Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)
-
6381 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nêu một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ
- Diện tích đất canh tác ít, đất xấu.
- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt lại diễn biến thất thường, thường bị thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, gió Lào,...).
- Dân số đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển; đời sống nhân dân khó khăn, đặc biệt ở vùng gò đồi phía tây.
Câu 2:
Quan sát hình 24.3 (SGK trang 87), hãy:
- Xác định các vùng nông lâm kết hợp.
- Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ.
- Dựa vào kí hiệu trên lược đồ để xác định các vùng nông lâm kết hợp.
- Ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ:
+ Phòng chông lũ quét.
+ Hạn chế nạn cát lấn, cát bay.
+ Hạn chế tác hại của gió phơn Tây Nam.và bão lũ.
+ Bảo vệ môi trường sinh thái.
Câu 3:
Dựa vào hình 24.2 (SGK trang 86), nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
Từ năm 1995 đến năm 2002, giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ ngày càng tăng tăng gấp 2,7 lần.
Câu 4:
Quan sát hình 24.3 (SGK trang 87), xác định vị trí các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crôm, titan, đá vôi.
- Thiếc: Quỳ Châu (Nghệ An).
- Crôm: cổ Định (Thanh Hoá)
- Titan: Hà Tĩnh.
- Đá vôi: Thanh Hoá.
Câu 5:
Quan sát hình 24.3 (SGK trang 87), xác định các Quốc lộ 7, 8, 9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này
Quốc lộ 7, 8, 9 nối liền các cửa khẩu trên biên giới Việt — Lào với các cảng biển của nước ta, là đường thông ra Biển của Lào.
Câu 6:
Hãy kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ.
Một số điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ: động Phong Nha; cố đô Huế, các bãi biển nổi tiếng: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Thuận An, Lăng Cô,...
Câu 7:
Xác định trên hình 24.3 (SGK trang 87) những ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố này.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố Thanh Hoá: Chế biến lương thực, thực phẩm; cơ khí; vật liệu xây dựng.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố Vinh: Chế biến lương thực, thực phẩm; cơ khí; chế biến lâm sản; hàng tiêu dùng.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố Huế: Chế biến lương thực, thực phẩm; cơ khí; chế biến lâm sản.
Câu 8:
Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
- Nông nghiệp:
+ Cây lúa được trồng thâm canh ở đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh.
+ Bình quân lương thực có hạt trên đầu người tăng từ 235,5kg/người năm 1995 lên 333,7kg/ người năm 2002
+ Một số cây công nghiệp hằng năm (lạc, vừng,...) được trồng với diện tích khá lớn.
+ Chăn nuôi trâu , nuôi trồng , đánh bắt thủy sản được phát triển.
+ Phát triển trồng rừng theo hướng nông lâm kết hợp.
+ Khó khăn: diện tích đất canh tác ít lại xấu, thiên tai thường xuyên xảy ra; dân số đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển; đời sống dân cư rất khó khăn.
- Công nghiệp:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 1995 - 2002 tăng rõ rệt.
+ Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liêu xây dựng là hai ngành có thế mạnh ở Bắc Trung Bộ.
+ Các ngành công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ đang phát triển ở hầu khắp các địa phương.
+ Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, cũng như cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.
Câu 9:
Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế ở Bắc Trung Bộ?
Du lịch là thế mạnh kinh tế ở Bắc Trung Bộ, vì Bắc Trung Bộ có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng, hấp dẫn khách du lịch:
+ Các bãi biển nổi tiếng : sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế),...
+ Các vườn quốc gia: Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế),...
+ Các di tích lịch sử - văn hoá : Quê hương Bác Hồ (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An), Cố đô Huế,...