IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Giáo dục công dân Giải SBT GDCD 7 Bài 11. Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội có đáp án

Giải SBT GDCD 7 Bài 11. Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội có đáp án

Giải SBT GDCD 7 Bài 11. Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội có đáp án

  • 151 lượt thi

  • 22 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết hành vi nào của các chủ thể vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết hành vi nào của các chủ thể vi phạm quy định (ảnh 1)
Xem đáp án

- Ảnh 1 – Hành vi: bán dâm

- Ảnh 2 – Hành vi: mê tín dị đoan

- Ảnh 3 – Hành vi: trộm cắp

- Ảnh 4 – Hành vi: cá độ bóng đá.


Câu 2:

Em hãy liệt kê 5 hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

STT

Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

1

 

2

 

3

 

4

 

5

 

Xem đáp án

STT

Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

1

Mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy.

2

Cá độ bóng đá.

3

Chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm.

4

Tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy.

5

Tổ chức đánh bạc.


Câu 6:

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

(Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Ý kiến

Đồng tình

Không đồng tình

1. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn dân

 

 

2. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, chỉ cần nhắc nhở để mọi người thay đổi hành vi.

 

 

3. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, cần thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật

 

 

4. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, nên thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn.

 

 

5. Phòng, chống tệ nạn xã hội là xử phạt tất cả các hành vi vi phạm.

 

 

Xem đáp án

Ý kiến

Đồng tình

Không đồng tình

1. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn dân

x

 

2. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, chỉ cần nhắc nhở để mọi người thay đổi hành vi.

 

x

3. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, cần thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật

x

 

4. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, nên thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn.

x

 

5. Phòng, chống tệ nạn xã hội là xử phạt tất cả các hành vi vi phạm.

 

x


Câu 8:

Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

Gia đình của H thuộc hàng khá giả trong khu dân cư, nên từ nhỏ H đã được bố mẹ nuông chiều, muốn gì được đó. Dù chưa đủ tuổi sử dụng xe máy, nhưng hằng ngày H vẫn cùng một vài anh chị lớp trên phóng xe, đánh võng ở ngoài đường. Để liên lạc với bạn bè, H đã lấy trộm tiền của bố mẹ mua một chiếc điện thoại di động đắt tiền.

Từ khi có điện thoại, H thường xuyên nói dối bố mẹ, trốn học, tranh thủ mọi thời gian để chơi game. Lúc đầu, H chơi các trò chơi giải trí, sau H đã chuyển sang các trò chơi mang tính bạo lực do được anh M cửa hàng game cho chơi. Lâu dần, H bị nghiện và bị ám ảnh bởi các nhân vật anh hùng trong trò chơi, không thích giao lưu với mọi người xung quanh. H - thường xuyên rơi vào trạng thái dễ kích động, thích bạo lực, không làm chủ được bản thân dẫn đến đánh nhau với các bạn. Để có tiền mua thẻ game và tham gia cá độ, H đã rủ các bạn mình đi ăn trộm tài sản của hàng xóm nên đã bị bắt.

Sau khi được cơ quan công an phân tích, H và các bạn đã nhận thức được hành vi sai trái của mình và chấp nhận cùng với gia đình đền bù thiệt hại cho hàng xóm. Đồng thời, H và các bạn cũng đã chỉ ra những người đã dụ dỗ mình chơi game bạo lực để cơ quan công an biết và xử lí.

a) Em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của H.

Xem đáp án

- Yêu cầu a) Các hành vi vi phạm của H:

+ Sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi

+ Tham gia đua xe.

+ Trộm cắp tài sản của người thân, hàng xóm

+ Cá độ


Câu 9:

b) Theo em, chúng ta cần làm gì để đấu tranh với các tệ nạn xã hội?

Xem đáp án

- Yêu cầu b) Để đấu tranh với các tệ nạn xã hội, chúng ta cần:

+ Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật.

+ Tự giác, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, lớp và địa phương tổ chức.

+ Đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.


Câu 12:

b) Theo em, các hành vi của ông X và anh P sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xem đáp án

- Yêu cầu b)

+ Theo quy định của pháp luật, hành vi hành nghề mê tín dị đoan của ông X có thể bị xử phạt hành chính, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù (tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

+ Theo quy định của pháp luật, hành vi đánh bạc của anh P có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).


Câu 14:

b) Nếu là K trong trường hợp này, em sẽ làm gì để không mắc vào tệ nạn cờ bạc?

Xem đáp án

- Yêu cầu b) Nếu là K, trong trường hợp này, em sẽ: nhờ sợ trợ giúp từ bố mẹ, thầy cô giáo hoặc cơ quan chức năng…


Câu 17:

b) Có ý kiến cho rằng, hành vi của ông D chỉ bị xử phạt hành chính là không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Xem đáp án

- Yêu cầu b) Em không đồng tình với ý kiến trên. V ì: theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi tổ chức sử dụng ma túy và lôi kéo, ép buộc người khác sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (mức phạt cụ thể sẽ tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).


Câu 19:

b) Nếu là M trong trường hợp trên, em sẽ giải thích cho các bạn như thế nào?

Xem đáp án

- Yêu cầu b) Nếu là M, trong trường hợp này, em sẽ giải thích với các bạn rằng: phòng, chống tệ nạn ma túy là trách nhiệm của mỗi công dân trong đó có học sinh chúng ta.


Câu 20:

Là một học sinh, em đã làm gì để cùng mọi người phòng, chống tệ nạn xã hội địa phương?

Xem đáp án

- Để cùng mọi người phòng, chống tệ nạn xã hội địa phương, em đã:

+ Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội do địa phương tổ chức.

+ Xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh, tích cực.

+ …


Câu 21:

Từ những quy định của pháp luật, em hãy lập kế hoạch để phòng, tránh các tệ nạn xã hội cho bản thân.

a) Em hãy chia sẻ về một hoạt động cụ thể của địa phương em trong phòng, chống tệ nạn xã hội. Theo em, những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với em và mọi người xung quanh trong phòng, chống tệ nạn xã hội?

Xem đáp án

Yêu cầu a)

- Địa phương em đã tổ chức các hoạt động:

+ Diễn đàn “Tuyên truyền về hậu quả của tệ nạn ma túy”.

+ Thành lập câu lạc bộ “Công dân phường X đấu tranh phòng, chống ma túy”.

- Theo em, những hoạt động này có ý nghĩa rất lớn, giúp mọi người trong địa phương hiểu rõ về tác hại của ma túy; những con đường dẫn đến nghiện ma túy và biện pháp phòng, chống ma túy.


Câu 22:

b) Hãy cùng các bạn trong lớp tìm hiểu và viết một bài thuyền truyền về phòng, chống tệ nạn ma túy trong học đường.

Xem đáp án

Yêu cầu b)

(*) Bài viết tham khảo:

Ma túy là một trong những đại họa mà toàn nhân loại phải đối mặt và đang là vấn đề nhức nhối, ám ảnh xã hội Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung. Càng gần ma túy thì càng xa cuộc đời, đến với ma túy là đến với sự hủy diệt. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều tệ nạn khác, làm mất an ninh trật tự, gây tâm lý bất an trong nhân dân.

Như chúng ta biết, ma túy có thể rình rập tiếp xúc chúng ta qua rất nhiều con đường: đôi lúc là 1 vài con tem giấy, vài ly nước, vài viên kẹo hay vài điếu thuốc khi được bạn bè rủ rê..v..v..Nếu chúng ta không làm chủ được bản thân mà để rơi vào ma túy thì sẽ không tránh khỏi những tai họa:

- Sức khỏe, trí tuệ bị hủy hoại, không có sức đề kháng với bệnh tật, luôn uể oải, không có khả năng lao động. Ma túy phá hoại sức khỏe của con người, người nghiện dễ mắc các bệnh tim mạch, gan, thần kinh. Theo kết quả điều tra xã hội học cho thấy 80% số người nghiện ma túy trả lời: sẵn sàng làm tất cả mọi việc kể cả phạm tội để có tiền thỏa mãn nhu cầu ma túy.

- Ma túy là con đường ngắn nhất dẫn tới HIV/AIDS do tiêm chích chung kim tiêm ở các tụ điểm với những người nghiện có sẵn vi rút HIV. Vì vậy, ma túy là cầu nối làm gia tăng căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Ở Việt Nam số con nghiện HIV/AIDS ngày một tăng và thời gian dẫn đến cái chết rất ngắn.

- Tệ nạn nghiện ma túy đã làm cho nhà nước hàng năm phải dành một khoảng ngân sách lớn cho công tác phòng chống ma túy. Tệ nạn ma túy ảnh hướng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Qua thống kê , có 70% số vụ phạm tội hàng năm là do người nghiện ma túy gây ra hoặc có liên quan đến ma túy.

Vậy học sinh phải làm gì để ngăn chặn và phòng tránh ma túy?

Chúng ta hãy thực hiện những điều sau nhé:

- Ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo.

- Thi đua chăm chỉ học hành tiến bộ. Đi đến nơi về đến chốn.

- Thời gian rảnh, nên làm một số công việc nhà giúp đỡ gia đình

- Có lối sống lành mạnh, không ăn chơi đua đòi, buông thả.

- Tuyệt đối không tò mò, không thử ma túy dù chỉ 1 lần.

- Cương quyết tránh xa, không chơi với đám bạn xấu có liên quan đến ma túy.

- Không tham gia sử dụng, vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc xúi giục người khác tham gia dưới bất kỳ hình thức nào.

- Khi phát hiện người có liên quan đến ma túy cần báo ngay cho cha mẹ, thầy cô giáo để có biện pháp kịp thời ngăn chặn.

- Đề cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý.

- Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ các bạn  học sinh sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho cha mẹ hoặc thầy, cô giáo.

- Tìm hiểu kỹ năng đối phó với các cảm xúc tiêu cực (buồn chán, thất vọng), các tình huống nguy cơ dẫn đến sử  dụng ma túy.

- Tuyên truyền, vận động cho mọi người cùng phòng tránh ma túy.

Thông qua Bài tuyên truyền này tôi muốn gửi đến tất cả các bạn một thông điệp: “Vì một xã hội tươi đẹp, hãy nói không với ma túy”


Bắt đầu thi ngay