong phú.
- Rừng: Diện tích rừng tương đối lớn, phân bố chủ yếu ở các sườn núi hướng ra Thái Bình Dương.
- Sông ngòi: Rất ít sông to, chủ yếu các sông nhỏ những có giá trị thủy điện, du lịch, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Như vậy, Vùng phía Tây Hoa Kỳ có điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt với địa hình cao hiểm trở gây khó khăn cho sản xuất và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khu vực này lại giàu có về tài nguyên khoáng sản, lâm sản có thể phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, lâm sản. Ngoài ra, trên các cao nguyên, bán bình nguyên còn có thể phát triển ngành chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò), dê, cừu,…