Giải SBT Ngữ Văn lớp 6 KNTT Bài 4: Quê hương yêu dấu có đáp án
-
165 lượt thi
-
39 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Những đặc điểm của thơ lục bát về cách phối thanh, ngắt nhịp được thể hiện trong hai dòng đầu của bài ca dao số 1 như sau:
- Thanh điệu: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu và thứ tám là thanh bằng (đà, gà, Xương) còn tiếng thứ tư là thanh trắc (trúc, Võ). Trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và thứ tám đều là thanh bằng nhưng vì tiếng thứ sáu là thanh huyền (gà) nên tiếng thứ tám là thanh ngang (Xương).
- Nhịp: Cả 2 dòng thơ đều ngắt nhịp chẵn 2/2/2.
Gió đưa/ cành trúc/la đà
Tiếng chuông/ Trấn Võ/ canh gà/ Thọ Xương.
Câu 2:
Câu 3:
Bài ca dao số 1 còn có một dị bản như sau:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương
Thuyền về xuôi mái dòng Hương
Biết đâu tâm sự đôi đường đắng cay?
Hiện tượng này tồn tại khá phổ biến trong ca dao. Hãy nêu một trường hợp tương tự.
Hiện tượng dị bản xuất hiện khá phổ biến trong ca dao nói riêng và văn học dân gian nói chung. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là bởi văn học dân gian là sản phẩm sáng tác mang tính tập thể; tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng:
- Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Có dị bản:
Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
- Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
Có dị bản:
Râu tôm nấu với ruột bù
Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon.
Câu 4:
Câu 5:
Có một bài ca dao nổi tiếng khác cũng viết về xứ Lạng, vùng đất được nói đến trong bài ca dao số 2:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
Câu 6:
Câu 7:
Câu 8:
Câu 9:
Câu 10:
Câu 11:
Câu 12:
Câu 13:
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên...
Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ: Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu, Tìm nơi bờ biển sóng tràn, Tìm nơi quần đảo khơi xa.
Với biện pháp tu từ này, nhà thơ đã nhấn mạnh được phẩm chất cần cù, không quản khó khăn, mệt nhọc để tìm ra mật ngọt dâng đời của bầy ong.
Câu 14:
Đọc lại bài thơ Chuyện cổ nước mình (từ Tôi yêu truyện cổ nước tôi đến Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì) trong SGK (tr. 93 - 94) và trả lời các câu hỏi:
Dựa vào đặc điểm về cách gieo vần của thơ lục bát, em hãy chỉ ra các tiếng được gieo vần với nhau trong đoạn thơ sau:
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Câu 15:
Câu 16:
Câu 17:
Bài thơ khẳng định giá trị nhân văn cao cả của các câu chuyện cổ, ca ngợi ý nghĩa của các câu chuyện cổ trong việc phản ánh những nét đẹp tình người và những bài học cuộc sống. Trong đoạn thơ, có thể thấy rõ điều đó qua những dòng thơ:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
[...] Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì...
Câu 18:
So sánh nghĩa của từ vàng trong hai trường hợp sau và cho biết đó là từ đồng âm hay từ đa nghĩa. Vì sao?
a. Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
b. Cô ấy đeo rất nhiều vàng.
Câu 19:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Ai xui ta nhớ Hàm Rồng
Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây.
Từ ta trở lại Sơn Tây
Con đường Nam, Bắc ít ngày vãng lai.
Sơn cầu còn đỏ chưa phai?
Non xanh còn đối sông dài còn sâu?
Còn thuyền đánh cá buông câu?
Còn xe lửa chạy trên cầu như xưa?
Lấy ai viếng cảnh bây giờ
Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau!
Ước sao sông cứ còn sâu
Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh.
(Tản Đà, trích Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng, trong Tuyển tập Tản Đà,
NXB Văn học, Hà Nội, 1986, tr. 231 - 232)
Câu 20:
Câu 21:
Câu 22:
Câu 23:
Câu 24:
Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:
Lấy ai viếng cảnh bây giờ
Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau!
Trong hai dòng thơ: Lấy ai viếng cảnh bây giờ/ Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau!, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá. Cầu Hàm Rồng được tác giả nhắc đến như một con người, một người bạn tri âm tri kỷ, một cố nhân. Nhà thơ băn khoăn tự hỏi, trong bao năm tháng xa cách, không biết cảnh Hàm Rồng "có đợi chờ" mình để "cùng nhau" tâm sự, giãi bày.
Câu 25:
Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Gần lắm Trường Sa của Lê Thị Kim và trả lời các câu hỏi:
Biết rằng xa lắm Trường Sa
Trùng dương ấy tôi chưa ra lần nào
Viết làm sao, viết làm sao
Câu thơ nào phải con tàu ra khơi
Thế mà đã có lòng tôi
Ở nơi cuối bến ở nơi cùng bờ
Phai đâu chùm đảo san hô
Cũng không giống một chùm thơ ngọt lành
Hỡi quần đảo cuối trời xanh
Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con
Sóng bào mãi vẫn không mòn
Vẫn còn biển cả vẫn còn Trường Sa
[...] Ở nơi sừng sững niềm tin
Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua
Tấm lòng theo mũi tàu ra
Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.
(Lê Thị Kim - Nguyễn Nhật Ánh, Thành phố tháng Tư,
NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984, tr. 15 - 17)
Những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ:
- Thể thơ: Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp - một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.
- Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám (tin - nghìn); tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo (qua - ra).
- Thanh điệu: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu và thứ tám là thanh bằng (tin, nghìn, qua, ra, Sa, gần) còn tiếng thứ tư là thanh trắc (sững, của, mũi, đảo). Trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền (nghìn) thì tiếng thứ tám là thanh ngang (qua) và ngược lại, tiếng thứ sáu là thanh ngang (Sa) thì tiếng thứ tám lại là thanh huyền (gần).
- Nhịp: Trong bốn dòng thơ thì có đến ba dòng ngắt theo nhịp chẵn.
Câu 26:
Câu 27:
Câu 28:
Câu 29:
So sánh nghĩa của từ mũi trong hai trường hợp sau và cho biết đó là từ đồng âm hay từ đa nghĩa:
a. Tấm lòng theo mũi tàu ra
Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.
b. Bạn Lan có chiếc mũi dọc dừa rất đẹp.
Câu 30:
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai dòng thơ sau. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.
Hỡi quần đảo cuối trời xanh
Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con
Trong hai dòng thơ Hỡi quần đảo cuối trời xanh/ Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ví quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ với hàng trăm hạt thóc. Việc so sánh một đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa như hạt thóc - thứ thân thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam giúp người đọc cảm thấy quần đảo xa xôi của Tổ quốc trở nên rất gần gũi, thân thương.
Câu 31:
Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi:
Chiều chiều trước bến Văn Lâu(1)
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non.
(Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật - Phan Đăng Tài - Nguyễn Thuý Loan - Đặng Diệu Trang, Kho tàng ca dao người Việt, tập 1,
NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2001, tr. 515)
(1) ' Đây vốn là bài thơ của Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877 - 1961), một nhà thơ nổi tiếng thời Tự Đức, sau đó đã đi vào dân gian, trở thành bài hát dân gian.
So với đặc điểm tiêu biểu của thơ lục bát được nêu ở phần Tri thức ngữ văn (SGK, tr. 89), số tiếng của các dòng trong bài ca dao này có gì khác biệt? Theo em, đây có phải là hiện tượng lục bát biến thể hay không?
Câu 32:
Câu 33:
Câu 34:
Câu 35:
Thời gian và không gian được khắc hoạ trong bài ca dao để lại cho em nhiều ấn tượng. Chính thời gian buổi chiều, không gian mênh mông, xa vắng, trầm mặc của bến Văn Lâu với hình ảnh con thuyền trôi lững lờ trên dòng sông Hương, với điệu hò mái đẩy dìu dặt càng làm tăng thêm nỗi buồn thảm, sầu nhớ trong lòng người.
Câu 36:
Hãy tập gieo vần cho thơ lục bát bằng cách tìm tiếng phù hợp cho mỗi chỗ trống trong các đoạn thơ sau:
(1) Ngày nay dù ở nơi...
Nhưng khi về đến cây đa đầu làng
Thì bao nhiêu cảnh mơ...,
Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre.
(Theo Bàng Bá Lân, Cổng làng)
(2) Đêm mưa làm nhớ không ....,
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la.
Tai nương nước giọt mái...
Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn.
(Theo Huy Cận, Buồn đêm mưa)
(1) Ngày nay dù ở nơi xa,
Nhưng khi về đến cây đa đầu làng;
Thì bao nhiêu cảnh mơ màng,
Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre.
(Bàng Bá Lân, Cổng làng)
(2) Đêm mưa làm nhớ không gian,
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la.
Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn.
(Huy Cận, Buồn đêm mưa)
Câu 37:
Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ sau:
Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.
Câu 38:
Câu 39: