IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Giáo dục công dân Giải SBT GDCD 7 CTST Bài 3. Học tập tự giác, tích cực có đáp án

Giải SBT GDCD 7 CTST Bài 3. Học tập tự giác, tích cực có đáp án

Giải SBT GDCD 7 CTST Bài 3. Học tập tự giác, tích cực có đáp án

  • 146 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 6:

Dùng những từ đã tìm được trong phần giải ô chữ ở câu 1, em hãy viết một đoạn văn ngắn về tính tự giác, tích cực trong học tập.

Xem đáp án

(*) Đoạn văn tham khảo

Học tập là một công việc khó khăn và tốn thời gian suốt đời. Vì vậy, nếu không kiên trì và tự giác trong học tập, chắc chắn bạn sẽ thất bại.

Để hình thành và vận dụng ý thức tự giác trong học tập, trước hết chúng ta phải nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của việc học đối với con người và trách nhiệm của mình trong cuộc sống. Hãy luôn trau dồi ý thức học tập và rèn luyện cho mình những phẩm chất tốt đẹp. Để tự giác trong học tập, chúng ta phải biết tự thực hiện các nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở. Trong lớp học, chú ý lắng nghe bài giảng của giáo viên, tích cực suy nghĩ, thảo luận và bày tỏ quan điểm của mình. Tự giác ở nhà luyện tập, đọc sách, xem lại các tài liệu có liên quan và làm các bài tập, thí nghiệm để rèn luyện kỹ năng. Bạn cần lập cho mình một kế hoạch học tập rõ ràng, chính xác và đầy đủ, đồng thời kiên trì thực hiện. Nếu làm được điều này, bạn có thể cầm chắc kết quả học tập tốt, khiến bố mẹ tự hào và thầy cô vui lòng.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo


Câu 7:

Em hãy đánh dấu X vào ô trống bên phải ở các hành vi thể hiện tính tự giác, tích cực trong học tập.

1

Hai chị em M luôn chủ động trong học tập.

 

2

Mỗi tối, S thường xem phim đến tận khuya, khi mẹ nhắc nhở mới làm bài tập.

 

3

Sau khi hoàn thành các bài tập trên lớp, N thường tìm hiểu thêm các vấn đề về khoa học tự nhiên.

 

4

H chỉ ngồi vào bàn học bài khi có sự nhắc nhở của bố mẹ.

 

5

Mỗi khi không có sự nhắc nhở của bố mẹ, M sẽ dành thời gian chơi cùng các bạn trong ngõ, sau đó mới vội vàng làm bài tập.

 

6

Ban đêm, A thường lên mạng xã hội để nói chuyện với mọi người.

 

7

Gặp bài tập khó, ngay lập tức T gọi điện nhờ K giúp.

 

8

P rất thích tìm hiểu về các quốc gia trên thế giới. Vì thế, bạn ấy luôn tìm đọc các sách, báo về địa lí.

 

9

Mỗi khi làm bài tập nhóm, B luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được nhóm phân công.

 

10

H luôn nhờ các bạn làm giúp phần việc của mình mỗi khi cô giáo giao bài tập nhóm.

 

11

D thường từ chối mỗi khi được lớp phân công tìm tài liệu cho bài thuyết trình.

 

12

Q thường cố gắng hoàn thành bài tập trước thời hạn.

 

13

N rất hăng hái phát biểu xây dựng bài.

 

14

A luôn chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài.

 

15

Mỗi khi gặp bài khó, C luôn cố gắng suy nghĩ để tìm ra kết quả.

 

Xem đáp án

1

Hai chị em M luôn chủ động trong học tập.

X

2

Mỗi tối, S thường xem phim đến tận khuya, khi mẹ nhắc nhở mới làm bài tập.

 

3

Sau khi hoàn thành các bài tập trên lớp, N thường tìm hiểu thêm các vấn đề về khoa học tự nhiên.

X

4

H chỉ ngồi vào bàn học bài khi có sự nhắc nhở của bố mẹ.

 

5

Mỗi khi không có sự nhắc nhở của bố mẹ, M sẽ dành thời gian chơi cùng các bạn trong ngõ, sau đó mới vội vàng làm bài tập.

 

6

Ban đêm, A thường lên mạng xã hội để nói chuyện với mọi người.

 

7

Gặp bài tập khó, ngay lập tức T gọi điện nhờ K giúp.

 

8

P rất thích tìm hiểu về các quốc gia trên thế giới. Vì thế, bạn ấy luôn tìm đọc các sách, báo về địa lí.

X

9

Mỗi khi làm bài tập nhóm, B luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được nhóm phân công.

X

10

H luôn nhờ các bạn làm giúp phần việc của mình mỗi khi cô giáo giao bài tập nhóm.

 

11

D thường từ chối mỗi khi được lớp phân công tìm tài liệu cho bài thuyết trình.

 

12

Q thường cố gắng hoàn thành bài tập trước thời hạn.

X

13

N rất hăng hái phát biểu xây dựng bài.

X

14

A luôn chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài.

X

15

Mỗi khi gặp bài khó, C luôn cố gắng suy nghĩ để tìm ra kết quả.

X


Câu 8:

Em hãy xử lý các tình huống sau:

Tình huống 1. P còn nhiều bài tập chưa làm nhưng bạn lại rủ đi xem phim. Nếu là P, em sẽ nói gì với bạn?

Xem đáp án

- Xử lí tình huống 1: Nếu là P, em sẽ nói với bạn rằng: “Tiếc quá, mình còn rất nhiều bài tập chưa hoàn thành, nên không thể cùng cậu đi xem phim được. Hẹn cậu dịp khác nhé!”.


Câu 9:

Tình huống 2. Dù vẫn chưa làm xong bài tập về nhà nhưng chuẩn bị đến chương trình truyền hình mà N yêu thích. Nếu là N, em sẽ làm gì?

Xem đáp án

- Xử lí tình huống 2: Nếu là N, em sẽ cố gắng làm hết các bài tập về nhà, sau đó mới xem chương trình truyền hình.


Câu 10:

Tình huống 3. H thấy các bạn đang tập văn nghệ và nghĩ: “Mình muốn đi học thanh nhạc mà trung tâm văn hoá ở xa nhà mình quá!”. Nếu là H, em sẽ làm gì?

Xem đáp án

- Xử lí tình huống 3: Nếu là H, em sẽ: xin bố mẹ cho mình đăng kí học thanh nhạc ở trung tâm văn hóa, khắc phục vấn đề đường xa bằng cách sắp xếp thời gian hợp lí; sau khi học thanh nhạc tại trung tâm văn hóa, em có thể học thêm (học online tại nhà) thông qua youtube…


Câu 12:

Tình huống 5. M là học sinh mới của lớp 7A3. Vì điểm bài kiểm tra môn Tiếng Anh quá thấp so với các bạn, M tự hứa với bản thân rằng: “Mình sẽ cố gắng học thật chăm chỉ để giỏi tiếng Anh hơn!". Nếu em là M, em sẽ làm gì để học giỏi môn Tiếng Anh?

Xem đáp án

- Xử lí tình huống 5: Nếu là M, để học tốt môn tiếng Anh hơn, em sẽ:

+ Học tập thêm các từ vựng tiếng Anh liên quan đến các bài học trên lớp;

+ Rèn luyện kĩ năng viết thông qua việc tập viết các đoạn văn/ bài luận…

+ Rèn luyện, củng cố kĩ năng đọc hiểu thông qua việc đọc truyện tranh song ngữ

+ Củng cố kĩ năng nghe – nói, thông qua việc: giao tiếp, trao đổi với các bạn người nước ngoài/ nghe nhạc hoặc xem phim hoạt hình tiếng Anh…


Câu 13:

Em hãy kể về một tấm gương luôn tự giác, tính cực trong học tập. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?

Xem đáp án

(*) Tấm gương: Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tinh thần tự học, đặc biệt là học ngoại ngữ trong suốt hành trình tìm đường cứu nước. Nhờ tích cực, tự giác học tập, Bác có thể nói được một số tiếng nước ngoài, như: tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc,…

(*) Bài học: luôn tích cực, tự giác học tập.


Câu 14:

Em hãy xây dựng kế hoạch để thực hiện một mục tiêu nhằm rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.

Gợi ý:

- Mục tiêu.

- Công việc em sẽ làm.

- Khó khăn, thách thức.

- Biện pháp khắc phục.

Xem đáp án

- Mục tiêu: học tập tốt môn tiếng Anh

- Công việc em sẽ làm:

+ Học thêm từ vựng;

+ Rèn luyện, củng cố ngữ pháp;

+ Rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết

- Khó khăn, thách thức:

+ Từ vựng tiếng Anh rất phong phú, em không biết nên học từ gì? bắt đầu từ đâu?

+ Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của bản thân em còn yếu, em sẽ cảm thấy xấu hổ, ngại giao tiếp với người bản xứ.

- Một số biện pháp khắc phục:

+ Mua từ điển; học từ vựng theo từng chủ đề

+ Xem phim hoặc nghe nhạc tiếng Anh

+ Đọc truyện tranh song ngữ (Việt – Anh)

+ Gạt bỏ tâm lí xấu hổ, tự ti để học tập với thái độ chủ động, tích cực, cầu tiến…


Bắt đầu thi ngay