IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Tin học Giải SBT Tin học lớp 6 Cánh Diều Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính có đáp án

Giải SBT Tin học lớp 6 Cánh Diều Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính có đáp án

Bài 3. Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán

  • 271 lượt thi

  • 3 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Học sinh cấp trung học bắt đầu được xét kết nạp Đoàn khi đủ 16 tuổi. Hãy dùng cấu trúc rẽ nhánh để mô tả thuật toán kiểm tra điều kiện kết nạp Đoàn bằng cách liệt kê các bước hoặc sơ đồ khối.
Xem đáp án

Trả lời:

Media VietJack

Đầu vào: t là tuổi của học sinh

Đầu ra: Đã đủ tuổi kết nạp Đoàn chưa?

1) Nếu t ≥ 16: thông báo "Đủ tuổi kết nạp Đoàn"

2) Trái lại: Không đủ tuổi

Hết nhánh


Câu 2:

Có thể biểu diễn các trạng thái của hệ thống gồm một công tắc và một đèn bằng hai bit. Bằng cách liệt kê các bước hoặc vẽ sơ đồ khối, hãy mô tả thuật toán nhận biết hệ thống hỏng gì từ giá trị của hai bit đó.
Xem đáp án

Trả lời:

Media VietJack

- Hai bit biểu diễn được bốn trạng thái khác nhau; đầu bài chỉ yêu cầu báo hỏng; dùng cấu trúc rẽ nhánh khuyết. Khi hỏng có thể phân biệt tiếp: hỏng đèn, hỏng công tắc hoặc đèn. Chú ý không xác định được chắc chắn “chỉ hỏng công tắc”.

Thuật toán:

Đầu vào: bit c = bật hoặc tắt công tắc; bit d = sáng hoặc tối đèn.

Đầu ra: báo hỏng.

Nếu (c ≠ d): {hỏng}

1) Nếu (d = 1): hỏng công tắc

2) Trái lại: hỏng công tắc hoặc đèn

Hết nhánh

Hết nhánh


Câu 3:

Em đã viết thuật toán giải bài toán cho ba đồng xu trong đó có một đồng xu giả nhẹ hơn, dùng cân thăng bằng để tìm ra đồng xu giả.

1) Hãy bổ sung chỉnh sửa thuật toán nếu chỉ biết đồng xu giả có trọng lượng khác với đồng xu thật.

2) Hãy bổ sung chỉnh sửa thành thuật toán giải bài toán cho bốn đồng xu trong đó có một đồng xu giả.

Xem đáp án

Trả lời:

1)Thuật toán: Sử dụng cân thăng bằng tìm đồng xu giả (Hình 25).

Media VietJack

Đầu vào: ba đồng xu trong đó có một đồng xu giả, trọng lượng khác với đồng xu thật.

Đầu ra: phát hiện đồng xu giả.

a) Lấy hai đồng xu bất kì đặt lên cân

b) Nếu cân thăng bằng: kết luận đồng xu còn lại là giả

c) Trái lại (cân lệch nghiêng):

i. Tráo đổi đồng xu còn lại với một đồng xu trên đĩa cân

ii. Nếu cân thăng bằng: đồng xu vừa lấy ra khỏi cân là giả

iii. Trái lại: đồng xu còn để nguyên trên cân (không bị tráo đổi) là giả

Hết nhánh

Hết nhánh

2) Thuật toán: Sử dụng cân thăng bằng tìm đồng xu giả (Hình 26).

Media VietJack

Đầu vào: bốn đồng xu trong đó có một đồng xu giả, trọng lượng khác với đồng xu thật.

Đầu ra: phát hiện đồng xu giả.

a) Lấy hai đồng xu bất kì đặt lên cân

b) Nếu cân thăng bằng: xếp hai đồng xu đã cân vào bên T {T = thật}

c) Trái lại (cân lệch nghiêng): xếp hai đồng xu chưa cân vào bên T

    Hết nhánh

a) Cân so sánh một đồng xu bên T với một đồng xu chưa xếp

b) Nếu cân thăng bằng: đồng xu còn lại chưa cân là giả

c) Trái lại (cân lệch nghiêng): đồng xu vừa cân so sánh là giả

    Hết nhánh

Bắt đầu thi ngay