Thứ năm, 23/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Lịch sử Giải SGK Lịch sử 6 Chương 1: Vì sao phải học lịch sử - Bộ Kết nối tri thức

Giải SGK Lịch sử 6 Chương 1: Vì sao phải học lịch sử - Bộ Kết nối tri thức

Bài 3: Thời gian trong lịch sử

  • 1588 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Lịch Sử lớp 6 Bài 3: Thời gian trong lịch sử

Câu hỏi mở đầu trang 14 Bài 3 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy quan sát tờ lịch bên cạnh và cho biết vì sao trên cùng một tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau?

Xem đáp án

- Trên tờ lịch trong hình 1 ghi 2 ngày khác nhau: 1 ngày được tính theo dương lịch và 1 ngày được tính theo âm lịch tương ứng với ngày dương lịch (ngày Đinh Mão, tháng Ất Sửu, năm Mậu Tuất).

- Ghi 2 ngày (dương lịch và âm lịch) trên cùng một tờ lịch, vì: 

+ Nhịp sống hiện đại đòi hỏi người Việt phải hội nhập, hòa nhịp theo sự phát triển của thế giới. Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều sử dụng dương lịch => trên tờ lịch của Việt Nam cần phải ghi ngày dương lịch.

+ Mặt khác, từ xa xưa cho tới hiện nay, người Việt vẫn sử dụng ngày âm lịch trong đời sống sản xuất (sản xuất nông nghiệp theo thời vụ) và đời sống sinh hoạt thường nhật (ví dụ: các ngày lễ tết, ngày cúng giỗ, ma chay, cưới hỏi…) => do đó, cần ghi thêm ngày âm lịch (tương ứng với ngày dương lịch) để người dân dễ dàng theo dõi.


Câu 2:

Câu hỏi 1 trang 14 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử? Con người thời xưa đã xác định thời gian bằng những cách nào?

Xem đáp án

- Cần phải xác định chính xác thời gian trong lịch sử, vì: lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian; muốn hiểu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó.

- Con người thời xưa đã xác định thời gian bằng cách:

+ Sáng tạo ra những dụng dụ đo thời gian, ví dụ: đồng hồ cát; đồng hồ nước; đồng hồ mặt trời.

+ Sáng tạo ra lịch (âm lịch và dương lịch).


Câu 4:

Câu hỏi 3 trang 15 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy cho biết cách tính thời gian trong lịch sử.

Xem đáp án

- Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã tính được quy luật chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất; Trái Đất quay quanh Mặt Trời và làm ra lịch. Có 2 loại lịch:

+ Âm lịch là cách tính lịch dựa và sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng.

+ Dương lịch: là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời được tính là một năm; về sau, dương lịch đã được hoàn chỉnh và thống nhất để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là công lịch.


Câu 6:

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 15 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Các năm sau đây thuộc thế kỉ nào: 1792 TCN, 179 TCN, 40, 248, 542?

Xem đáp án

- Năm 1792 TCN - thuộc thế kỉ XVIII TCN

- Năm 179 TCN – thuộc thế kỉ II TCN

- Năm 40 – thuộc thế kỉ I

- Năm 248 – thuộc thế kỉ III

- Năm 542 – thuộc thế kỉ VI


Câu 7:

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 15 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy kể tên những ngày nghỉ lễ theo âm lịch và dương lịch ở nước ta.

Xem đáp án

- Các ngày nghỉ lễ theo âm lịch ở Việt Nam: 

+ Tết Nguyên Đán; 

+ Giỗ tổ Hùng Vương (10/3).

-  Các ngày nghỉ lễ theo dương lịch ở Việt Nam: 

+ Tết Dương lịch (1/1); 

+ Ngày Giải phóng (30/4); 

+ Quốc tế lao động (1/5); 

+ Quốc khánh (2/9).


Bắt đầu thi ngay