IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Giáo dục công dân Giải SGK Giáo dục công dân 6 - Bộ Chân trời sáng tạo

Giải SGK Giáo dục công dân 6 - Bộ Chân trời sáng tạo

Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em - Bộ Chân trời sáng tạo

  • 5662 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em hãy lắng nghe bài hát Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai (Lời thơ: Phùng Ngọc Hùng, phổ nhạc: Lê Mây) và trả lời câu hỏi:

Từ bài hát, em rút ra được thông điệp gì về quyền trẻ em?

Xem đáp án

Từ bài hát, em rút ra được thông điệp về quyền trẻ em: trẻ em của ngày hôm nay thì sau này sẽ là mầm non tương lai cho đất nước , sau này có thể xây dựng lại đất nước ta ngày càng giàu đẹp hơn.


Câu 2:

Thông tin 1

- Em hãy cho biết làng Hòa Bình có trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em không?

- Việc thực hiện quyền trẻ em của làng Hòa Bình có ý nghĩa gì?

Thông tin 2

- Theo quy định của pháp luật, những chủ thể nào có trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em?

- Hãy kể ra một số việc làm thể hiện trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và công dân trong việc thực hiện quyền trẻ em?

- Theo em, những hành vi xâm phạm quyền trẻ em bị xử lí như thế nào?

Xem đáp án

Thông tin 1

- Làng Hòa Bình có trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em không, bởi việc thực hiện quyền trẻ em cũng là trách nhiệm của toàn xã hội.

- Việc thực hiện quyền trẻ em của làng Hòa Bình thể hiện lòng yêu thương của cộng đồng dành cho trẻ em, luôn tạo cho các em một môi trường tốt nhất để phát triển.

Thông tin 2

- Theo quy định của pháp luật, những chủ thể cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em.

- Một số việc làm thể hiện trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và công dân trong việc thực hiện quyền trẻ em là:

+ Gia đình: chăm sóc các con, cho các con đến trường và tạo điều kiện tốt nhất cho các con phát triển.

+ Nhà trường: Tạo môi trường học tập hiệu quả, nơi vui chơi, giao lưu cho các em.

+ Xã hội: chung tay bảo vệ các em nhỏ và tạo điều kiện môi trường cho các em vui chơi, giải trí...

- Theo em, những hành vi xâm phạm quyền trẻ em bị xử lí: tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.


Câu 3:

Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi:

Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi: Đâu là hành vi

- Đâu là hành vi thực hiện đúng, đâu là hành vi xâm phạm quyền trẻ em?

- Theo em, làm thế nào để quyền trẻ em được thực hiện tốt nhất?

Xem đáp án

- Hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em là: hình 1, hình 3, hình 4, bởi vì những hoạt động trong các hình này tạo điều kiện cho các em được vui chơi, đến trường và được chăm sóc.

- Hành vi xâm phạm quyền trẻ em là: Hình 3, bởi đây là hành vi sai trái, không cho em nhỏ vui chơi cùng các bạn.


Câu 4:

- Gia đình đã đảm bảo những quyền nào của Huy? Huy đã thực hiện tốt bổn phận của mình như thế nào?

- Xung quanh em có trường hợp gia đình nào chưa đảm bảo quyền trẻ em không? Hãy chia sẻ cùng bạn và thầy cô?

Xem đáp án

- Gia đình đã đảm bảo những quyền học tập, bảo vệ, chăm sóc, tự do phát triển của Huy. Huy đã thực hiện tốt bổn phận của mình bằng cách nỗ lực, cố gắng học tập mang lại kết quả tốt nhất.

- Xung quanh em có một số trường hợp chưa đảm bảo quyền trẻ em như:

+ Bố mẹ đánh con cái, bắt con nghỉ học.

+ Các bạn nhỏ bị thanh niên bắt nạt.


Câu 5:

- Theo em các bạn nhỏ đã bị xâm phạm quyền nào của trẻ em?

- Em hãy bày tỏ nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em?

Xem đáp án

- Theo em các bạn nhỏ đã bị xâm hại quyền: tự do, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc

- Nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em: xã hội, gia đình cũng như cá nhân mỗi người phải luôn tạo cho các em có một môi trường sống tốt nhất, được phát triển 1 cách toàn diện…


Câu 6:

Em hãy tìm hiểu về các tổ chức chăm sóc và giúp đỡ trẻ em.

- Tìm kiếm thông tin về hai tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em thiệt thòi mà em biết 

- Tập hợp thông tin trên thành một tập tài liệu. Sau đó, thiết kế thành một bảng

hướng dẫn các thông tin cần biết với trẻ em hoặc thiết kế trực quan cho cả lớp cùng quan sát. 

- Chia sẻ với người thân.

Xem đáp án

Nội dung

Thông tin

Giới thiệu chung

Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc là Tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, có tôn chỉ mục đích là bảo vệ và phục vụ các nhu cầu về sự sống còn, tồn tại và phát triển của trẻ em trên toàn thế giới

 

 

Ngày 11 tháng 12 năm 1946, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ/LHQ) đã thông qua nghị quyết 57 (I) thành lập Quỹ cứu trợ trẻ em khẩn cấp (United Nations International Children's Emergency Fund) – viết tắt là UNICEF, với mục đích ban đầu là cung cấp viện trợ khẩn cấp cho trẻ em châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Ngày 6 tháng 10 năm 1953, ĐHĐ/LHQ thông qua nghị quyết 802 (VIII), quyết định đổi tên Quỹ cứu trợ trẻ em khẩn cấp thành Quĩ Nhi đồng của LHQ (United Nations Children's Fund) song vẫn giữ tên viết tắt là UNICEF.

 

- UNICEF có 8 Trụ sở khu vực trong đó có các trụ sở tại Giơ-ne-vơ, Tô-ky-ô, một trung tâm nghiên cứu ở Phlo-ren-xơ (Florence) và một trung tâm cung ứng tại Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch).

Mục đích

Thực hiện mọi chủ trương của LHQ về bảo về các quyền của trẻ em đồng thời hỗ trợ, đáp ứng những yêu cầu cơ bản của trẻ em

 

- Hỗ trợ các quốc gia thực hiện những cam kết về trẻ em do Hội nghị Thượng đỉnh về trẻ em của Liên hợp quốc (1990) đề ra.

- Huy động mọi ý chí chính trị và các nguồn lực vật chất nhằm giúp các nước xây dựng năng lực nhằm đề ra các chính sách phù hợp để chuyển giao dịch vụ trẻ em tới các hộ gia đình.

 

- Cam kết đảm bảo sự bảo vệ đặc biệt cho những trẻ em gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: trẻ em là nạn nhân của xung đột vũ trang; trẻ em nghèo khó; trẻ em lang thang cơ nhỡ...

 

- Thông qua các Chương trình quốc gia để khuyến khích quyền bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời hỗ trợ họ tham gia các hoạt động phát triển kinh tế cũng như chính trị của các quốc gia và cộng đồng. UNICEF hợp tác với tất cả các chính phủ, các Tổ chức quốc tế và các Tổ chức phi chính phủ trong khuôn khổ Công ước quốc tế về

Quyền trẻ em nhằm đạt được các mục tiêu về trẻ em do Hội nghị Thượng đỉnh về trẻ em (1990) đề ra.

 

- Để thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh thế giới mới nhằm phục vụ trẻ em một cách có hiệu quả nhất, trong những năm gần đây UNICEF đã xác định sứ mệnh và trách nhiệm của mình như sau:

 

- Thực hiện trách nhiệm do ĐHĐ/LHQ giao phó là chăm lo việc bảo vệ các quyền của trẻ em, giúp đỡ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ em và tạo thêm cơ hội giúp trẻ em phát huy đầy đủ tiềm năng của mình.

 

- Theo Công ước về Quyền Trẻ em, phấn đấu thiết lập các quyền của trẻ em như những nguyên tắc đạo lý bền vững và các chuẩn mực quốc tế về việc đối xử với trẻ em.

 

- Nhấn mạnh sự sống còn, việc bảo vệ và phát triển của trẻ em là những đòi hỏi phát triển toàn cầu gắn liền với sự tiến bộ của con người.

 

- Động viên ý chí chính trị và nguồn lực vật chất để giúp đỡ các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, bảo đảm phương châm “Trước tiên cho trẻ em” và để xây dựng năng lực, đề ra các chính sách phù hợp và cung ứng các dịch vụ cho trẻ em và gia đình của các em.

 

- Cam kết bảo đảm sự bảo vệ đặc biệt đối với trẻ em chịu thiệt thòi nhất như nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, đói nghèo cùng cực, của mọi hình thức bạo lực và bóc lột cũng như trẻ em bị tàn tật.

 

-Ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp để bảo vệ các quyền của trẻ em.Trong việc phối hợp với các đối tác của LHQ và các cơ quan nhân đạo, UNICEF dành cho họ những phương tiện đáp ứng nhanh của mình nhằm giảm bớt những đau khổ của trẻ em và thực hiện việc chăm sóc đối với trẻ em.

Các hoạt động tại Việt Nam

V sự sống còn và phát triển của trẻ em

Trong hai mươi năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đầy ấn tượng về tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội song kết quả đạt được giữa các khu vực, các nhóm dân tộc và các nhóm ngôn ngữ còn chênh lệch khá lớn. Các yếu tố như tỷ lệ tử vong cao ở mẹ và trẻ sơ sinh, suy dinh dưỡng, điều kiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường kém, chất lượng nước thấp, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con và tỷ lệ thương tích trẻ em tăng lên là những đe dọa không ngừng đến sự sống còn của trẻ.

Giáo dục

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đầy ấn tượng để tiến tới đảm bảo mọi trẻ em đều được tiếp cận với nền giáo dục chất lượng. Với tỷ lệ 96% trẻ trong độ tuổi từ 6-11 đăng ký đi học tiểu học, Chính phủ hy vọng năm 2010 giáo dục trung học cơ sở đạt được kết quả như trên.

Bảo vệ trẻ em

Tốc độ phát triển kinh tế xã hội đầy ấn tượng trong 20 năm qua đã phần nào tạo ra những áp lực mới với các gia đình Việt Nam. Không phải mọi thay đổi đồng hành với quá trình phát triển kinh tế nhanh đều mang tính tích cực và khi sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn thì càng nhiều người dân di cư ra thành phố cũng như khắp nơi trong nước để tìm việc làm.

Chương trình Tỉnh Bạn hữu Trẻ em

Mặc dù Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ song trẻ em Việt Nam vẫn chưa được bình đẳng tiếp cận với các dịch vụ công như giáo dục, y tế và dinh dưỡng cũng như nước sạch và vệ sinh môi trường. Tình trạng bất bình đẳng vẫn còn tồn tại nhất là ở các cộng đồng dân tộc thiểu số và trẻ di cư – nhóm chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số người nghèo.


Câu 7:

- Được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của những người thân, được cắp sách đến trường, được sống dưới bầu trời hòa bình, đó là niềm hạnh phúc lớn lao. Em hãy viết một lá thư bày tỏ lòng biết ơn gửi đến người thân đã tạo điều kiện tốt đẹp cho em được hưởng trọn quyền trẻ em.

Xem đáp án

Dưới đây là bài tham khảo, một bức thư của một người con chuẩn bị bước vào tuổi 18:

Cha mẹ kính mến!

Thế là con đã bước sang tuổi 18. Một cái tuổi đủ để con nhận ra những gì quan trọng nhất đối với cuộc đời mình. Cảm ơn cha! Cảm ơn mẹ đã sinh ra con và nuôi nấng con nên Người. Đã vì con mà chịu nhiều vất vả để con được đến trường học được nhiều điều hay lẽ phải, để có con như ngày hôm nay. Để giờ đây, con nhận ra rằng: công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ thật lớn lao và không ai trên đời này quan trọng hơn cha mẹ. Hôm nay, con đã là một học sinh cuối cấp, đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời, nhìn lại quãng thời gian đã qua con thấy thương và biết ơn cha mẹ vô cùng!

Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau. Con đâu biết được cha mẹ đã cực khổ thế nào để nuôi con khôn lớn. Nhớ ngày còn tấm bé, bao đêm mẹ thức trắng vì con. Mắt mẹ lại thâm quầng vì những đêm thức trông con ốm. Con được sinh ra trên đời này, lớn lên trong vòng tay ba mẹ chưa làm được điều gì cho ba mẹ vui lòng thì đã để những giọt buồn rơi trên mắt mẹ. Thế nhưng, âm thầm lặng lẽ ba mẹ đã tìm được niềm vui khi trông thấy con chập chững những bước đi đầu đời. Con lớn lên trong tình thương của ba mẹ, rồi đến lúc con đến trường cũng là lúc ba mẹ phải lo lắng nhiều hơn, vất vả nhiều hơn. Bàn tay cha thêm những vết chai sần. Vầng trán mẹ lại thêm nhiều vết nhăn. Cha vất vả kiếm tiền lo cho con ăn học, mẹ vun vén trong ngoài, lo cho con từng bữa ăn giấc ngủ. Từ những ngày hè nóng nực đến những ngày đông lạnh giá, mẹ đã chăm sóc, lo lắng, thức cùng con trong những đêm khuya con học bài. Mẹ đi nhém mùng mỗi khi con học xong lăn vào ngủ vội. Con quên sao được những ngày con đau ốm. Cha mẹ là người đã bên cạnh con, lo lắng chăm sóc thuốc men, bàn tay mẹ lại nhẫn nại đút cho con từng muỗng cháo. Những tình cảm đó của cha mẹ dành cho con cả đời này con sao có thể quên được.

Chính cha mẹ, với tình thương con vô bờ bến đã nuôi nấng và dạy dỗ để có con như ngày hôm nay. Thế nhưng đáp lại tình thương yêu của cha mẹ con đã làm được gì để cha mẹ vui lòng? Thương con, lo lắng cho con có lẽ ba mẹ vui ít mà buồn nhiều. Đã có lúc con cãi lời ba mẹ để rồi ngay sau đó con nhận ra rằng mình đã sai. Con còn quá nhỏ để hiểu được lẽ đời. Đã có lúc vì ham theo đuổi những cuộc chơi cùng bạn bè mà con đã để ba mẹ ngồi giữa đêm khuya lo lắng đợi con về. Đến trường, con lại gây lỗi, vi phạm nội quy của trường, không chuyên tâm học hành lại làm cha mẹ phải phiền lòng. Con xin lỗi cha mẹ! Nhưng vượt qua tất cả, hôm nay dưới mái trường này con đã là một học trò ngoan, một công dân tốt. Từ đây, con sẽ cố gắng học hành để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Con sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành tốt hai kì thi sắp tới để ba mẹ vui lòng.

Rồi đây trên hành trình cuộc đời sẽ có lúc con rời xa vòng tay yêu thương của cha mẹ để theo đuổi ước mơ của đời mình. Nhưng dù ở phương trời nào con cũng sẽ luôn nhớ và khắc ghi công ơn của ba mẹ. Vì con biết rằng cha mẹ là người quan trọng nhất trong đời con. Chặng đường phía trước còn dài, cuộc sống còn nhiều chông gai mà con thì đủ lớn nhưng chưa đủ khôn. Chắc chắn rằng sẽ có lúc con lầm đường lỡ bước. Con cần lắm vòng tay yêu thương của mẹ và lí trí sáng suốt của cha để giúp con vượt qua những vất ngã trong cuộc đời. Và con tin rằng, dù ở đâu ba mẹ cũng luôn dõi theo những bước đường con đi, rơi lệ mỗi lúc con gặp khó khăn và mỉm cười khi thấy con thành đạt. Cha mẹ sẽ là ngọn đèn soi sáng cho con đi đến thành công.

Giấy ngắn tình dài không nói hết được lòng con đối với ba mẹ. Từ trong đáy lòng con muốn nói rằng: Con yêu ba mẹ! Cảm ơn ba mẹ đã sinh ra con và nuôi dạy con nên Người. Con sẽ cố gắng học tập và làm việc thật tốt để thành công vì con biết rằng:

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Nước biển đông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha

Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi ta khôn lớn

Mang cả tấm thân gầy cha che chở cho con…


Bắt đầu thi ngay