Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em - Bộ Chân trời sáng tạo
-
5655 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy đọc bức thư sau đây và trả lời câu hỏi
- Bạn Nguyệt Linh có quyền viết bức thư trên không? Vì sao?
- Hãy nêu những quyền cơ bản của trẻ em mà em biết?
- Bạn Nguyệt Linh có quyền viết bức thư trên, bởi vì đây là một trong những quyền cơ bản của trẻ em, đó là quyền tự do ngôn luận.
- Một số quyền cơ bản của trẻ em mà em biết là:
+ Quyền học tập và phát triển.
+ Quyền tự do ngôn luận.
+ Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng.
+ Quyền được vui chơi, giải trí…
Câu 2:
Em hãy đọc và cho biết các hình ảnh dưới đây nói đến những quyền nào của trẻ em?
Các hình ảnh dưới đây nói đến những quyền của trẻ em là:
- Hình 1: Quyền được học tập.
- Hình 2: Quyền được bảo vệ.
- Hình 3: Quyền được vui chơi.
- Hình 4: Quyền được chăm sóc.
Câu 3:
- Theo em, các quyền cơ bản ở trên và việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em khác có ý nghĩa gì?
- Hãy cho biết gia đình, nhà trường, xã hội xung quanh em đã thực hiện quyền trẻ em như thế nào?
- Theo em, các quyền cơ bản ở trên và việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em khác có ý nghĩa vô cùng to lớn, đó là những điều cần thiết để cho trẻ có cơ hội phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.
- Gia đình, nhà trường, xã hội xung quanh em đã đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện và tạo cơ hội phát triển trẻ em.
+ Gia đình: tạo cơ hội cho các con được đến trường, được vui chơi, chăm sóc cho các con.
+ Nhà trường: Tổ chức các cuộc thi, các hoạt động tập thể, ủng hộ các em học sinh nghèo để các em có thể tiếp tục đến trường.
Câu 4:
- Ngoài những quyền nêu trên, hãy kể những quyền khác của trẻ em mà em biết?
- Theo em, việc quy định về quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào.
- Em hãy tự đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận trẻ em của bản thân.
- Ngoài những quyền nêu trên, những quyền khác của trẻ em mà em biết là:
+ Quyền sống.
+ Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Quyền bí mật đời sống riêng tư….
- Theo em, việc quy định về quyền trẻ em có ý nghĩa là điều kiện để các em có cơ hội phát triển toàn diện.
- Việc thực hiện quyền và bổn phận trẻ em của bản thân là: Em được gia đình, nhà trường, xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để học tập, vui chơi, giải trí,...
Câu 5:
Em hãy xử lí các tình huống sau đây:
Tình huống 1: Gần cuối năm, Thanh Ngân rất muốn cùng bạn bè trong lớp tham gia hoạt động trải nghiệm ở một khu di tích văn hoá quốc gia. Thanh Ngân trình bày với | bố mẹ mong muốn của mình và xin phép đăng kí để đi cùng. Thế nhưng bố mẹ bạn ấy không đồng ý, nói rằng nơi đó rất xa và không an toàn. Bố mẹ Thanh Ngân xin phép cô giáo cho bạn ấy ở nhà vì bị say xe. Thanh Ngân rất buồn và có ý không hài lòng với bố mẹ.
- Theo em, Thanh Ngân có quyền tham gia hoạt động tham quan ở tuổi này không? Vì sao? - - Nếu là Thanh Ngân, em sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 2: Ngày nào mẹ cũng cho tiền Tùng để ăn sáng. Nhưng Tùng thường nhịn ăn để dành tiền chơi điện tử. Đến giờ tan học, Tùng lại đi chơi đến muộn mới về nhà. Biết chuyện, chị gái của Tùng khuyên em không nên như thế nữa, dành thời gian học hành và phụ giúp mẹ việc nhà. Tùng giận dỗi, cho là chị đã vi phạm đến quyền trẻ em của Tùng, vì trẻ em có quyền vui chơi, giải trí,...
- Em có đồng tình với việc làm và suy nghĩ của Tùng không? Vì sao?
- Nếu là bạn của Tùng, em sẽ góp ý với Tùng như thế nào?
Tình huống 1:
- Theo em Thanh Ngân có quyền tham gia hoạt động tham quan ở tuổi này. Vì trẻ em đều có quyền hoạt động vui chơi, giải trí.
- Nếu là Thanh Ngân em sẽ ứng xử: em nói với bố mẹ rằng em muốn đi để học hỏi thêm cách sống bên ngoài cũng như trau dồi thêm kiến thức cho bản thâm.
Tình huống 2:
- Em không đồng tình với việc làm và suy nghĩ của Tùng, bởi vì việc vui chơi, giải trí của trẻ em phải lành mạnh và không bị ảnh hưởng đến những quyền và nghĩa vụ khác.
- Nếu là bạn của Tùng, em sẽ góp ý với Tùng nên dành thời gian chơi game vào những lúc rảnh, chơi chỉ mang tính chất giải trí, còn lại nên dành cho các hoạt động khác lành mạnh và việc học.
Câu 6:
Em sẽ làm gì để phòng tránh trường hợp như hình ảnh dưới đây
Dưới đây là một số những cách tự bảo vệ bản thân trước người lạ mà trẻ cần được trang bị để có thể thoát khỏi những nguy hiểm từ những người lạ, người xấu xung quanh:
- Không được ăn đồ ăn của người lạ: không được ăn cũng như không được nhận bất cứ những thứ gì mà người lạ cho.
- Không nghe theo lời người lạ: Nếu có người lạ đến đón khi tan học thì tuyệt đối không được đi theo dù người đó có nói là bố mẹ nhờ đến đón.
- Không để người lạ chạm vào cơ thể mình: Nếu có người lạ cố ý chạm vào thì lập tức né tránh và chạy đi chỗ khác, tuyệt đối không để họ chạm tay làm hại vào vùng nhạy cảm đó.
Câu 8:
Viết thư tư vấn cho bạn:
Một bạn trong lớp thường xuyên bị bố dượng mỗi khi uống rượu say và dọa sẽ bắt bạn ấy nghỉ học. Em hãy vận dụng những kiến thức về quyền trẻ em, viết thư cho các cô chú Hội Bảo Vệ quyền trẻ em để giải quyết vấn đề mà bạn ấy gặp phải?
Các cô chú Hội Bảo Vệ quyền trẻ em thân mến!
Trước tiên cháu xin tự giới thiệu về bản thân, cháu là Linh là học sinh lớp 6K trường THCS Nguyễn Du. Hôm nay cháu viết bức thư này muốn gửi đến cô chú để nhờ sự giúp đỡ của cô chú đến với bạn cùng lớp với cháu tên là Thu. Trong một lần nói chuyện, bạn cháu đã chia sẻ với cháu về sự việc bố dượng bạn ấy mỗi khi uống rượu say đều sẽ bắt bạn ấy nghỉ học và nguy cơ bạn ấy sẽ bị nghỉ học vì bị ép buộc. Như cháu được biết, được đến trường và học tập là một trong những quyền cơ bản của chúng cháu, nhưng hôm nay sự việc đó xảy ra khiến cháu rất bối rối, không biết làm gì để giúp đỡ bạn Thu. Vì vậy hôm nay, cháu viết bức thư này gửi đến các cô chú thuộc Hội Bảo Vệ quyền trẻ em để các cô chú có thể can thiệp giúp đỡ bạn cháu, để bạn được tiếp tục đến trường với chúng cháu ạ. Khi nhận được bức thư này, cháu mong sẽ nhận được phản hồi sớm từ phía các cô chú. Cháu xin cảm ơn cô chú nhiều ạ!
Người viết
Linh
Nguyễn Thị Huyền Linh