Giải SBT GDCD 7 CTST Bài 1. Tự hòa về truyền thống quê hương có đáp án
Giải SBT GDCD 7 CTST Bài 1. Tự hòa về truyền thống quê hương có đáp án
-
157 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hiểu thế nào là tự hào về truyền thống quê hương? Ý nghĩa của việc tự hào về truyền thống quê hương.
- Tự hào về truyền thống của quê hương là sự tự tin, hãnh diện, trân trọng những giá trị tốt đẹp mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Tự hào về truyền thống quê hương giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công trong cuộc sống; đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh tốt đẹp về quê hương mình tới bạn bè khắp nơi.
Câu 2:
Em hãy kể tên một số truyền thống đáng tự hào của quê hương.
- Một số truyền thống đáng tự hào của quê hương:
+ Yêu nước;
+ Đoàn kết;
+ Kiến cường – bất khuất chống ngoại xâm;
+ Hiếu học; tôn sư trọng đạo;
+ Cần cù lao động…
Câu 3:
Em hãy nêu một vài biểu hiện đúng và chưa đúng của việc tự hào về truyền thống quê hương.
- Biểu hiện đúng của việc tự hào về truyền thống quê hương:
+ Tham gia vào các hoạt động đền ơn – đáp nghĩa
+ Tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền
+ Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
+ Tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.
+ …
- Biểu hiện chưa đúng của việc tự hào về truyền thống quê hương:
+ Phân biệt, kì thị vùng miền.
+ Thiếu tôn trọng đối với những người có công với quê hương.
+ Từ chối tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.
+ …
Câu 4:
Em cần làm gì để thể hiện lòng tự hào về truyền thống quê hương?
- Để thể hiện lòng tự hào về truyền thống quê hương, em cần:
+ Phê phán, ngăn chặn những việc làm thiếu trách nhiệm, đi ngược lại những truyền thống tốt đẹp của quê hương
+ Tích cực tìm hiểu, bảo vệ và phát hut những giá trị tốt đẹp từ truyền thống
+ Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước về những truyền thống tốt đẹp của quê hương…
Câu 5:
Em hãy trình bày suy nghĩ về câu hát sau:
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
(Quê Hương, Giáp Văn Thạch)
(*) Suy nghĩ của em:
- Tình yêu quê hương là thứ tình cảm thiêng liêng mà chúng ta nên trân trọng. Nếu một con người không nhớ về nguồn cội và không biết ơn quê hương thì người đó sẽ không thể trưởng thành.
- Tình yêu quê hương không chỉ thể hiện ở nỗi nhớ mà còn thể hiện ở chính trách nhiệm bảo vệ, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Câu 6:
Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:
A. truyền thống quê hương.
B. truyền thống gia đình.
C. truyền thống dòng họ.
D. truyền thống dân tộc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Câu 7:
Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?
A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 8:
Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?
A. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”, “phép vua còn thua lệ làng” “trọng nam khinh nữ”.
B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.
C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.
D. Lối sống thực dụng, trong đồng tiền.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Câu 9:
Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?
A. Nhân ái.
B. Thích phô trương, hình thức.
C. Hiếu học.
D. Tôn sư trọng đạo.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 10:
Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
A. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương.
B. Không quan tâm đến truyền thống quê hương.
C. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.
D. Làm xấu hình ảnh quê hương.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Câu 11:
Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
A. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương.
B. Bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương.
C. Giới thiệu với bạn bè về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
D. Đấu tranh, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu của quê hương.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Câu 12:
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống 1. T sinh ra trên mảnh đất có truyền thống hát đờn ca tài tử Nam Bộ. T rất yêu thích bộ môn nghệ thuật này nên thường xuyên tham gia các buổi biểu diễn và giới thiệu cho du khách về nét văn hoá đặc sắc này của quê hương.
Tình huống 2. Quê hương của H là vùng đồng bằng sông nước Cửu Long, có rất nhiều sản vật phong phú. H cho rằng chẳng cần phải chăm chỉ học hành và sau này lớn lên cũng không sợ đói.
Tình huống 3. Hằng năm, vào dịp lễ hội truyền thống của quê hương, người dân trong làng của N đều tổ chức ăn uống linh đình. Vì cho rằng việc này gây lãng phí của cải, vật chất nên N thường góp ý với bố mẹ mình, vận động bà con, hàng xóm hạn chế mua sắm, tránh lãng phí không cần thiết.
- Em đồng tình hay phản đối việc làm của các nhân vật trong ba tình huống trên? Vì sao?
Yêu cầu số 1:
- Em đồng tình với việc làm của bạn T (trong tình huống 1) và bạn N (trong tình huống 3). Vì: đây là những hành động thể hiện sự tự hào, bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- Em không đồng tình với suy nghĩ của bạn H (trong tình huống 2) vì H chưa biết phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Câu 13:
- Hành vi nào thể hiện việc phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương và những tập tục nào cần được xoá bỏ?
Yêu cầu số 2:
- Những hành vi thể hiện việc phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương là:
+ T tích cực tham gia các buổi biểu diễn và giới thiệu cho du khách về Đờn ca tài tử (trong tình huống số 1).
+ N góp ý với bố mẹ, vận động bà con, hàng xóm không tổ chức ăn uống linh đình, hạn chế mua sắm, tránh lãng phí (trong tình huống số 3).
- Tập tục nào cần được xoá bỏ là: tổ chức ăn uống linh đình, lãng phí trong dịp lễ hội
Câu 14:
Em hãy sưu tầm và giới thiệu với mọi người về một truyền thống tốt đẹp của quê hương.
(*) Bài tham khảo số 1 (Truyền thống yêu nước ở quê hương Nghệ An)
- Nghệ An là vùng đất có truyền thống cách mạng, lịch sử hào hùng. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, Nghệ An luôn có những đóng góp quan trọng và to lớn.
- Đặc biệt, nơi đây cũng là quê hương của vị anh hùng dân tộc, lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam, Danh nhân văn hóa thế giới, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(*) Bài tham khảo số 2 (Hội Lim ở Bắc Ninh)
- Hằng năm, trong không khí tưng bừng của những ngày đầu xuân, các liền anh, liền chị quan họ vùng Kinh Bắc lại cùng nhau về thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh để trảy hội. Các liền chị mặc những chiếc áo tứ thân mớ ba, mớ bảy sặc sỡ, duyên dáng, thiết tha câu hát quan họ trên thuyền rồng cùng các liền anh.
- Ngoài hát quan họ, hội Lim còn có thi đấu vật cổ truyền, chơi cờ tướng, têm trầu cánh phượng, hát giao duyên…
Câu 15:
Tục lệ nào ở quê hương em cần khắc phục hoặc xoá bỏ? Vì sao? Em hãy cùng bạn xây dựng kế hoạch để bỏ dần những phong tục lạc hậu ấy.
- Ở quê hương em, tục lệ cần khắc phục là: tổ chức ăn uống linh đình trong các dịp ma chay, cưới hỏi. Vì: tục lệ này gây ra sự tốn kém, lãng phí không cần thiết.
- Kế hoạch để loại bỏ dần tục lệ ấy:
+ Góp ý với bố mẹ và người thân trong gia đình, để thực hiện lối sống đơn giản, tiết kiệm trong chính gia đình
+ Vận động hàng xóm, láng giềng xung quanh cùng hạn chế mua sắm, tổ chức ma chay, cưới hỏi một cách đơn giản, tiết kiệm, tránh lãng phí không cần thiết.