IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Lịch sử Giải SBT Lịch sử 6 CTST Bài 1: Lịch Sử là gì? có đáp án

Giải SBT Lịch sử 6 CTST Bài 1: Lịch Sử là gì? có đáp án

Giải SBT Lịch sử 6 CTST Bài 1: Lịch Sử là gì? có đáp án

  • 95 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chọn các dữ kiện điền vào chỗ trống

a. lịch sử                                     b. xuất hiện

c. biến đổi                                   d. tương lai

e. bài học kinh nghiệm                 f. cội nguồn

g. thời gian                                  h. khoa học

i. hoạt động                                 j. loài người

k. quá khứ                                   l. đấu tranh

Mọi sự vật xung quanh chúng ta đều phát sinh, tồn tại và ................. theo...................... Xã hội................. cũng vậy. Quá trình đó chính là lịch sử. 

................... là những gì đã xảy ra trong......................................................... bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi..................đến nay.

Môn Lịch Sử là môn ..................... tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ những ..................... của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

Học lịch sử để biết được ................... của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, ..............................như thế nào để có được đất nước ngày nay. Học lịch sử còn để đúc kết những …………… …………………………………….. của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và ………………………………………………

 
Xem đáp án

Mọi sự vật xung quanh chúng ta đều phát sinh, tồn tại và biến đổi theo thời gian. Xã hội loài người cũng vậy. Quá trình đó chính là lịch sử. 

Lịch Sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

Môn Lịch Sử là môn khoa học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay. Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.


Câu 3:

Đây là những bút tích của người cha ghi lại trên bức hình con trai của ông, liệt sĩ Phạm Ngọc Hùng (1951 - 1971)

“Sáng nay, (16 - 2 - 1970). Con vừa được phát bộ quần áo mới quân Giải phóng này. Bố chụp cho con một kiểu để kỉ niệm ngày chính thức con được trở thành chú giải phóng quân bố nhé, và mai đây về Hà Nội, bố in phóng ra tặng lại cho mẹ con”.

Nhắc lại lời Hùng khi bố chụp ảnh này lúc 10 giờ 30 phút ngày 16 - 2 - 1970, tại Nho Quan, Ninh Bình, nơi xuất phát đi B(1). Đi B sáng sớm 17-2-1970”

Bài 1: Lịch Sử là gì

(1) Đi B: vào chiến trường miền Nam chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975).

Yêu cầu:

1. Dựa vào thông tin nào trong những dòng bút tích để em biết đó là việc đã xảy ra trong quá khứ? Hãy đặt những câu hỏi lịch sử thường đi với các từ: ai, khi nào, ở đâu?... để tìm hiểu thêm thông tin về bức ảnh.

2. Bức ảnh chụp và những dòng bút tích đi cùng có phải là tư liệu gốc không? Tại sao?

3. Dựa vào những thông tin đó, em hãy viết một câu chuyện lịch sử ngắn dựa trên những thông tin có trong tư liệu.

Xem đáp án

a. Thực hiện yêu cầu số 1:

- Những dòng bút tích (trong đoạn trích) cho biết sự việc đã xảy ra trong quá khứ là: “10 giờ 30 phút ngày 16 - 2 - 1970, tại Nho Quan, Ninh Bình”

- Đặt câu hỏi lịch sử để tìm hiểu thêm thông tin về bức ảnh:

+ Người được chụp trong bức ảnh là ai?

+ Ai là người thực hiện việc chụp lại bức ảnh này? Người này có mối quan hệ như thế nào với nhân vật được chụp trong bức ảnh?

+ Bức ảnh này được chụp khi nào? Chụp ở đâu?

+ Bức ảnh này được chụp lại nhằm mục đích gì?

b. Thực hiện yêu cầu số 2

- Bức ảnh và những dòng bút tích đi cùng chính là tư liệu gốc. Vì: bức ảnh và những bút tích này ra đời vào thời điểm ngày 16/2/1970 và phản ánh về sự kiện: liệt sĩ Phạm Ngọc Hùng chính thức trở thành người chiến sĩ giải phóng quân, chuẩn bị lên đường vào miền Nam chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975).

c. Thực hiện yêu cầu số 3:

- Những bút tích mà cha của một liệt sĩ đã ghi lại trên bức hình của con trai ông, đó chính là liệt sĩ Phạm Ngọc Hùng. Liệt sĩ Phạm Ngọc Hùng sinh năm 1951 và mất năm 1971, là chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là bức ảnh kỉ niệm ngày anh Phạm Ngọc Hùng chính thức trở thành chú giải phóng quân. Bức hình trên được cha anh chụp vào lục 10 giờ 30 phút, ngày 16/2/1970 tại Nho Quan, Ninh Bình. Bức ảnh trên chính là lúc anh vừa được phát bộ quần áo mới Quân giải phóng.


Câu 4:

Tục ngữ Việt Nam có câu “Tam sao thất bản”; theo em loại tư liệu lịch sử nào có thể mắc hạn chế đó? Kể tên và giải thích tại sao
Xem đáp án

- “Tam sao thất bản” là câu thành ngữ nói về việc: trong quá trình truyền đạt, thông tin có thể bị sai lệch, không đúng với thực tế ban đầu.

- Tư liệu truyền miệng là loại tư liệu dễ mắc hạn chế “tam sao thất bản”.

+ Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại như: truyền thuyết, thần thoại, ca dao, dân ca… được truyền từ đời này qua đời khác.

+ Trong giai đoạn chưa có chữ viết, các câu truyện, thần thoại, ca dao… được truyền bá lại qua nhiều thế hệ, do đó dễ dẫn tới tình trạng bị sai lệch thông tin, nảy sinh nhiều dị bản khác nhau. Ví dụ: đoạn kết của truyền thuyết thánh Gióng

Trong sách Lĩnh Nam chích quái có viết: Đi đến đất Sóc Sơn, Gióng cởi áo, cưỡi ngựa bay lên trời.

Trong thần tích tại đền Thánh Gióng ở xã Phù Đổng, huyện Sóc Sơn có viết: “Đánh xong trận ở Trâu Sơn và Hà Lỗ, Gióng cho ngựa phi đến bến Bồ Đề và dừng lại uống nước sông Hồng… Tiếp đó, Gióng lại phi ngựa vượt ngược lên Hồ Tây rồi buộc ngựa vào gốc đa bên bờ, nhảy xuống hồ tắm. Nơi này về sau được dân làng lập đền thờ cúng”.


Câu 5:

Ngạn ngữ có câu: “Nói có sách, mách có chứng” Theo em câu ngạn ngữ đó có đúng trong phương pháp nghiên cứu và học lịch sử không? Tại sao?
Xem đáp án

- “Nói có sách, mách có chứng” được hiểu là: nói đúng sự thật, có chứng cứ rõ ràng và có thể kiểm chứng; không bịa đặt, suy luận thiếu căn cứ.

- Câu ngạn ngữ “nói có sách, mách có chứng” đúng trong phương pháp nghiên cứu và học lịch sử. Vì: quá khứ đã qua và không thể quay ngược lại, chỉ có những dấu tích của người xưa là ở lại với chúng ta và được lưu giữ dưới nhiều dạng khác nhau (tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết, bản ghi âm/ ghi hình…). Do đó, muốn phục dựng lại chính xác các hoạt động của con người, của xã hội loài người đã diễn ra trong quá khứ, chúng ta cần phải có những chứ cứ xác thực.


Câu 6:

Đọc văn bản bên dưới và cho biết:

Yêu cầu số 1: Bí ẩn nào về vị vua này mà khoa học lịch sử cần phải làm sáng tỏ?

Yêu cầu số 2: Tư liệu chữ viết cung cấp những thông tin gì? Kể tên những tư liệu hiện vật có trong câu chuyện. Đó có phải là những tư liệu gốc không? Tại sao?

Yêu cầu số 3: Những ngành khoa học nào hỗ trợ giải mã tư liệu? Kết luận của các nhà khoa học lần lượt thay đổi như thế nào trên cơ sở giải mã tư liệu?

Lăng mộ vua Ai Cập Tu-tan-kha-mun (1341 TCN - 1323 TCN) được phát hiện năm 1922. Khi mở quan tài ra, xác ướp vẫn còn nguyên vẹn.

Theo các văn bản của Ai Cập cổ đại, Tu-tan-kha-mun chết vào năm 19 tuổi, sau khi trị vì 9 năm. Tại sao ông vua này lại chết khi còn rất trẻ, liệu có phải ông ấy bị giết chết không?

Khám nghiệm xác ướp lần đầu tiên vào năm 1924, các nhà khảo cổ học phát hiện Tu-tan-kha-mun cao 1,68 m, cơ thể gầy gò, hàm trái có một vết cắt, xương sống bị cong nên dáng đi của ông có thể hơi gù. 

Năm 1968, kết quả chụp X-quang cho thấy: Xác ướp có một vết thương ở má trái, hơi bị hở hàm ếch và có vài mảnh xương trong khoang não. Nghi vấn đặt ra: Liệu có ai đó đã dùng vật nặng đánh mạnh vào đầu, giết chết vị vua này?

Nửa thế kỉ trôi qua, vào năm 2005, máy chụp cắt lớp CT Scan của y khoa hiện đại chụp ra 1700 hình ảnh từ xác ướp, giúp phục dựng lại khá chính xác khuôn mặt vua Tu-tan-kha-mun, phát hiện thêm bàn chân bên trái bị gãy rất nặng và bị nhiễm trùng trước khi chết.

Năm 2010, dựa trên kết quả giám định DNA từ xương, răng của xác ướp, các nhà khoa học đã đi đến kết luận: Cha mẹ của vua Tu-tan-kha-mun là anh em cùng huyết thống, đó là nguyên nhân gây ra lỗi gen - hở hàm ếch, chân vòng kiềng, gây nhiễm trùng xương ở bàn chân trái. Ông vua này còn bị bệnh sốt rét. Đó là những nguyên nhân dẫn đến cái chết của Tu-tan-kha-mun.

Bài 1: Lịch Sử là gì

Xem đáp án

- Bí ẩn nào về vị vua này mà khoa học lịch sử cần phải làm sáng tỏ?

Các nhà khoa học lịch sử muốn làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến cái chết của vua Ai Cập Tu-tan-kha-mun (1341 TCN - 1323 TCN).

- Tư liệu chữ viết cung cấp những thông tin gì? Kể tên những tư liệu hiện vật có trong câu chuyện. Đó có phải là những tư liệu gốc không? Tại sao?

+ Tư liệu chữ viết cung cấp nhưng thông tin sau: Vua Tu-tan-kha-mun chết vào năm 19 tuổi, sau khi trị vì 9 năm.

+ Những tư liệu hiện vật có trong câu truyện là: xác ướp của vua Tu-tan-kha-mun

+ Những tư liệu chữ viết và hiện vật này đều là tư liệu gốc, vì: liên quan trực tiếp và phản ánh đến sự kiện, ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện (vua Tu-tan-kha-mun qua đời).

- Những ngành khoa học nào hỗ trợ giải mã tư liệu? Kết luận của các nhà khoa học lần lượt thay đổi như thế nào trên cơ sở giải mã tư liệu?

+ Những ngành khoa học hỗ trợ giải mã tư liệu là: khảo cổ học, y học

+ Kết luận của các nhà khoa học có lần lượt sự thay đổi như sau:

Nghi vấn vua Tu-tan-khan-mun bị sát hại (“Liệu ai đó đã dùng vật nặng đánh mạnh vào đầu, giết chết vị vua này?”).

Nguyên nhân dẫn đến cái chết của vua Tu-tan-kha-mun là: các bệnh về di truyền do quan hệ hôn nhân cận huyết (Cha mẹ của Tu-tan-kha-mun là anh em cùng huyết thống) và bệnh sốt rét.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương