IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Giáo dục công dân Giải SGK Giáo dục công dân 6 - Bộ Chân trời sáng tạo

Giải SGK Giáo dục công dân 6 - Bộ Chân trời sáng tạo

Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Bộ Chân trời sáng tạo

  • 5661 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quan sát những hình ảnh dưới đây và cho biết các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào của gia đình, dòng họ

Quan sát những hình ảnh dưới đây và cho biết các hình ảnh (ảnh 1)

 

Xem đáp án

- Hình 1: Truyền thống hiếu học.

- Hình 2: Truyền thống lao động (dệt vải).

- Hình 3: Truyền thống làm gốm.

- Hình 4: Truyền thống yêu nước, tương thân tương ái.


Câu 2:

Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống nào của gia đình, dòng họ mình?

Xem đáp án

- Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống:

+ Gia đình Nam: truyền thống hiếu học.

+ Gia đình Hà: truyền thống yêu thương, giúp đỡ người khác.

+ Gia đình Khuê: truyền thống làm mộc.

- Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống của gia đình, dòng họ mình:

+ Nam: tự hào nhất về sự nổ lực học tập nói được nhiều ngoại ngữ của bố, trí nhớ về các tác phẩm văn học và sự tự rèn luyện đọc thơ diễn cảm của mẹ.

+ Hà: tự hào về tấm lòng sống chan hòa, yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ người khác.

+ Khuê: tự hào về nghề mộc điêu luyện của gia đình mình.


Câu 3:

Truyền thống gia đình, dòng họ là gì?

Xem đáp án

Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được giữ gìn, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.


Câu 4:

Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào với Nam, Hà, Khuê?

Xem đáp án

Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa với Nam, Hà, Khuê là: Tạo cho các bạn có 1 sự nỗ lực và quyết tâm rất lớn để giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.


Câu 5:

Các em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình?

Xem đáp án

Các em có thể phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình bằng việc: cố gắng học tốt, vâng lời ông bà, bố mẹ và ngày một phấn đấu tiến bộ, hoàn thiện bản thân nhiều hơn.


Câu 6:

Nêu suy nghĩ của em về câu nói: những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời?

Xem đáp án

Câu nói có ý nghĩa sâu sắc với mỗi chúng ta, khi chúng ta sống trong một gia đình có nhiều truyền thống tốt đẹp thì sẽ phần nào giúp chúng ta phát triển toàn diện hơn về mặt tư duy lẫn phong cách. Từ những những truyền thống tốt đẹp đó chính là hành trang cho chúng ta sau này ngày càng phát triển hơn.


Câu 7:

- Em nhận xét gì về thái độ của hoàng? Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng như thế nào?

- Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn Lan cùng gia đình?

Xem đáp án

- Em nhận xét về thái độ của hoàng: Hoàng là một người thiếu trách nhiệm, lười biếng không biết giúp đỡ bố mẹ.  Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng: không nên nói như vậy vì hoàng có được cuộc sống như bây giờ cũng nhờ vào nghề buôn phế liệu của gia đình, vì thế bạn nên biết tôn trọng nghề nghiệp của gia đình mình.

- Em có suy nghĩ về việc làm của bạn Lan cùng gia đình: đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa và nó cũng phần nào giúp Lan hình thành nên thói quen tốt đẹp này, sẽ được nhiều người yêu quý hơn.


Câu 8:

Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống: hiếu học, hiếu thảo, yêu nghề.

Xem đáp án

- Câu ca dao, tục ngữ về truyền thống hiếu học:

+ Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.

+ Học ăn học nói, học gói học mở.

+ Học hay cày biết.

+ Học một biết mười.

+ Học thầy chẳng tầy học bạn.

- Câu ca dao, tục ngữ về truyền thống hiếu thảo:

+ Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Câu ca dao, tục ngữ về truyền thống yêu nghề:

+ Muốn giàu nuôi lợn nái, muốn hại nuôi bồ câu.

+ Một đồng một giõ, chẳng bỏ nghề đâu.

+ Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay.


Câu 9:

Chọn 1 câu ca giao tục ngữ ở trên mà em thích nhất và rút ra ý nghĩa câu ca dao, tục ngữ ấy.

Xem đáp án

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Nói về công lao to lớn của cha mẹ, bài ca dao đã đưa ra những hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm. Núi Thái Sơn là một ngọn núi cao nôi tiếng ở Trung Quốc. Núi Thái Sơn đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại, phi thường trong văn chương Việt Nam. Khi nói đến “công cha như núi Thái Sơn”, nhân dân ta muốn ghi nhận công ơn to lớn của người cha trong việc sinh thành và nuôi dạy con cái. Còn hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” lại là cách khẳng định công lao và tình yêu thương vô hạn vô cùng của người mẹ dành cho các con. Dẫu chọn hai cách diễn tả của hai hình ảnh tượng trưng khác nhau cho phù hợp với vai trò, vị trí của người cha, người mẹ trong gia đình, bài ca dao đều hướng tới mục tiêu khẳng định công lao to lớn vô tận vô cùng của cha mẹ dành cho con cái.

Trước hết, đó là công lao sinh thành. Không có cha mẹ thì không thể có bản thân mỗi người. Bất cứ một anh hùng, một vĩ nhân hay kẻ hành khất nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ mình. Cha mẹ đã sinh ra ta, đã chia sẻ một phần cốt nhục để ta có mặt trên đời. Công ơn ấy, làm sao kể xiết!

Cha mẹ là người, nuôi dưỡng ta từ khi chào đời đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi ta bằng những giọt sữa ngọt lành. Cha mẹ đã thay nhau chăm sóc ta những khi ta đau yếu. Cha mẹ cũng ra sức làm lụng để nuôi ta khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu đến khi biết đi, rồi biết đọc biết viết, biết nấu cơm quét nhà, biết làm việc để tự nuôi mình đâu phải là chuyện ngày một ngày hai. Cha mẹ đã dành cho ta tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể làm sao cho đủ?

Không chỉ nuôi ta lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho ta nên người. Cha mẹ dạy ta bằng chính những việc làm của cha mẹ, bằng những hiểu biết của cha mẹ về cách cư xử về công việc, về kiến thức,… Sau này lớn dần lên, ta được thầy cô dạy dỗ bảo ban, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là "đạo con".


Câu 10:

- Nếu em là Giang em sẽ ứng xử như thế nào với bạn bè ?

- Em sẽ làm gì để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em?

 

Xem đáp án

- Nếu em là Giang em sẽ ứng xử với bạn bè như sau: em sẽ xác định rõ ràng về ước mơ của mình và nói với các bạn hiểu về truyền thống hiếu học của gia đình để các bạn nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng.

- Em sẽ làm để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em: sẽ nổ lực, cố gắng tập thật tốt để hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày.


Câu 11:

Vận dụng 1 trang 8 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Em hãy thu thập một số thông tin về truyền thống của gia đình Giáo sư Tôn Thất Tùng. Qua đó, em hãy cho biết các thành viên trong gia đình của Giáo sư đã làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình mình?

 

Xem đáp án

Nhắc đến ngành Y Việt Nam, chúng ta không thể không nói đến gia đình cố Giáo sư - Bác sĩ Tôn Thất Tùng (1912-1982).

Ông là bác sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Ngoài công trình được xem là phát minh kinh điển về cách phân chia mạch máu trong gan gửi về Viện hàn lâm Pháp, được tặng huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris, ông còn để lại 123 công trình khoa học khác trong y văn thế giới.

Ông là người đầu tiên nghiên cứu thành công phương pháp "cắt gan có quy trình", còn được gọi là "phương pháp mổ gan khô" hay "phương pháp Tôn Thất Tùng". Phương pháp này được đưa vào "Bách khoa thư Nội thương – Phẫu thuật" của Pháp và được in trong "Chọn lọc các Tài liệu sản khoa và phẫu thuật" của Mỹ.

Cố Giáo sư Tôn Thất Tùng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên Xô. Ngoài ra, ông còn được Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris tặng Huy chương Lannelongue cho nhà phẫu thuật xuất sắc nhất thế giới. Ông cũng là người có công lớn trong việc đào tạo đội ngũ các thầy thuốc có y đức, giỏi chuyên môn.

Ba người con của ông là Tôn Nữ Ngọc Trân, Tôn Nữ Hồng Tâm và Tôn Thất Bách đều tiếp nối sự nghiệp cha bước vào ngành Y. Trong đó, nổi tiếng nhất là Phó Giáo sư, Viện sĩ, Bác sĩ Tôn Thất Bách (1946 - 2004), nguyên Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ông là chuyên gia đầu ngành về tim mạch của Việt Nam và thế giới; Được phong Phó Giáo sư Y học, Nhà giáo Nhân dân, Viện sỹ Viện hàn lâm ngoại khoa Pháp, Viện sỹ Viện hàn lâm khoa học New York, Tiến sĩ danh dự Trường Đại học Lille - Pháp, Tiến sĩ danh dự trường Đại học Odessa - Ukraina...

Có thể nói gia đình cố Giáo sư Tôn Thất Tùng đã ghi danh mình vào lịch sử y học cả ở Việt Nam và trên thế giới.


Bắt đầu thi ngay