Thứ sáu, 17/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Lịch sử Giải SGK Lịch sử 6 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X - Bộ Chân trời sáng tạo

Giải SGK Lịch sử 6 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X - Bộ Chân trời sáng tạo

Bài 20: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thể kỉ X - Bộ Chân trời sáng tạo

  • 2024 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em hãy nêu quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Champa.

Xem đáp án

Lời giải:

- Quá trình ra đời:

+ Thời kì Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập sách thống trị đối với vùng đất phía Nam dãy Hoành Sơn của nước ta, đặt tên là quận Nhật Nam. 

+ Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ sách cai trị ngoại bang, lập ra nhà nước Lâm Ấp.


Câu 2:

Em hãy nêu những hoạt động kinh tế chính của cư dân vương quốc Champa. Hoạt động nào quan trọng nhất? Tại sao?

Xem đáp án

Lời giải:

- Những hoạt động kinh tế chính của cư dân Vương quốc Champa là: sản xuất nông nghiệp; nghề thủ công; khai thác lâm sản và buôn bán (qua đường biển).

- Hoạt động kinh tế quan trọng nhất của cư dân Champa là: đánh cá và trao đổi, buôn bán qua đường biển. Vì, điều kiện tự nhiên của Champa thuận lợi cho sự phát triển của nghề đánh cá và mậu dịch hàng hải:

+ Đồng bằng nhỏ hẹp => không thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp.

+ Nhiều sông ngòi, đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió => thuận lợi cho đánh cá, xây dựng các thương cảng.


Câu 3:

Dựa vào sơ đồ 20.4, em hãy cho biết: xã hội Champa có những tầng lớp nào? Mô tả công việc của họ.

Dựa vào sơ đồ 20.4, em hãy cho biết: xã hội Champa có những tầng lớp (ảnh 1)

Xem đáp án

Lời giải:

- Sự đa dạng của nhiều ngành nghề đã tạo nên một xã hội với nhiều tầng lớp khác nhau. Trong xã hội Champa có các tầng lớp sau:

+ Vương công, quý tộc bao gồm: vua, quý tộc triều đình, tăng lữ Bà La Môn.

+ Quân đội

+ Hộ pháp, nhạc công, vũ nữ.

+ Tầng lớp thường dân gồm: thợ thủ công và nghệ nhân, ngư dân, nông dân, người khai thác lâm sản…


Câu 4:

Quan sát các hình từ 20.5 đến 20.7, em hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Quan sát các hình từ 20.5 đến 20.7, em hãy nêu những thành tựu văn hóa (ảnh 1)

Quan sát các hình từ 20.5 đến 20.7, em hãy nêu những thành tựu văn hóa (ảnh 2)

Quan sát các hình từ 20.5 đến 20.7, em hãy nêu những thành tựu văn hóa (ảnh 3)

Xem đáp án

Lời giải:

- Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Chăm-pa:

+ Trên cơ sở chữ Phạn (Ấn Độ), cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng (gọi là chữ Chăm cổ).

+ Tín ngưỡng, tôn giáo:

  • Thờ tín ngưỡng đa thần.
  • Du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo...).

+ Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, Phật như: Thánh địa Mỹ Sơn; Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam)...

+ Lễ hội: nhiều lễ hội được tổ chức trong năm; các lễ hội thường mang ý nghĩa cầu nguyện cho cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, xã hội hòa bình và hưng thịnh...


Câu 5:

Hoạt động kinh tế của cư dân Champa xưa gắn liền với biển như thế nào?

Xem đáp án

Lời giải:

- Biển đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cư dân Champa, vì:

+ Cửa biển hay cửa sông là nơi đông người tụ họp để buôn bán.

+ Cư dân sinh sống ven biển, có thể đánh bắt cá, buôn bán sản vật với thương nhân nước ngoài.


Câu 6:

Em hãy nêu những hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa xưa. Hoạt động kinh tế nào vẫn được cư dân miền Trung Việt Nam ngày nay chú trọng?

Xem đáp án

Lời giải:

- Những hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa xưa là:

+ Sản xuất nông nghiệp.

+ Nghề thủ công.

+ Khai thác lâm sản.

+ Buôn bán (qua đường biển).

- Hoạt động kinh tế nào vẫn được cư dân miền Trung Việt Nam ngày nay chú trọng là: sản xuất nông nghiệp và đánh cá.


Câu 7:

Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Champa vẫn được bảo tồn đến ngày nay? Di tích văn hóa Chăm nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?

Xem đáp án

Lời giải:

- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Champa vẫn được bảo tồn đến ngày nay lag: 

+ Đền, tháo chăm (khu Thánh địa Mý Sơn).

+ Nghệ thuật tạo hình, ví dụ: tượng Vũ nữ Áp-sa-ra; đài thờ Trà Kiệu…

- Thánh địa Mý Sơn là Di tích văn hóa Chăm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.


Bắt đầu thi ngay