IMG-LOGO

Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

  • 5130 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Xác định trên hình 18.1 (sgk trang 66) các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, hoá chất.

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9
Xem đáp án

- Nhà máy nhiệt điện: Uông Bí.

- Nhà máy thuỷ điện: Thác Bà, Hoà Bình.

- Trung tâm công nghiệp luyện kim: Thái Nguyên.

- Trung tâm công nghiệp hoá chất: Việt Trì, Bắc Giang.


Câu 2:

Em hãy nêu ý nghĩa của thuỷ điện Hoà Bình

Xem đáp án

- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình chính thức được khởi công xây dựng ngày 06/11/1979. Sau 15 năm xây dựng, nhà máy đã hoàn thành và đi vào khai thác tháng 12/1994. Công suất lắp máy là 1.920MW, hằng năm sản xuất 8.160 triệu kWh. Qua đường dây 500KV, một phần điện năng từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được chuyển tới các tỉnh phía Nam đất nước.

- Trữ lượng nước của hồ thuỷ điện Hoà Bình là nguồn tài nguyên có giá trị lớn cho việc sản xuất điện năng, điều tiết lũ và cung cấp nước tưới trong mùa khô cho vùng Đồng bằng sông Hồng, khai thác du lịch, nuôi trồng thuỷ sản và điều hoà khí hậu địa phương.


Câu 3:

Căn cứ vào hình 18.1 (SGK trang 66), xác định địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm: chè, hồi.

Xem đáp án

- Cây chè: Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Yên Bái.

- Cây hồi: Lạng Sơn.


Câu 4:

Nhờ những điều kiện thuận lợi gì mà cây chè của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?

Xem đáp án

- Phần lớn diện tích là : Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác thích hợp cho cây chè phát triển.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì vậy ở vùng núi cao có khả năng phát triển cây công ngiệp cận nhiệt (chè).

- Thị trường tiêu dùng rộng lớn.

- Chè là thức uống truyền thống của nhân dân ta và cũng là thức uống ưa thích của nhiều nước trên thế giới.


Câu 5:

Xác định trên hình 18.1 (SGK trang 66) các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội di đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt - Trung và Việt - Lào.

Xem đáp án

- Các tuyến đường sắt xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt - Trung: Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn.

- Các tuyến đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt - Trung: quốc lộ 2 Hà Nội – Hà Giang, quốc lộ 3 Hà Nội – Cao Bằng và quốc lộ 1A.

– Các tuyến đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt - Lào: quốc lộ 6 (từ Hà Nội qua Hòa Bình, đến thị xã Lai Châu, vòng xuống Điện Biên, sang Lào.)


Câu 6:

Tìm trên hình 18.1 (SGK trang 66)các cửa khẩu quan trọng trên biên giới Việt - Trung: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai.

Xem đáp án

- Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định

- Cửa khẩu quan trọng trên biên giới Việt – Trung : Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hữu Nghị thuộc tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai


Câu 7:

Xác định trên hình 18.1 (SGK trang 66) vị trí của các trung tâm kinh tế Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn. Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm.

Xem đáp án

- Các ngành công nghiệp đặc trưng của các trung tâm kinh tế:

      + Thái Nguyên : Luyện kim, cơ khí

      + Việt Trì : Hoá chất; chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; chế biến lâm sản.

      + Hạ Long Sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí, hoá chất; chế biến lương thực, thực phẩm.

      + Lạng Sơn Sản xuất hàng tiêu dùng.


Câu 8:

Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

Xem đáp án

Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc, vì :

Tiểu vùng Đông có khoáng sản đa dạng, phong phú , đặc biệt than đá. Tiểu vùng Tây Bắc có tiềm năng thuỷ điện lớn ở các dòng sông, nhất là sông Đà.


Câu 9:

Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Xem đáp án

- Nghề rừng phát triển nên độ che phủ rừng tăng lên và có tác dụng:

      + Hạn chế xói mòn đất.

      + Cải thiện điều kiện sinh thuỷ cho các dòng sông.

      + Điều tiết nguồn nước các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi. 

      + Cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy, chế biến gỗ,... ổn định hơn.

- Nghề rừng góp phần sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp. Do đó, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống cho đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện.

 

Câu 10:

Dựa vào bảng 18.1 (SGK trang 69) vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

Xem đáp án

- Vẽ biểu đồ

Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc giai đoạn 1995 – 2002.

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

- Nhận xét:

      + Tiểu vùng Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn Tây Bắc.

      + Từ năm 1995 đến năm 2002, giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc và Tây Bắc đều tăng. Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông BẮc tăng 2,3 lần, giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Tây Bắc tăng 2,2 lần.


Bắt đầu thi ngay