IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Văn Giải SBT Ngữ Văn lớp 6 Bài 2: Miền cổ tích - Chân trời sáng tạo

Giải SBT Ngữ Văn lớp 6 Bài 2: Miền cổ tích - Chân trời sáng tạo

Đọc (trang 15, 16, 17, 18, 19 SBT Ngữ Văn lớp 6)

  • 431 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

So sánh đặc điểm cốt truyện truyền thuyết và cốt truyện cổ tích.
Xem đáp án

*Điểm giống nhau:

- Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

*Điểm khác nhau:

Cốt truyện truyền thuyết

- Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

- Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.

Cốt truyện cổ tích

- Thường mở đầu bằng “Ngày xửa ngày xưa…” và kết thúc có hậu.

- Truyện được kể theo trình tự thời gian.


Câu 4:

Đọc truyện Sọ Dừa (SGK Ngữ văn 6, tập một) và tóm tắt thành một văn bản ngắn gọn.
Xem đáp án
Ngày xửa ngày xưa có đôi vợ chồng đã già nhưng không có con, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà thì bà có mang. Ít lâu sau bà sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên con là Sọ Dừa. Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông thay cho mẹ. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo tốt. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế. Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng đúng như lời hứa. Ngày cưới, Sọ Dừa biến thành một chàng trai trẻ đẹp xứng đôi với cô út, khiến hai cô chị vô cùng ghen tức. Nhờ chăm chỉ đèn sách Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ khi ở nhà. Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.

Câu 5:

Trong truyện Em bé thông minh (SGK Ngữ văn 6, tập một), em bé đã vượt qua những thử thách nào?

Các thử thách ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện phẩm chất của nhân vật em bé thông minh?

Xem đáp án

Các thử thách mà em bé đã vượt qua:

- Quan hỏi cha cậu bé mỗi ngày trâu cày được mấy đường, cậu bé hỏi lại quan mỗi ngày ngựa của quan đi được mấy bước.

-   Vua sai dân làng nuôi ba con trâu đực tới năm sau thì thành chín con, cậu bé bèn khóc lóc với vua cha không chịu đẻ em bé.

- Vua sai sứ giả mang con chim sẻ bắt phải dọn thành ba cỗ thức ăn, em bé mang cho sứ giả cây kim tâu với đứa vua rèn thành một con dao xẻ thịt chim.

-  Sứ giả muốn ta xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột con ốc vặn dài và rỗng hai đầu, em bé hát bài đồng dao giúp cho vua giải được câu đố của sứ thần.

Ý nghĩa của các thử thách: cho thấy em bé là một người rất thông minh, giải quyết các vấn đề rất nhanh nhẹn, bên cạnh đó cậu bé còn có tính cách ngây thơ, hồn nhiên, biết giúp đỡ mọi người. Nhờ có các thử thách đó mà phẩm chất, sự thông minh của em bé mới được bộc lộ.


Câu 6:

Theo em, chủ đề của truyện Em bé thông minh (SGK Ngữ văn 6, tập một) là gì?
Xem đáp án
Chủ đề của truyện: ca ngợi sự thông minh và trí khôn của dân gian.

Câu 7:

Đọc văn bản sau và trả lời các cầu hỏi:

a. Truyện này kể về kiểu nhân vật nào? Vì sao em xác định như vậy?

b. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Những từ ngữ nào cho em biết điều đó? Việc sử dụng ngôi kể đó có tác dụng gì?

c. Trong đoạn văn sau đây, đâu là lời của người kể chuyện, đâu là lời của nhân vật?

Người em vui vẻ kể tỉ mỉ cho anh nghe câu chuyện lên rừng gặp khỉ, và từ hố bạc tình cờ được chúng chuyển sang hố vàng. Nghe xong, người anh mượn ngay cây rựa, và cũng chờ một đêm trăng non, một mình vác rựa lên cửa rừng. Hắn ta cũng giả vờ duỗi chân nằm dưới gốc cổ thụ nọ. Lát sau, quả nhiên có một bầy khỉ đến nhảy nhót xung quanh gốc cây. Khi thấy có người lạ nằm choán chỗ chúng vui đùa, chúng cũng xúm lại khiêng đi chôn, vì tưởng rằng đó là một cái thây người chết. Nhưng đến húc nghe bầy khỉ nói: “Hà rầm hà rạc, chôn vào hố bạc, không chôn hố vàng!” thì hắn vội ngẩng đầu cãi lại:

- Chôn vào hố vàng chứ! Chôn vào hố vàng chứ!

d. Liệt kê vào bảng sau những hành động của người em và người anh ở từng sự việc:

Sự việc

Người em

Người anh

Phân chia tài sản

 

 

Lên rừng và gặp bầy khỉ

 

 

Qua các hành động trên, em hiểu được gì về phẩm chất của nhân vật người em và người anh?

đ. Liệt kê các yếu tố kì ảo trong truyện. Các yếu tố này có vai trò gì đối với số phận của nhân vật người em?

e. Sắp xếp các sự việc sau theo đúng trình tự xảy ra trong truyện bằng cách điền các chữ số vào sơ đồ:

(1) Người anh lấy tất cả tài sản. Người em chỉ có cái rựa.

(2) Một hôm, người em lên rừng gặp bầy khỉ và trở nên giàu có.

(3) Xưa, ở gia đình nọ, cha mẹ mất sớm để lại một gia sản khá lớn cho hai anh em.

(4) Người em không có nhà cửa, ruộng vườn nhưng rất chăm chỉ làm ăn.

(5) Người anh nghe kể sự tình, lập tức bắt chước người em lên rừng tìm gặp bầy khỉ và bị quẳng xuống vực sâu.

(6) Ít lâu sau, người anh lấy vợ. Cuộc phân chia tài sản diễn ra.

Trình tự sự việc

Bài 2: Đọc trang 15, 16, 17, 18, 19 

g. Dựa vào sơ đồ trên, em hãy kể tóm tắt câu chuyện.

h. Theo em, chủ đề của truyện này là gì?

i. Em thích nhất chi tiết nào trong truyện này? Vì sao?

k. Em có suy nghĩ gì về kết thúc của câu chuyện?

Xem đáp án

a. Kiểu nhân vật của truyện cổ tích này là nhân vật bất hạnh. Vì: nhân vật người em bị người anh bắt nạt, không chia của cải, tài sản chỉ có một chiếc rựa, phải đi ngủ nhờ hoặc ngủ lang thang… một cuộc sống vất vả.

b. Truyện được kể theo ngôi thứ 3.

Xác định được ngôi kể như vậy vì người kể chuyện không xưng tôi mà vai do tác giả giấu mình kể.

Tác dụng của ngôi thứ 3: mang đến cái nhìn khách quan hơn cho người đọc.

c. 

- Lời của người kể chuyện: Người em vui vẻ kể tỉ mỉ cho anh nghe câu chuyện lên rừng gặp khỉ, và từ hố bạc tình cờ được chúng chuyển sang hố vàng. Nghe xong, người anh mượn ngay cây rựa, và cũng chờ một đêm trăng non, một mình vác rựa lên cửa rừng. Hắn ta cũng giả vờ duỗi chân nằm dưới gốc cổ thụ nọ. Lát sau, quả nhiên có một bầy khỉ đến nhảy nhót xung quanh gốc cây. Khi thấy có người lạ nằm choán chỗ chúng vui đùa, chúng cũng xúm lại khiêng đi chôn, vì tưởng rằng đó là một cái thây người chết. Nhưng đến húc nghe bầy khỉ nói: “Hà rầm hà rạc, chôn vào hố bạc, không chôn hố vàng!” thì hắn vội ngẩng đầu cãi lại:

- Lời của nhân vật người anh: - Chôn vào hố vàng chứ! Chôn vào hố vàng chứ!

d.  Liệt kê vào bảng sau những hành động của người em và người anh ở từng sự việc:

Sự việc

Người em

Người anh

Phân chia tài sản

- Ngây thơ nghe lời anh kí vào giấy phân chia tài sản, chỉ nhận giống đực.

- Không nhận được phần của cải nào ngoài một chiếc “đực rựa”.

- Ra đi trong tay trắng

- Đề nghị em trai chia tài sản, nhận về phần mình giống cái và giống con (hầu hết của cải trong nhà).

- Vui vẻ, hả hê trước sự ra đi tay trắng của người em.

Lên rừng và gặp bầy khỉ

- Nằm im lặng khi được bầy khỉ khiêng đi.

- Được khiêng đến hố vàng.

- Lấy được vàng và trở nên giàu có.

- Khi được khiêng đi, nghe nói chôn vào hố bạc liền ngẩng đầu cãi lại.

- Bị bầy khỉ vất xuống, lăn xuống sườn núi, đập đầu vào vách đá, vỡ sọ chết.

Qua các hành động trên, ta thấy người em là một con người lương thiện, thật thà còn người anh là kẻ độc ác, tham lam.

đ. Liệt kê các yếu tố kì ảo trong truyện: bầy khỉ nô đùa, biết nói tiếng người, khiêng xác người chết đi chôn vào hố vàng, hố bạc.

Các yếu tố này có vai trò đối với số phận của nhân vật người em: giúp  người em được đổi đời, đúng theo triết lí “ở hiền gặp lành”, dẫn đến kết thúc có hậu của truyện.

e. 

Bài 2: Đọc trang 15, 16, 17, 18, 19

g. Tóm tắt truyện

Ngày xưa, ở gia đình nọ, cha mẹ mất sớm để lại một gia sản khá lớn cho hai anh em. Ít lâu sau người anh lấy vợ, cuộc phân chia tài sản diễn ra. Người anh lấy tất cả tìa sản, người em chỉ còn cái rựa. Người em không có nhà cửa, ruộng vườn nhưng rất chăm chỉ làm ăn. Một hôm, người em lên rừng gặp bầy khỉ và trở nên giàu có. Người anh nghe kể sự tình, lập tức bắt chước người em lên rừng tìm gặp bầy khỉ và bị quẳng xuống vực sâu chết.

h. Chủ đề của truyện: thể hiện quan niệm sống “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”.

i. Thích nhất chi tiết người anh bị rơi xuống vực sâu và chết bởi vì đó là kết cục xứng đáng cho những kẻ tham lam, độc ác.

k. Kết thúc của câu chuyện có hậu. Đây là kiểu kết thúc thường thấy trong truyện cổ tích, thể hiện ước mơ của người xưa về một xã hội công bằng, hạnh phúc.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Bắt đầu thi ngay