IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Lịch sử Giải SBT Lịch sử 6 Chương 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc - Bộ Cánh diều

Giải SBT Lịch sử 6 Chương 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc - Bộ Cánh diều

Bài 12: Nước Văn Lang - SBT LS 6

  • 129 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ 

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư dân Lạc Việt đã sống quây quần ở lưu vực các sông lớn như: sông Hồng, sông Mã, sông Cả,… Đời sống sản xuất có nhiều chuyển biến, xã hội đã có sự phân hóa giàu nghèo. Do nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước Văn Lang.


Câu 2:

Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở 

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở Phong Châu (thuộc tỉnh Phú Thọ hiện nay).


Câu 3:

Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.


Câu 4:

Người đứng đầu một bộ là 

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Sau khi lên ngôi, vua Hùng chia cả nước làm 15 bộ, đứng đầu các bộ là Lạc Tướng.


Câu 5:

Hãy trình bày những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang theo mẫu dưới đây:

Bài 12: Nước Văn Lang

Xem đáp án

Nghề sản xuất chính

- Nông nghiệp trồng lúa nước…

Ăn

- Đồ ăn chính hằng ngày là: gạo nếp, gạo tẻ, rau, thịt, cá, ốc…

- Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa, lá, gỗ…

Mặc (trang phục)

- Ngày thường: nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất, nữ mặc váy, mặc yếm.

- Vào dịp lễ hội, người Việt cổ có thể đội thêm mũ lông chim, đeo trang sức (vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai…).

Phương tiện đi lại trên sông

- Ghe, thuyền là phương tiện chủ yếu.

Lễ hội

- Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm. 

- Trong những ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, nhảy múa, ca hát trong tiếng khèn, tiếng trống đồng náo nức.

Phong tục, tập quán

- Tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy.

Tín ngưỡng

- Tục thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (thờ núi, Mặt Trời…).

- Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo công cụ lao động hoặc đồ dùng sinh hoạt.


Câu 6:

Hãy quan sát các hình ảnh hoa văn trên mặt trống đồng dưới đây và giải thích ý nghĩa của mỗi hình ảnh.

Bài 12: Nước Văn Lang

Xem đáp án

- Những hoa văn trên mặt trống đồng thể hiện gần như toàn cảnh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang:

+ Hình 12.1 (hình thuyền) – phản ánh phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Việt cổ.

+ Hình 12.2 (hình đôi nam nữ giã gạo và người thổi kèn) – phản ánh về loại lương thực chính của người Việt cổ (gạo nếp, gạo tẻ…) và tính cách, sở thích của người Việt (vui vẻ, hòa đồng, thích nhảy múa, ca hát trong tiếng khèn, tiếng trống…).

+ Hình 12.3 (hình nhà sàn) – phản ánh về phong cách xây dựng nhà cửa chủ yếu của người Việt cổ.


Câu 7:

Đặt các từ ngữ cho sản vào các ô A, B, C để hoàn thành sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang. (1) 15 Bộ (Đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng); (2) Chiềng, chạ (Đứng đầu là Bồ chính); (3) Hùng Vương (Nắm mọi quyền hành, giúp việc có các Lạc hầu).

Bài 12: Nước Văn Lang

Xem đáp án

- Các cụm từ cho sẵn lần lượt được sắp xếp theo thứ tự dưới đây:

A - (3) Hùng Vương (Nắm mọi quyền hành, giúp việc có các Lạc hầu)

B – (1) 15 Bộ (Đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng);

C - (2) Chiềng, chạ (Đứng đầu là Bồ chính).

- Lưu ý: các em có thể quan sát sơ đồ dưới đây để hoàn thiện bài tập:

Bài 12: Nước Văn Lang


Câu 8:

Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dụng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” muốn nhắc nhở các thế hệ mai sau điều gì?

Xem đáp án

- Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dụng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” muốn nhắc nhở các thế hệ mai sau: 

+ Luôn nhớ tới cội nguồn dân tộc.

+ Biết ơn, tri ân các thế hệ cha ông đã hi sinh mồ hôi, xương máu để xây dựng và bảo vệ đất nước.

+ Ý thức được trách nhiệm của mình trong việc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của đất nước.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan