Bài 4: Xã hội nguyên thủy
-
143 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dựa vào sơ đồ hình 4.2 hãy mô tả sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy
Trong hàng triệu năm tồn tại và phát triển, người nguyên thủy đã tổ chức xã hội của mình từ giai đoạn bầy đàn chuyển lên giai đoạn thị tộc, bộ lạc:
- Người nguyên thủy đã có quan hệ hợp quần xã hội đầu tiên (bầy người nguyên thủy):
+ Có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
+ Họ sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước và nguồn thức ăn; sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, mỗi bầy gồm khoảng 5-7 gia đình.
- Đến giai đoạn Người tinh khôn, dân số đã tăng lên. Từng nhóm người cũng đông đúc hơn, các thị tộc, bộ lạc dần được hình thành.
+ Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống, đứng đầu là tộc trưởng.
+ Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên. Giữa các thị tộc trong một bộ lạc thường có quan hệ gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau.
Câu 2:
Quan sát các hình từ 4.3 đến 4.8 và cho biết:
- Đời sống vật chất của người nguyên thủy thể hiện trên những phương diện chính nào?
- Công cụ lao động, cách thức lao động, địa bàn cư trú của Người tinh khôn có gì khác so với Người tối cổ?
- Đời sống vật chất của người nguyên thủy được thể hiện trên các phương diện: công cụ lao động; phương thức lao động; địa bàn cư trú.
- So sánh điểm khác biệt giữa đời sống vật chất của Người tối cổ và Người tinh khôn:
| Người tối cổ | Người tinh khôn |
Công cụ lao động | - Công cụ lao động chủ yếu được chế tác chủ yếu từ nguyên liệu đá. - Kĩ thuật chế tác công cụ còn thô sơ, chủ yếu là: ghè/ đẽo một mặt hoặc một rìa của hòn đá (còn gọi là: công cụ thời kì đá cũ). - Công cụ tiêu biểu: rìu đá. | - Công cụ lao động chủ yếu được chế tác từ nguyên liệu đá; ngoài nguyen liệu đá, còn có các nguyên liệu khác như: xương thú… - Kĩ thuật chế tác đã có sự phát triển: + Kĩ thuật chế tác đá: mài nhẵn, khoan, cưa, đục lỗ… (còn gọi là: công cụ thời kì đá mới). + Sáng tạo ra cách làm đồ gốm. - Công cụ tiêu biểu: rìu đá mài lưỡi; lưỡi cuốc đá; đồ gốm, cung tên… |
Phương thức lao động | - Con người lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính. => Cuộc sống con người vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. | - Dần có sự chuyển biến từ săn bắn và hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi. => Cuộc sống con người bớt phụ thuộc vào tự nhiên. |
Địa bàn cư trú | - Sinh sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước | - Con người đã làm nhà/ dựng lều; sinh sống ở những khu vực ven sống, suối, gần nguồn thức ăn. |
Câu 3:
1. Nêu đời sống tinh thần của người nguyên thủy.
2. Quan sát các hình 4.1, 4.10 và 4.11, hãy kể tên một số loại hình nghệ thuật thời nguyên thủy. Em ấn tượng với loại hình nghệ thuật nào nhất, vì sao?
1. Người nguyên thủy đã có đời sống tinh thần phong phú, trong đó nổi bật là đời sống tâm linh và nghệ thuật.
- Về đời sống tâm linh:
+ Quan niệm mọi vật đều có linh hồn và sùng bái “vật tổ”.
+ Ý niệm về sự “kết nối với thế giới bên kia” (thông qua hiện tượng chôn cất người chết).
- Về nghệ thuật:
+ Con người đã biết dùng đồ trang sức, như: vòng cổ và chuỗi hạt xương (bằng cách đem khoan lỗi rồi lấy dây xâu lại); vòng tay, hoa tai…
+ Con người biết chế tác các nhạc cụ từ xương thú hoặc đá.
2. * Một số loại hình nghệ thuật thời nguyên thủy:
+ Tín ngưỡng tâm linh hoặc nghệ thuật hội họa…(hình 4.1).
+ Làm đồ trang sức (hình 4.10)
+ Chế tạo nhạc cụ (hình 4.11)
* Trong các loại hình nghệ thuật trên, em ấn tượng nhất với: đồ trang sức của người nguyên thủy, vì:
- Người nguyên thủy đã biết chế tạo đồ trang sức để làm đẹp cho bản thân.
- Bên cạnh tư duy thẩm mĩ, hình 4.10 còn cho chúng ta thấy được tư duy sáng tạo và kĩ thuật chế tác đồ trang sức của người nguyên thủy đã đạt đến độ điêu luyện: tư duy sáng tạo được thể hiện ở chỗ:
+ Con người đã biết tận dụng các nguồn nguyên liệu, như: đá, xương thú, vỏ ốc, vỏ trứng… để chế tác đồ trang sức.
+ Con người đã sử dụng nhiều kĩ thuật khác nhau để chế tác đồ trang sức, ví dụ: kĩ thuật mài nhẵn; kĩ thuật khoan, đục lỗ… => sản phẩm làm ra đạt đến độ tinh xảo, đẹp.
Câu 4:
Dựa vào các hình từ 4.12 đến 4.17 và đọc thông tin, hãy nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân thuộc các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn.
Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn được phản ánh qua các hình 4.12 đến 4.16:
- Cư dân văn hóa Hòa Bình:
+ Đời sống vật chất: cư dân Hòa Bình đã biết ghè đẽo nhiều hơn lên một bên mặt rìu đá, bước đầu biết mài lưỡi rìu.
+ Đời sống tinh thần: đã hình thành mầm mống của tôn giáo, tín ngưỡng hoặc nghệ thuật hội họa.
- Cư dân văn hóa Bắc Sơn:
+ Đã biết và sử dụng phổ biến kĩ thuật mài để chế tác công cụ lao động.
+ Các công cụ lao động hoặc đồ dùng sinh hoạt được chế tác tương đối tỉ mỉ, được mài nhẵn.
- Cư dân văn hóa Quỳnh Văn:
+ Sò, điệp và các loài nhuyễn thể khác là một trong những nguồn thắc ăn của cư dân Quỳnh Văn.
+ Cư dân Quỳnh Văn (có thể) đã biết sử dụng vỏ sò, điệp… để trang trí.
+ Biết chế tạo đồ gốm.
Câu 5:
Vẽ sơ đồ tư duy về đời sống của người nguyên thủy.
* Sơ đồ tư duy về đời sống của người nguyên thủy:
Câu 6:
Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam.
- Đời sống vật chất của người nguyên thủy ở Việt Nam:
+ Công cụ lao động: chủ yếu sử dụng nguyên liệu đá để chế tác công cụ lao động; ngoài đá, con người còn sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác, như: xương thú,… Tới thời kì đá mới, kĩ thuật chế tác công cụ lao động của con người ngày càng phát triển; con người bước đầu biết chế tác đồ gốm.
+ Cách thức lao động: từ chỗ lấy săn bắt – hái lượm làm nguồn sống chính (cư dân văn hóa Ngườm – Sơn Vi…), con người đã từng bước chuyển sang sang trồng trọt và chăn nuôi gia súc (nền nông nghiệp sơ khai đã bắt đầu từ thời văn hóa Hòa Bình).
+ Địa bàn cư trú: từ chỗ cư trú trong các hang động, mái đá ngoài trời, ven bờ sông, suối (cư dân văn hóa Ngườm – Sơn Vi…), tới thời kì đá mới, con người đã quần tụ nhau lại thành các thị tộc, bộ lạc, định cư ở những địa bàn cư trú ổn định và ngày càng mở rộng.
- Đời sống tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng:
+ Hình thành những mầm mống của tôn giáo, tín ngưỡng.
+ Con người đã biết dùng đồ trang sức, như: vòng cổ và chuỗi hạt xương (bằng cách đem khoan lỗi rồi lấy dây xâu lại); vòng tay, hoa tai…
+ Con người biết chế tác các nhạc cụ từ xương thú hoặc đá
Câu 7:
Qua các hình từ 4.3 đến 4.6, hãy nêu vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy. Từ đó, phát biểu cảm nhận của em về vai trò của lao động đối với bản thân, gia đình và xã hội ngày nay.
* Vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy:
- Lao động giúp cơ thể và tư duy của con người ngày càng hoàn thiện, phát triển.
- Thông quá quá trình lao động, người nguyên thủy kiếm được thức ăn để nuôi sống bản thân và gia đình.
* Liên hệ bản thân về vai trò của lao động
- Lao động giúp con người tạo ra sản phẩm vật chất, để thân nuôi sống bản thân, gia đình, góp phân xây đựng xã hội phát triển.
- Lao động đem đến cho con người niềm vui, tìm thấy được ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Quan trọng hơn hết, lao động chính là phương tiện để mỗi người khẳng định được vị trí và sự có mặt của mình trong cuộc sống...
- Thông qua quá trình lao động, con người sẽ rút ra được những bài học cho riêng bản thân mình từ đó sẽ có sự sáng tạo, tư duy mới mẻ hơn, mở mang tầm hiểu biết.
=> Do đó, mỗi người cần thấy được: lao động là vinh quang, là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của bản thân, từ đó phải biết tự giác, sáng tạo không ngừng, cải tiến để nâng cao năng suất lao động.