Giải SBT GDCD 7 Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình có đáp án
Giải SBT GDCD 7 Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình có đáp án
-
142 lượt thi
-
22 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết:
- Những mối quan hệ nào được thể hiện trong từng hình ảnh?
- Trong từng hình ảnh, các thành viên trong gia đình đi thực hiện những quyền, nghĩa vụ nào của mình?
- Em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?
- Ảnh 1, 2, 3, 4: quan hệ gia đình giữa bố mẹ với các con
- Ảnh 5: quan hệ gia đình giữa ông bà và các cháu
- Ảnh 6: quan hệ gia đình giữa anh chị em.
Câu 2:
Em hãy liệt kê quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình theo gợi ý sau:
Thành viên trong gia đình |
Quyền |
Nghĩa vụ |
Vợ, chồng |
|
|
Bố mẹ |
|
|
Con |
|
|
Ông, bà |
|
|
Cháu |
|
|
Anh, chị, em |
|
|
Thành viên trong gia đình |
Quyền |
Nghĩa vụ |
Vợ, chồng |
Bình đẳng, yêu thương, tôn trọng lẫn nhau |
Nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. |
Bố mẹ |
- Nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng con |
- Nuôi dạy con - Không được phân biệt đối xử giữa các con; không được ngược đãi, xúc phạm, ép buộc con làm điều trái đạo đức, trái pháp luật. |
Con |
- Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng |
- Yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ. |
Ông, bà |
- Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu. |
- Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. |
Cháu |
- Được ông bà thương yêu, tôn trọng |
- Kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà. |
Anh, chị, em |
- Thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau - Nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng |
- Thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau - Nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng |
Câu 3:
Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Mỗi một gia đình tốt là sẽ là một tế bào lành mạnh cho xã hội.
B. Xã hội tiến bộ sẽ góp phần thúc đẩy mỗi người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình.
C. Gia đình là nơi bố mẹ yêu thương, chiều chuộng con vô điều kiện.
D. Gia đình là chỗ dựa vững chắc để mỗi người thực hiện được ước mơ của mình
E. Gia đình chính là trường học đầu tiên của mỗi người,
G. Chăm sóc con cái là việc của gia đình, còn dạy dỗ là việc của nhà trường.
- Em tán thành với các ý kiến: A, B, D, E. Vì: những ý kiến này đã: phản ánh đúng vai trò của gia đình đối với bản thân mỗi người và đối với xã hội.
- Em không đồng tính với các ý kiến: C, G. Vì:
+ Gia đình là nơi bố mẹ yêu thương con cái, nhưng không có nghĩa là sự yêu thương, chiều chuộng một cách vô điều kiện. Hành động nuông chiều thái quá dễ hình thành những thói quen xấu ở con cái, như: ỷ lại, ích kỉ,…
+ Gia đình cũng cần có trách nghiệm trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái.
Câu 4:
Em hãy cho biết ai thực hiện đúng, ai thực hiện chưa đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
A. Vợ chồng anh Mạnh luôn đáp ứng mọi yêu cầu của các con.
B. Bố mẹ đi làm xa, hai anh em Huy tự chăm sóc nhau.
C. Ông bà thường dạy Mại cách ứng xử với mọi người xung quanh.
D. Thấy My không tự giác học, bố của My nhắc nhở nhưng My không nghe lời.
E. Em Phúc thưởng phụ giúp bố mẹ việc nhà sau khi học xong bài.
G. Chị Xuân thường tự ý xem nhật kí và điện thoại của con.
- Những người thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân là:
+ Hai anh em Huy (trường hợp B)
+ Ông bà của bạn Mai (trường hợp C)
+ Bố bạn My (trường hợp D)
+ Phúc (trường hợp E)
- Những người thực hiện chưa đúng nghĩa vụ của công dân là:
+ Vợ chông anh Mạnh (trường hợp A)
+ Bạn My (trường hợp D)
+ Chị Xuân (trường hợp G).
Câu 5:
Em hãy viết 3 việc làm thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
Thành viên trong gia đình |
Việc làm |
Vợ, chồng |
1. 2. 3. |
Bố mẹ |
1. 2. 3. |
Con |
1. 2. 3. |
Ông, bà |
1. 2. 3. |
Cháu |
1. 2. 3. |
Anh, chị, em |
1. 2. 3. |
Thành viên trong gia đình |
Việc làm |
Vợ, chồng |
1. Yêu thương, tôn trọng lẫn nhau 2. Cùng nhau chăm sóc và nuôi dạy con cái 3. Chia sẻ, giúp đỡ nhau thực hiện công việc nhà |
Bố mẹ |
1. Yêu thương, chăm sóc, giáo dục con cái 2. Tôn trọng ý kiến của con 3. Không phân biệt đối xử giữa các con |
Con |
1. Yêu thương, kính trọng, hiếu thảo với bố mẹ. 2. Giúp đỡ bố mẹ thực hiện các công việc nhà. 3. Phụng dưỡng, chăm sóc khi bố mẹ già yếu. |
Ông, bà |
1. Yêu thương, chăm sóc, giáo dục các cháu 2. Nuôi dưỡng các cháu (khi các cháu chưa thành niên, không có người chăm sóc). 3. Không phân biệt đối xử giữa các cháu. |
Cháu |
1. Yêu thương, kính trọng, hiếu thảo với ông bà. 2. Giúp đỡ ông bà thực hiện một số công việc. 3. Phụng dưỡng, chăm sóc khi ông bà già yếu. |
Anh, chị, em |
1. Yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau 2. Nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. 3. Không phân biệt đối xử giữa các anh/ chị/ em. |
Câu 6:
Những ý kiến dưới đây về quyền, nghĩa vụ của bố mẹ và con là đúng hay sai? (Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
A. Con có bổn phận kính trọng, nghe theo lời dạy bảo của bố mẹ. |
|
|
B. Bố mẹ có quyền buộc con phải làm theo ý muốn của mình. |
|
|
C. Bố mẹ có nghĩa vụ đáp ứng mọi nhu cầu của con. |
|
|
D. Bố mẹ cần tôn trọng ý kiến đúng đắn của con. |
|
|
E. Bố mẹ không được phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, nhưng có thể phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. |
|
|
G. Bố mẹ phải biết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các con. |
|
|
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
A. Con có bổn phận kính trọng, nghe theo lời dạy bảo của bố mẹ. |
x |
|
B. Bố mẹ có quyền buộc con phải làm theo ý muốn của mình. |
|
x |
C. Bố mẹ có nghĩa vụ đáp ứng mọi nhu cầu của con. |
|
x |
D. Bố mẹ cần tôn trọng ý kiến đúng đắn của con. |
x |
|
E. Bố mẹ không được phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, nhưng có thể phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. |
|
x |
G. Bố mẹ phải biết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các con. |
x |
|
Câu 7:
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
TÔ MÌ CỦA NGƯỜI LẠ
Tối hôm đó, sau khi Sue khi cãi lại mẹ, cô đùng đùng ra khỏi nhà. Trong lúc lang thang trên đường, cô mới nhớ ra rằng mình chẳng có đồng bạc nào. Cùng lúc đó, cô đi qua một quán mì, cô thèm một tô mì lắm nhưng lại không có tiền! Người bán mì thấy cô đứng tần ngần trước quầy hàng liền hỏi:
- Này cô bé, cô muốn ăn một tô không? - Nhưng... cháu không mang theo tiền. - Cô thẹn thùng trả lời. - Được rồi, tôi sẽ đãi cô. Vào đây, tôi nấu cho cô một tô mì. - Người bán hàng nói
Máy phút sau, ông chủ quán mang tới cho cô một tô mi bốc khói. Ngồi ăn được mấy miếng, Sue bật khóc.
- Có chuyện gì vậy? Ông chủ quán hỏi.
- Không có chuyện gì, tại cháu cảm động quá. Sue vừa nói, vừa lấy tay quệt nước mắt,... Thậm chí một người không quen ngoài đường còn cho cháu một tô mì. Còn mẹ cháu, sau khi cháu cãi lại đã đuổi cháu ra khỏi nhà. Chú là người lạ mà còn tỏ ra quan tâm đến cháu, còn mẹ cháu thì... Nghe Sue nói, ông chủ quán thở dài: Này cô bé, sao lại nghĩ như vậy? Hãy suy nghĩ lại đi, tôi mới chỉ đãi có một tô mì mà cô đã cảm động như vậy, còn mẹ cô nuôi cô từ khi còn nhỏ xíu, sao cô lại không biết ơn mà còn dám cãi lời mẹ nữa?
Sue giật mình ngạc nhiên khi nghe điều đó. Tại sao mình lại không nghĩ ra điều đó nhỉ? Một tô mì của người lạ mà mình cảm thấy mang ơn, còn mẹ nuôi mình bao năm qua mà thậm chí mình chưa bao giờ quan tâm đến mẹ dù chỉ một chút. Chỉ vì một chuyện nhỏ mà mình đã cài lại mẹ.
Trên đường về, cô nghĩ thầm những điều sẽ nói với mẹ: Mẹ ơi! Con xin lỗi! Con biết đó là lỗi của con, xin mẹ tha thứ cho con.
Khi bước lên thềm cửa, Sue nhìn thấy mẹ đang mệt mỏi và lo lắng vì đã tìm kiếm cô khắp nơi. Nhìn thấy Sue, mẹ cô nói: Sue vào nhà đi con! Chắc con đói bụng lắm rồi phải không? Cơm mẹ nấu xong rồi, vào ăn ngay cho nóng. Không thể kìm được nữa, Sue oà khóc trong vòng tay mẹ.
a) Suy nghĩ và hành động nào của Sue cho thấy cô chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình?
A – CÂU TRUYỆN: TÔ MÌ CỦA NGƯỜI LẠ
- Yêu cầu a) Những suy nghĩ và hành động của Sue cho thấy cô chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình:
+ Cãi lại mẹ; tự ý bỏ nhà ra đi.
+ Nghĩ rằng: mẹ không quan tâm mình nữa nên đã đuổi mình ra khỏi nhà.
Câu 8:
b) Theo em, tại sao Sue không kìm được và oà khóc trong vòng tay của mẹ?
- Yêu cầu b) Sue không kìm được và òa khóc trong vòng tay mẹ vì:
+ Sue cảm thấy hối hận bởi những suy nghĩ và hành động không đúng của bản thân
+ Sue đã nhận ra tình yêu thương, sự quan tâm của mẹ.
Câu 9:
c) Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình?
- Yêu cầu c) Bài học cho bản thân: luôn yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ.
Câu 10:
CHIẾC DÙ CỦA MI-RI-AM
Mi-ri-am nhìn ra cửa sổ. Giữa khung cảnh ảm đạm cuối chiều mưa là bóng của bố ngồi xổm trong vườn như đang xới đất. Một luồng gió lạnh thổi tới, mang theo những giọt nước giá buốt hặt ướt hiên nhà. Khẽ rùng mình, Mi-ri-am chạy vội đi lấy áo khoác, đôi ủng và chiếc dù. Mi-ri-am chạy ra vườn, đến bên bố và khẽ hỏi:
- Bố đang làm gì thế?
Mi-ri-am nghe tiếng bố mệt mỏi đáp:
- Bố đang làm việc.
Chưa hài lòng với câu trả lời của bố, Mi-ri-am hỏi tiếp:
- Bố đào đất hả bố?
Bố trả lời mà không nhìn lên: Không, làm vườn con à.
Mi-ri-am im lặng, nhíu mày. Nhưng nhà mình có vườn rồi mà bố?
Vẫn không ngẩng lên, bố lặng lẽ bảo: - Vườn này rất đặc biệt. Vườn dành cho bà nội của chúng ta, con gái à. Mi-ri-am nói khẽ: Những bà mất rồi.. - ừ..
Ánh mắt dừng lại trên lớp đất ướt nhão, Mi-ri-am lại đắn đo suy nghĩ. Một hồi Sau, cất giọng hỏi bố, nhưng lần này có vẻ rụt rè: Thế... Thế sao bà lại cần có vườn hả bố?
Bố dừng tay và đáp: Bà không cần có vườn đâu Mi-ri-am. Nhưng con biết không, khi nhìn thấy mảnh vườn này, bố con mình sẽ nhớ tên bà. Rồi ta sẽ trồng trong vườn một cây cam để làm kỉ niệm, kỉ niệm sẽ bhắc ta luôn nhớ đến những người đã khuất, con ạ.
Nghe bố nói, Mi-ri-am thấy nhớ bà quá đỗi. Nhớ những chiều, hai bà cháu dắt nhau ra vườn hóng mát, ngồi trên chiếc xích đu kẽo kẹt, Mi-ri-am ngả đầu vào lòng bà, đôi chân lúc lắc theo nhịp của xích đu. Khi hè về, hoa cam nở rộ, mùi hương nhẹ nhàng. Những lúc như vậy, bà nhìn Mi-ri-am cười hiền hậu: “Cháu có ngửi thấy mùi hoa cam không? Thơm như hương trên tóc của cháu bà vậy...", Mi-ri-am lại nhớ đến những ngày đông giá, bà rất thích nằm nghỉ trên trường kỷ cạnh lò sưởi. Những lúc đó, Mi-ri-am thường khệ nệ nang chăn tới đáp cho bà. Mỗi tối trước khi Mi-ri-am đi ngủ, bà thường thì thầm: “Mi-ri-am ơi, bà yêu cháu lắm”. Mi-ri-am ước gì bà còn sống, em sẽ giữ chặt tay bà, không cho bà rời xa,
Nhìn thấy những hạt mưa nhỏ xíu, trong suốt đọng trên tóc bố, Mi-ri-am chợt hỏi:
- Bố ơi, vậy bây giờ không có bà thì ai sẽ che chở cho bố? Bộ ngừng tay, ngẩng lên nhìn Mi-ri-am, bố nói thật khẽ: Là con, con gái của bố
Làn sương mù giăng mờ khắp nơi, vạn vật nhuốm một màu xám thảm. Bên bãi cỏ nhạt nhoà hai dáng người. Bố Mi-ri-am ngồi xổm, cặm cụi xới đất trống mảnh vườn mới, bên cạnh là cô con gái với chiếc dù trong tay, lặng yên đứng che mưa cho bố.
a) Những mối quan hệ nào trong gia đình được nói đến trong câu chuyện? Em hãy viết ra những chi tiết thể hiện việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình Mi-ri-am.
B – CÂU TRUYỆN: CHIẾC DÙ CỦA MI-RI-AM
Yêu cầu a)
- Những mối quan hệ gi đình được đề cập đến trong câu truyện, là:
+ Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (giữa bố của Mi-ri-am với Mi-ri-am; giữa bà nội với bố của Mi-ri-am)
+ Quan hệ giữa ông bà và các cháu (giữa bà nội với Mi-ri-am)
- Những chi tiết thể hiện việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình Mi-ri-am:
+ Bà nội: yêu thương, chăm sóc Mi-ri-am;
+ Bố: làm khu vườn đặc biệt dành cho bà nội; giáo dục Mi-ri-am về lòng hiếu thảo
+ Mi-ri-am: yêu thương bà nội và bố.
Câu 11:
b) Em ấn tượng với hành động nào của Mi-vi-ai thong câu chuyện? Vì sao?
Yêu cầu b) Em ấn tượng nhất với hành động Mi-ri-am đứng lặng yên che mưa cho bố. Vì hành động này đã thể hiện tất cả tình yêu thương, sự kính trọng và biết ơn của Mi-ri-am đối với bố mình.
Câu 12:
Gia đình bạn Sơn có ba thế hệ: ông bà, bố mẹ và hai chị em Sơn. Thương bố mẹ vất vả nên ngoài thời gian học, Sơn thường giúp bố mẹ hướng dẫn em học bài, giúp đỡ bố mẹ làm các công việc trong nhà. Thầy Sơn lúc nào cũng bận rộn việc học việc nhà, bạn thân của Sơn là Phú cho rằng học sinh thì chỉ cần chú tâm vào việc học.
a) Em nhận xét thế nào về suy nghĩ và việc làm của bạn Sơn?
- Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của bạn Sơn cho thấy bạn là một người con ngoan, luôn yêu thương, kính trọng và hiếu thảo với bố mẹ. Bạn Sơn đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con cái với bố mẹ
Câu 13:
b) Em có đồng tình với với ý kiến của Phủ không? Vì sao?
- Yêu cầu b) Em không đồng ý với Phú, vì: học sinh, bên cạnh việc chú tâm vào học cũng cần quan tâm, yêu thương và giúp đỡ bố mẹ.
Câu 14:
Có ý kiến cho rằng, người lớn trong gia đình từng trải và có kinh nghiệm trong cuộc sống, nên con cháu trong nhà phải nghe theo lời khuyên của họ.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
- Em không đồng ý với ý kiến trên, vì:
+ Người lớn trong gia đình tuy từng trải và có kinh nghiệm trong cuộc sống, nhưng không phải lúc nào lời khuyên của người lớn cũng phù hợp.
+ Đối với các vấn đề trong cuộc sống, mỗi người sẽ có những suy nghĩ và cách ứng xử khác nhau. Do đó, con cháu nên lấy lời khuyên của ông bà, cha mẹ làm ý kiến để tham khảo; nhưng cũng cần có chính kiến riêng của mình.
Câu 15:
Đầu năm học, lớp của Mai lập kế hoạch học tập, liệt kê các đồ dùng, sách vở cần mua. Một số bạn dự kiến sẽ về nhà cùng bàn bạc với bố mẹ để mua, nhưng có một số bạn lại cho rằng trách nhiệm của mình là học, còn trách nhiệm của bố mẹ là chăm lo cho các con nên bố mẹ mua cho cái gì thì dùng cái đó
a) Em hãy nhận xét suy ghĩ và hành vi của các bạn trong lớp Mai?
- Yêu cầu a)
+ Những bạn học sinh dự kiến về nhà cùng bàn bạc với bố mẹ => suy nghĩ và hành động đúng đắn.
+ Những bạn học sinh cho rằng “bố meh mua cái gì thì dùng cái đó”=> suy nghĩ chưa phù hợp, chưa thể hiện đúng trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình.
Câu 16:
b) Theo em, học sinh có được tham gia bàn bạc và đưa ra ý kiến của mình với các thành viên khác trong gia đình không? Vì sao?
Yêu cầu b) Học sinh được tham gia bàn bạc và đưa ra ý kiến của mình với các thành viên khác trong gia đình.
Câu 17:
Đang vào mùa gặt, bố mẹ của Bình hối hả với công việc thu hoạch lúa. Buổi sáng, trước khi đi học, bố mẹ nhắc Bình tan học thì về ngay để giúp bố mẹ nấu cơm, trông em. Tan học, mấy bạn rủ Bình đi đá bóng, nhớ lời bố mẹ dặn nhưng Bình vẫn theo bạn đi đá bóng đến tối mới về nhà.
a) Em nhận xét thế nào về việc làm của Bình?
- Yêu cầu a) Nhận xét: hành động của Bình là chưa đúng, thể hiện: Bình chưa biết yêu thương bố mẹ; thất hứa và chưa thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của con cái với bố mẹ.
Câu 18:
b) Nếu em là bạn của Bình, em sẽ góp ý với Bình như thế nào?
- Yêu cầu b) Nếu là bạn của Bình, em sẽ góp ý với Bình rằng: bố mẹ đang vất vả, hối hả với công việc thu hoạch lúa, cậu nên về nhà nấu cơm, trông em giúp bố mẹ. Hành động này vừa thể hiện tình yêu thương của cậu với bố mẹ, cũng vừa là cách để cậu thực hiện đúng lời hứa của mình.
Câu 19:
Gia đình ông Quảng có hai người con trai. Ông Quảng thưởng tỏ tình cảm quý mến đối với cậu em trai hơn cậu lớn và đôi khi còn phân biệt đối xử giữa hai anh em. Cậu con trai lớn tỏ ý không bằng lòng, phản đối bố về sự không công bằng này. Có lần cậu anh nói với bố: “Hai đứa đều là con của bố mà sao bố lại phân biệt đối xử thế?". Ông bố điềm nhiên nói: “Tao là bố, tao có quyền phân biệt đối xử chứ! Thằng em mày chăm làm, tao quý nó hơn; còn mày thì chỉ biết học, không giúp gì được bố mẹ".
Lời nói và biểu hiện của ông Quảng có phù hợp với quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con không? Vì sao?
Câu 20:
- Một số câu ca dao, tục ngữ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình:
+ “Tôm càng lột vỏ, bỏ đuôi/ Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già”.
+ “Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”.
+ “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ “hiếu”, mới là đạo con”.
+ “Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.
+ …
Câu 21:
Em hãy liệt kê một số công việc em có thể làm để thực hiện nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
- Một số công việc em có thể làm để thực hiện nghĩa vụ của công dân trong gia đình:
+ Giúp bố mẹ làm việc nhà.
+ Giúp bố mẹ chăm sóc em trai
+ Giảng bài cho em trai
+ Thường xuyên gọi điện hỏi thăm sức khỏe của ông bà nội/ ngoại
+ Yêu thương, kính trọng, lễ phép với ông bà, bố mẹ,…
Câu 22:
Em hãy tự nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân trong giai đình theo gợi ý dưới đây và tiêu biện pháp để thực hiện tốt hơn bổn phận của bản thân trong gia đình.
Câu hỏi |
Trả lời |
1. Em có thường xuyên giúp đỡ bố mẹ làm các công việc trong gia đình không? |
|
2. Em thường giúp đỡ bố mẹ làm những công việc gì? |
|
3. Em có hay cãi vã với anh chị em trong gia đình không? |
|
4. Em có thường bàn bạc, đưa ra ý kiến của bản thân với gia đình không? |
|
5. Em có tự giác thực hiện các công việc nhà mà bố mẹ giao cho không? |
|
6. Khi ông bà, bố mẹ ốm đau, em có quan tâm, chăm sóc không? |
|
Câu hỏi |
Trả lời |
1. Em có thường xuyên giúp đỡ bố mẹ làm các công việc trong gia đình không? |
- Em thường xuyên giúp đỡn bố mẹ làm các công việc trong gia đình. |
2. Em thường giúp đỡ bố mẹ làm những công việc gì? |
- Nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa; chăm sóc em trai,… |
3. Em có hay cãi vã với anh chị em trong gia đình không? |
- Thỉnh thoảng giữa em và em trai có xảy ra mâu thuẫn, bất hòa. |
4. Em có thường bàn bạc, đưa ra ý kiến của bản thân với gia đình không? |
- Em thường bàn bạc, đưa ra ý kiến của bản thân với gia đình. |
5. Em có tự giác thực hiện các công việc nhà mà bố mẹ giao cho không? |
- Em tự giác thực hiện các công việc nhà mà bố mẹ giao. |
6. Khi ông bà, bố mẹ ốm đau, em có quan tâm, chăm sóc không? |
- Em thường xuyên quan tâm, chăm sóc khi ông bà, bố mẹ ốm. |