Giải SBT HĐTN 10 Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống có đáp án
-
119 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo em, quan điểm sống là gì?
Câu 2:
Chia sẻ suy nghĩ của em về quan điểm sống của các bạn dưới đây:
- Quan điểm 1: Tin vào bản thân sẽ giúp chúng ta dám làm, dám thách thức, vượt qua mọi giới hạn. Dù biết cố gắng có thể sẽ không giúp chúng ta được như ý, nhưng chỉ cần chúng ta có niềm tin, cố gắng không ngừng thì thành công sẽ luôn đến. Đừng bao giờ nản chí cố gắng có thể chưa thành công nhưng không cố gắng thì đừng bao giờ nghĩ đến thành công.
- Quan điểm 2: Sống đơn giản không phải là một điều dễ vì vuộc sống này vốn dĩ đã không đơn giản nhưng tính trung thực thì chúng ta có thể làm được bởi chúng ta có thể rèn luyện bản thân.
- Quan điểm 3: Tôi đồng ý với quan điểm trên bởi áp lực khiến chúng ta có thể bứt phá, thực hiện mục tiêu. Nhưng áp lực ở đây theo suy nghĩ tích cực, còn nếu chúng ta nghĩ áp lực là tiêu cực nó sẽ khiến chúng ta trở nên mệt mỏi. Vì vậy quan rong nhất là luôn suy nghĩ tích cực trước mọi hoàn cảnh, con đường nào cũng có lối thoát, chúng ta cần biến áp lực thành động lực phấn đấu.
- Quan điểm 4: Quan điểm này rất chính xác, thường khi nóng giận, chúng ta sẽ không thể kiểm soát được lời nói, hành động của minh rất dễ khiến đối phương bị tổn thương, vì vậy im lặng là một giải pháp hữu hiệu; còn khi vui vẻ chúng ta sẽ nghĩ mọi thứ nhẹ nhàng, tươi đẹp, dễ dàng vì vậy đừng đánh mất lí trí mà hứa khi chưa chắc đã thực hiện được.
Câu 3:
Viết một mệnh đề thể hiện quan điểm sống của em. Quan điểm đó đã ảnh hưởng như thế nào đến suy nghĩ và hành động của em?
“Càng cố gắng, càng may mắn” là điều mà em luôn tâm niệm trong cuộc sống. Chỉ khi chúng ta cố gắng không ngừng thì chúng ta sẽ cảm thấy có nhiều cơ hội, may mắn đến với mình. Quan điểm này đã khiến em sống lí trí và tích cực hơn thay vì chờ may mắn đến thì ta nên cố gắng tự tạo cho chính mình.
Câu 4:
Tìm và sắp xếp những từ thể hiện nét tính cách của em theo các mối quan hệ phù hợp.
Mối quan hệ với người khác |
Mối quan hệ với công việc |
Mối quan hệ với bản thân |
Mối quan hệ với tài sản |
…………………. …………………. |
…………………. …………………. |
…………………. …………………. |
…………………. …………………. |
Mối quan hệ với người khác |
Mối quan hệ với công việc |
Mối quan hệ với bản thân |
Mối quan hệ với tài sản |
Cởi mở, vui vẻ, thận trọng |
Cẩn thận, tinh tế, gọn gàng |
Lạc quan, chăm chỉ, trách nhiệm |
Tiết kiệm, giữ gìn |
Câu 5:
Tô màu hồng vào ô ở từ chỉ tính cách em lựa chọn cho bạn nữ và màu xanh vào ô ở từ chỉ tính cách em lựa chọn cho bạn nam dưới đây:
- Từ chỉ tính cách em lựa chọn cho bạn nữ: dịu dàng, vui vẻ, khéo léo, bướng bỉnh, hướng nội, nhẹ nhàng, tinh tế
- Từ chỉ tính cách em lựa chọn cho bạn nam: tinh tế, mạnh mẽ, vui vẻ, dịu dàng, vụng về, ít nói, hài hước, dễ tính, nhiệt tình
Câu 6:
Viết ra ba tính cách đặc trưng của em. Tính cách đó mang tính tích cực hay không tích cực và có hoàn toàn trùng với quan điểm em đánh giá cao về tính cách đó hay không?
Tính cách của em |
Quan điểm của em về tính cách này |
Ví dụ : Em là nữ và rất cá tính. |
Nữ nên dịu dàng hoặc hình ảnh mạnh mẽ, năng động của nữ cũng rất dễ thương. |
………………………………………… ………………………………………… |
………………………………………… ………………………………………… |
………………………………………… ………………………………………… |
………………………………………… ………………………………………… |
Tính cách của em |
Quan điểm của em về tính cách này |
Em là người rất hiểu chuyện. |
Em cảm thấy tính cahcs này của em mang hai thái cực. Một mặt tích cực thì khá tốt vì hiểu chuyện khiến chúng ta luôn suy nghĩ có chừng mực. Nhưng ngược lại đôi khi quá hiểu chuyện sẽ khiến bản thân trở nên thiệt thòi, khá mệt mỏi. |
Em luôn luôn lạc quan |
Em cảm thấy rất thích tính cách này vì trong mọi việc em luôn bình tĩnh, lạc quan nên khiến cho mọi việc sẽ nhẹ nhàng, nhìn theo hướng tốt đẹp hơn. |
Em là người dễ tức giận |
Em không thích tính cách này và em cũng đang cố gắng thay dổi, luôn kiềm chế trước khi mình sắp tức giận điều gì. |
Câu 7:
Đánh giá mức độ biểu hiện của người có tư duy phản biện ở bản thân em bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng:
Biểu hiện |
Thường xuyên |
Thỉnh thoảng |
Không bao giờ |
1. Trao đổi dễ dàng với người có quan điểm khác với mình. |
|
|
|
2. Kiểm chứng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. |
|
|
|
3. Đặt nhiều câu hỏi để làm rõ vấn đề. |
|
|
|
4. Học hỏi cái mới và tìm hiểu sâu vấn đề |
|
|
|
5. Cởi mở, không bảo thủ, sẵn sàng thay đổi suy nghĩ nếu bản thân sai. |
|
|
|
6. Tìm kiếm các phương án khác nhau cho vấn đề. |
|
|
|
Biểu hiện |
Thường xuyên |
Thỉnh thoảng |
Không bao giờ |
1. Trao đổi dễ dàng với người có quan điểm khác với mình. |
X |
|
|
2. Kiểm chứng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. |
X |
|
|
3. Đặt nhiều câu hỏi để làm rõ vấn đề. |
X |
|
|
4. Học hỏi cái mới và tìm hiểu sâu vấn đề |
|
X |
|
5. Cởi mở, không bảo thủ, sẵn sàng thay đổi suy nghĩ nếu bản thân sai. |
|
X |
|
6. Tìm kiếm các phương án khác nhau cho vấn đề. |
X |
|
|
Câu 8:
1. Bạn đã biết gì về vấn đề này? Nó xuất phát từ đâu? Vấn đề này nói lê hay chứng minh được điều gì. Vấn đề mang tính khách quan hay tiêu cực.
2. Trước khi chấp nhận nên suy xét kĩ càng, đưa ra các câu hỏi còn thắc mắc, và khiến đối phương thuyết phục vấn đề này đúng hay sai chỗ nào. Sau đó hãy đồng tình hoặc đưa ra phản biện.
3. Tìm các bằng chứng sau đó trình bày một cách mạch lạc, rõ ràng.
Câu 9:
Chia sẻ cách em tư duy phản biện với các ý kiến về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống.
- Trong khi làm việc nhóm, có vấn đề gây tranh cãi về môi trường, cần phải phân tích thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đưa các bằng chứng cụ thể để tăng tính thuyết phục.
- Trước khi tiến hành một dự án cần phân tích trước các lợi ích cũng như rủi ro khi mình thực hiện dự án này.
Câu 10:
Điền thông tin vào ô trống thể hiện các bước khi tranh biện và những biểu hiện của em ở mỗi bước.
Bước 1: Tìm hiểu chủ đề tranh luận => đọc kĩ chủ đề tranh biện, chỉ ra từ khoá quan trọng để xây dựng lập luận tranh biện.
Bước 2: Xây dựng luận điểm, lựa chọn dẫn chứng => xác định luận điểm và sắp xếp cá ý trong luận điểm sao cho logic, có tính liên kết và dễ hiểu; lựa chọn dẫn chứng phù hợp và đáng tin cậy
Bước 3: Xây dựng chiến lược tranh biện => sắp xếp lần lượt và cân bằng các câu trả lời sao cho logic và hỗ trợ được nhau trong quá trình tranh biện.
Bước 4: Thuyết trình => Trinh bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc, kết hợp với sự biểu cảm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể.
Bước 5: Phân tích câu hỏi chất vấn, lật ngược vấn đề, phản biện vấn đề => Phân tích, đưa ra lập luận phản bác hoặc bảo vệ ý kiến, luận điểm của các nhân hoặc nhóm.
Bước 6: Trả lời câu hỏi chất vấn => Trả lời thuyết phục các câu hỏi với sự tự tin, bình tĩnh, ôn hoà và hấp dẫn.
Câu 11:
Thể hiện sự đồng tình/không đồng tình với nhận định sau:
“Học đại học là con đường tốt nhất để vào đời”
Nhận định trên không sai nhưng cũng chưa chính xác bởi học đại học là con đường ngắn nhất, cũng có thể là dễ dàng nhất giúp chúng ta tiếp cận với thị trường lao động nhưng để nói là con đường tốt nhất có thể đúng với các bạn biết tận dụng cơ hội này để trau dồi nhưng cũng không thể phủ nhận những người không qua trường lớp, không học đại học hoc vẫn có những công việc tốt. Nhưng nói tóm lại thì học đại học vẫn nên là sự lựa chọn, ưu tiên số một mà các bạn nên hướng tới.
Câu 12:
Viết một hiện tượng theo nội dung gợi ý và xác định hướng tư duy tiêu cực có thể xảy ra, từ đó điều chỉnh sang tư duy tích cực.
Tư duy tiêu cực |
Hiện tượng |
Tư duy tích cực |
……………………….. ……………………….. |
Bản thân ……………………….. ……………………….. |
……………………….. ……………………….. |
……………………….. ……………………….. |
Người khác ……………………….. ……………………….. |
……………………….. ……………………….. |
……………………….. ……………………….. |
Học tập ……………………….. ……………………….. |
……………………….. ……………………….. |
……………………….. ……………………….. |
Lao động ……………………….. ……………………….. |
……………………….. ……………………….. |
……………………….. ……………………….. |
Môi trường sống ……………………….. ……………………….. |
……………………….. ……………………….. |
Tư duy tiêu cực |
Hiện tượng |
Tư duy tích cực |
Em đang cố che giấu cảm xúc, tỏ ra yêu đời |
Bản thân Em là một người vui vẻ, lạc quan |
Lạc quan giúp em có một cuộc sống vui vẻ hơn. |
Bạn A cố tỏ ra thân thiện để lôi kéo bạn be về phe mình, lấy lòng người khác. |
Người khác Bạn A là người vui vẻ, bao dung, luôn giúp đỡ mọi người
|
Bạn A là một người tốt bụng, thật đáng ngưỡng mộ. |
Bạn H. không thông minh nên cố học chăm chỉ. |
Học tập Bạn H. học hành rất chăm chỉ |
Bạn H. thực sự làm một người có chí tiến thủ, có cố gắng. |
Anh ấy luôn ôm đồm công việc, không biết san sẻ. |
Lao động Anh ấy luôn làm việc hết mình |
Anh ấy là một người có trách nhiệm trong công việc. |
Hàng xóm xung quanh thật nhiều chuyện, luôn moi móc chuyện nhà người ta. |
Môi trường sống Hàng xóm xung quanh rất thân thiện |
Hàng xóm xung quanh luôn quan tâm, giúp đỡ. |
Câu 13:
Viết một điều em tâm đắc nhất ở bản thân mà em luôn phát huy và một điểm em đã khắc phục được hạn chế ở bản thân:
Điều em tâm đắc nhất |
Điều đã khắc phục được hạn chế |
………………………………………. ………………………………………. |
………………………………………. ………………………………………. |
Điều em tâm đắc nhất |
Điều đã khắc phục được hạn chế |
Luôn luôn vui vẻ, lạc quan |
Luôn tự nhắc nhở bản thân phải kiềm chế sự nóng giận của mình |
Câu 14:
Chia sẻ về kết quả rèn luyện của em trong phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
Điểm mạnh của em là luôn lạc quan, vui vẻ, đó là điều mà em luôn tâm niệm và tích cực phát huy và điều đó khiến cho em luôn cảm thấy nhẹ lòng, dễ sống hơn. Và điểm yếu của em đó chính là dễ tức giận tuy nhiên nhờ có sự lạc quan, vui vẻ nên em đã hạn chế, kiểm soát được cảm xúc của bản thân rất nhiều.
Câu 15:
Viết quan điểm sống của em về các nội dung sau:
- Với bản thân: yêu thương, chăm sóc bản thân, sống vui vẻ lạc quan.
- Với người khác: đối xử chân thành, sãn sàng giúp đỡ họ trong khả năng của mình.
- Với tài sản: bảo quản, giữ gìn, chi tiêu hợp lí.
- Với công việc: luôn nghiêm túc, có trách nhiệm.
Câu 16:
Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề.
Thuận lợi: có cơ hội lan toả những điều tích cực, lạc quan tới mọi người xung quanh.
Khó khăn: chưa thực hiện được một số hoạt động vì khá khó hiểu cần sự trọ giúp của người khác.
Câu 17:
Đánh dấu X vào mức độ em đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu của chủ đề.
Nội dung đánh giá |
Tốt |
Đạt |
Chưa đạt |
1. Xác định được quan điểm sống tích cực. |
|
|
|
2. Xác định được đặc điểm, tính cách, một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. |
|
|
|
3. Nhận điện được những đặc trưng cơ bản của người có tư duy phản biện. |
|
|
|
4. Hình thành nên tư duy tích cực để góp phân tạo nên quan điểm sống tích cực. |
|
|
|
5. Xác định được các bước thực hiện tranh biện và các biểu hiện của tư duy phản biện. |
|
|
|
6. Biết cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân. |
|
|
|
7. Biết cách phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong tính cách của bản thân. |
|
|
|
8. Thể hiện được quan điểm sống tích cực trong cuộc sống. |
|
|
|
Nội dung đánh giá |
Tốt |
Đạt |
Chưa đạt |
1. Xác định được quan điểm sống tích cực. |
X |
|
|
2. Xác định được đặc điểm, tính cách, một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. |
x |
|
|
3. Nhận điện được những đặc trưng cơ bản của người có tư duy phản biện. |
x |
|
|
4. Hình thành nên tư duy tích cực để góp phân tạo nên quan điểm sống tích cực. |
|
X |
|
5. Xác định được các bước thực hiện tranh biện và các biểu hiện của tư duy phản biện. |
|
X |
|
6. Biết cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân. |
X |
|
|
7. Biết cách phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong tính cách của bản thân. |
X |
|
|
8. Thể hiện được quan điểm sống tích cực trong cuộc sống. |
X |
|
|
Câu 18:
Nhận xét của nhóm bạn.
- Phát huy suy nghĩ tích cực, tinh thần lạc quan, vui vẻ.
- Thể hiện được quan điểm sống rõ ràng.
Câu 20:
Viết những kĩ năng em cần tiếp tục rèn luyện:
- Kiểm soát cảm xúc của bản thân.
- Hình thành những suy nghĩ tích cực trong mọi hoàn cảnh.
- Có thái độ sống chân thực, rõ ràng.