Thứ sáu, 26/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học Giải SGK Khoa học tự 6 Chủ đề 2: Các phép đo - Bộ Cánh diều

Giải SGK Khoa học tự 6 Chủ đề 2: Các phép đo - Bộ Cánh diều

Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian - Bộ Cánh diều

  • 674 lượt thi

  • 19 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Dựa vào quan sát, hãy sắp xếp các đoạn thẳng (nằm ngang) trên mỗi hình 3.2a và 3.2b theo thứ tự từ ngắn đến dài? Kiểm tra kết quả của em.

Dựa vào quan sát, hãy sắp xếp các đoạn thẳng (nằm ngang) trên mỗi hình 3.2a (ảnh 1)

Xem đáp án

- Sắp xếp các đoạn thẳng theo thứ tự từ ngắn đến dài Hình 3.2a, quan sát ta thấy:

+ Hình 1 ngắn hơn hình 3.

+ Hình 3 ngắn hơn hình 2.

- Sắp xếp các đoạn thẳng theo thứ tự từ ngắn đến dài Hình 3.2b, quan sát ta thấy:

+ Hình 2 ngắn hơn hình 3.

+ Hình 3 ngắn hơn hình 1.

- Kiểm tra kết quả:

+ Hình 3.2 a: Hình 1 ngắn hơn hình 3, hình 3 ngắn hơn hình 2.

+ Hình 3.2 b: Hình 2 ngắn hơn hình 3, hình 3 và hình 1 bằng nhau.


Câu 4:

Hãy lấy ví dụ chứng tỏ các giác quan có thể cảm nhận sai một số hiện tượng?

Xem đáp án

Một số cảm nhận không đúng hiện tượng:

- Cảm nhận người ở giữa thấp nhất

Hãy lấy ví dụ chứng tỏ các giác quan có thể cảm nhận sai một số hiện tượng (ảnh 1)

- Cảm nhận về độ dài đoạn AB, BC và CD bằng nhau

Hãy lấy ví dụ chứng tỏ các giác quan có thể cảm nhận sai một số hiện tượng (ảnh 1)


Câu 5:

Hãy kể tên các đơn vị đo chiều dài mà em biết

Xem đáp án

Các đơn vị đo chiều dài mà em biết: kilomet (km), mét (m), centimet (cm)…


Câu 6:

Em đã thấy người ta dùng thước dây, thước cuộn trong những trường hợp nào?

Xem đáp án

- Người ta dùng thước dây:

+ để đo quần áo

Em đã thấy người ta dùng thước dây, thước cuộn trong những trường hợp nào (ảnh 1)

+ để đo theo hình dạng vật (hình tròn, hình ovan…)

Em đã thấy người ta dùng thước dây, thước cuộn trong những trường hợp nào (ảnh 1)

- Người ta dùng thước cuộn:

+ để đo chiều cao vật

Em đã thấy người ta dùng thước dây, thước cuộn trong những trường hợp nào (ảnh 1)

+ đo các vật có chiều dài lớn (3m , 5m , 10m, 15m, 30m)

Em đã thấy người ta dùng thước dây, thước cuộn trong những trường hợp nào (ảnh 1)


Câu 7:

Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước ở hình 3.3?

Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước ở hình 3.3 (ảnh 1)

Xem đáp án

Thước ở hình 3.3 có:

- Giới hạn đo (số lớn nhất trên thước đo) là 20cm.

- Độ chia nhỏ nhất (độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp) là 1mm.


Câu 8:

Để đo chiều dài lớp học, em chọn thước đo ở hình 3.3 có thuận tiện không? Vì sao?

Để đo chiều dài lớp học, em chọn thước đo ở hình 3.3 (ảnh 1)

Xem đáp án

Để đo chiều dài lớp học, em chọn thước đo ở hình 3.3 không thuận tiện. Vì giới hạn đo của thước quá nhỏ so với chiều dài của lớp học.


Câu 9:

Dựa vào hình 3.4, thảo luận về cách đo chiều dài bằng thước.

Dựa vào hình 3.4, thảo luận về cách đo chiều dài bằng thước. (ảnh 1)

Xem đáp án

Cần đo chiều dài vật bằng thước theo hình 3.4 b, cách đo là:

- Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo của vật

- Sao cho một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước

- Cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.

- Kết quả đo, được ghi theo vạch ở thước gần nhất với đầu còn lại của vật.


Câu 10:

Khi đặt mắt nhìn như hình 3.6a hoặc hình 3.6b thì ảnh hưởng thế nào đến kết quả đo? Dùng thước và bút chì, kiểm tra lại câu trả lời của em.

Khi đặt mắt nhìn như hình 3.6a hoặc hình 3.6b thì ảnh hưởng thế nào đến kết quả (ảnh 1)

Xem đáp án

- Khi đặt mắt nhìn như hình 3.6a hoặc hình 3.6b thì chúng ta sẽ nhìn chỉ số chiều dài của vật không chính xác dẫn tới đọc kết quả không đúng.

- Dùng thước và bút chì, đặt mắt theo hướng vuông góc với cạnh thước, kiểm tra lại thấy bút chì dài 7,2cm.

Khi đặt mắt nhìn như hình 3.6a hoặc hình 3.6b thì ảnh hưởng thế nào đến kết quả (ảnh 1)


Câu 11:

Dùng thước học sinh để đo chiều dọc và chiều ngang của một quyển vở?

Xem đáp án

- Các em có thể chọn bất kì một quyển vở để đo tùy ý một quyển vở 

Dùng thước học sinh để đo chiều dọc và chiều ngang của một quyển vở (ảnh 1)

- Giả sử đo quyển vở kẻ ngang dày 200 trang ở trên và thực hiện theo các bước đo:

+ Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo của vật

+ Sao cho một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước

+ Cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.

+ Kết quả đo, được ghi theo vạch ở thước gần nhất với đầu còn lại của vật.

 Ta được số đo như sau:

+ Chiều dài: 25cm

+ Chiều rộng: 17cm


Câu 12:

Hãy ước lượng các độ dài dưới đây rồi kiểm tra lại bằng cách đo?

a/ chiều dài ngón tay trỏ của em

b/ chiều cao chiếc ghế của em

c/ khoảng cách từ vị trí của em đến cửa lớp

Xem đáp án

- Ước lượng các độ dài:

+ Chiều dài ngón tay trỏ của em: 6cm

+ Chiều cao chiếc ghế của em: 50cm

+ Khoảng cách từ vị trí của em đến cửa lớp: 2m

- Kiểm tra lại bằng cách đo

+ Chiều dài ngón tay trỏ của em:

Dùng thước kẻ có giới hạn đo 10cm, độ chia nhỏ nhất 1mm, ta được: 5,8cm

+ Chiều cao chiếc ghế của em:

Dùng thước thẳng có giới hạn đo 1m, độ chia nhỏ nhất 1mm, ta được: 50,3cm

+ Khoảng cách từ vị trí của em đến cửa lớp:

Dùng thước mét có giới hạn đo 3m, độ chia nhỏ nhất 1mm, ta được: 2,2m


Câu 13:

Hãy kể tên các đơn vị đo khối lượng mà em biết.

Xem đáp án

Các đơn vị đo khối lượng mà em biết:

1 lạng = 100gam

1 cân = 1kg

1 kg = 1000gam


Câu 14:

Hãy lấy ví dụ về các loại cân mà em biết?

Xem đáp án

Các loại cân điện tử:

Hãy lấy ví dụ về các loại cân mà em biết? (ảnh 1)

- thường dùng trong gia đình

Hãy lấy ví dụ về các loại cân mà em biết? (ảnh 1)

- thường dùng ở nơi bán hàng

Hãy lấy ví dụ về các loại cân mà em biết? (ảnh 1)

Cân đồng hồ

Hãy lấy ví dụ về các loại cân mà em biết? (ảnh 1)

Cân y tế


Câu 15:

Hãy cho biết vị trí nhìn cân như bạn A và bạn C (hình 3.8) thì kết quả thay đổi thế nào? Hãy cho biết cách đặt mắt nhìn đúng và đọc đúng chỉ số của cân?

Hãy cho biết vị trí nhìn cân như bạn A và bạn C (hình 3.8) thì kết quả thay đổi (ảnh 1)

Xem đáp án

1. - Bạn A sẽ nhìn thấy chỉ số cân nhỏ hơn 250g, còn bạn C sẽ nhìn thấy chỉ số cân lớn hơn 250g.

- Cả hai bạn sẽ nhìn thấy chỉ số cân không chính xác so với cân nặng thật của vật vì các bạn đặt mắt sai hướng.

2. - Cách đặt mắt nhìn đúng là phải đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số để ghi số chỉ của kim cân theo vạch chia gần nhất.

- Đó chính là đứng ở vị trí của bạn B.

- Chỉ số của cân là 250g.


Câu 16:

Ước lượng khối lượng chiếc cặp sách của em, rồi dùng cân để kiểm tra lại kết quả?

Xem đáp án

Ước lượng khối lượng chiếc cặp sách của em, rồi dùng cân để kiểm tra lại kết quả? (ảnh 1)

- Ước lượng chiếc cặp sách của em nặng 1kg.

- Em sử dụng chiếc cân có giới hạn đo 2kg, độ chia nhỏ nhất là 10 gam:

+ Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0

+ Đặt cặp lên đĩa cân

+ Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số và đo theo vạch chia gần nhất được 

chiếc cặp nặng 1,2kg.


Câu 17:

Hãy kể tên các đơn vị đo thời gian mà em biết?

Xem đáp án

Các đơn vị đo thời gian mà em biết:

1 phút = 60 giây

1 giờ = 60 phút

1 ngày = 24 giờ


Câu 18:

Khi đo thời gian chuyển động của một vật, nếu em bấm START/STOP trước hoặc sau lúc vật bắt đầu chuyển động thì kết quả đo bị ảnh hưởng thế nào? Nếu không điều chỉnh về đúng số 0 (hình 3.9) trước khi bắt đầu đo thì kết quả đo được tính thế nào?

Khi đo thời gian chuyển động của một vật, nếu em bấm START/STOP (ảnh 1)

Xem đáp án

1. Khi đo thời gian chuyển động của một vật, nếu em bấm START/STOP trước hoặc sau lúc vật bắt đầu chuyển động thì:

- Kết quả đo bị sai thời gian của vật chuyển động

- Kết quả đó không còn chính xác, mất tin cậy.

2. Nếu không điều chỉnh về đúng số 0 (hình 3.9) trước khi bắt đầu đo thì kết quả đo được tính bằng = kết quả cuối cùng trừ số thời gian chênh lệch so với mức 0.

Ví dụ: Do thời gian chạy của bạn A trên quãng đường 200m bằng đồng hồ bấm giây ở hình 3.9, được kết quả là 4 phút 30 giây. Mà đồng hồ ở hình 3.9 đang ở 1 phút 36 giây nên:

Thời gian chính xác mà bạn A chạy = 4 phút 30 giây  – 1 phút 36 giây

                                                          = 2 phút 54 giây


Câu 19:

Hãy ước lượng thời gian một nhịp tim của em. Kiểm tra lại bằng cách đo?

Xem đáp án

- Ước lượng thời gian một nhịp tim của em là 1 giây.

- Kiểm tra lại bằng máy đo nhịp tim: 1 phút tim đập 67 nhịp

1 nhịp tim  = 0,896 giây


Bắt đầu thi ngay