Giải SGK Lịch sử 6 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X - Bộ Kết nối tri thức
Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc
-
370 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thành Cổ Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tình Bắc Ninh) từ thời Hán đã là trị sở của chính quyền đô hộ. Đây cũng là nơi lưu lại dấu tích liên quan đến chính sách cai trị và sự chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của người Việt thời Bắc thuộc. Sự hiện diện của những dấu tích ấy gợi cho em suy nghĩ gì về giai đoạn lịch sử đặc biệt này?
- Thành cổ Luy Lâu vốn là di tích tiêu biểu thời Bắc thuộc còn lại ở thời điểm hiện tại. Di tích này gợi nhắc cho em liên tưởng và nhớ về một trung tâm văn hóa – chính trị (do Luy Lâu là trị sở của chính quyền đô hộ phương Bắc) và một trung tâm Phật giáo, gắn liền với một thời kì bi tráng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Câu 2:
Hãy cho biết một số chính sách để áp đặt bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc ở nước ta.
- Một số chính sách để áp đặt bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc ở nước ta là:
+ Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc; chia thành các đơn vị hành chính như: châu – quận, dưới châu – quận là huyện.
+ Cử quan lại người Hán tới cai trị, đứng đầu các đơn vị hành chính từ cấp huyện trở lên.
+ Xây đắp thành lũy lớn ở các châu, quận và bố trí lực lượng quân đồn trú để bảo vệ chính quyền.
+ Áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.
Câu 3:
Đoạn tư lịệu 1 và thông tin trên cho em biết điều gì về chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- Đoạn tư liệu trên đã phản ánh chính sách vơ vét, bóc lột nặng nề về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc (quan lại đô hộ bắt người Việt phải cống nạp nhiều sản vật quý, như: ngọc trai, lông trả, tê, voi, đồi mồi, hương lạ, gỗ tốt để đưa về Trung Quốc).
Câu 4:
Chính quyền phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị văn hoá như thế nào?
- Chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt:
+ Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, cho ở lẫn với người Việt.
+ Mở lớp dạy chữ Hán; truyền bá văn hóa Hán.
+ Áp dụng luật pháp của người Hán để cai trị người Việt.
+ Bắt người Việt phải tuân theo các phong tục tập quán của người Hán và tìm mọi cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.
Câu 5:
Hãy nêu sự chuyển biến về kinh tế và xã hội ở nước ta dưới thời Bắc thuộc.
* Chuyển biến về kinh tế ở Việt Nam dưới thời Bắc thuộc:
- Nông nghiệp có sự chuyển biến mới về phương thức canh tác. Ví dụ: sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò; biết kĩ thuật chiết cành…
- Nghề thủ công truyền thống (đúc đồng, rèn sắt, làm mộc…) tiếp tục phát triển với kĩ thuật cao hơn.
- Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới: làm giấy, làm “vải Giao Chỉ”, làm thủy tinh…
- Một số đường giao thông thủy, bộ được hình thành.
- Hoạt động buôn bán trong nước và với các nước khác được đẩy mạnh hơn trước.
* Chuyển biến về xã hội ở Việt Nam dưới thời Bắc thuộc:
- Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc.
+ Giai cấp thống trị bao gồm: quan lại đô hộ và địa chủ.
+ Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa. Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội.
+ Bộ phận Lạc dân dưới thời Văn Lang – Âu Lạc đã bị phân hóa thành các tầng lớp: nông dân công xã; nông dân lệ thuộc (nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy - nộp lại địa tô) và nô tì.
- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Câu 6:
Theo em, tầng lớp nào trong xã hội sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt? Vì sao?
- Theo em, tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập của người Việt. Vì: các hào trưởng là những người có uy tín và vị thế quan trọng trong xã hội do đó, họ sẽ dễ dàng huy động, liên kết các tầng lớp nhân dân khác tham gia vào cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Câu 7:
Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc Việt?
- Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt nhằm mục đích: khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên; lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục – tập quán của người Hán; từ đó làm thui chột ý chí đấu tranh của người Việt.
Câu 8:
Em có suy luận gì về hậu quả chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc theo bảng dưới đây.
Lĩnh vực | Thông tin phản ánh | Suy luận về hậu quả |
Đất đai | Chiếm ruộng đất, lập thành áp trai để bắt dân ta cày cấy. | Người Việt mất ruộng bị biến thành nông nô của nhà nước đô hộ |
Thuế khóa và Cống nạp | - Áp đặt chính sách tô thuế nặng nề. - Bắt cống nạp nhiều vải vóc, hương liệu và sản vật quý để đưa về Trung Quốc | ? |
Thủ công nghiệp | Nắm độc quyền về sắt và muối | ? |
Lĩnh vực | Thông tin phản ánh | Suy luận về hậu quả |
Đất đai | Chiếm ruộng đất, lập thành áp trai để bắt dân ta cày cấy. | Người Việt mất ruộng bị biến thành nông nô của nhà nước đô hộ |
Thuế khóa và Cống nạp | - Áp đặt chính sách tô thuế nặng nề. - Bắt cống nạp nhiều vải vóc, hương liệu và sản vật quý để đưa về Trung Quốc | - Người Việt bị áp bức, bóc lột nặng nề, rơi vào tình cảnh đói khổ, kiệt quệ, bần cùng. - Nguồn tài nguyên của đất nước dần bị vơi cạn. |
Thủ công nghiệp | Nắm độc quyền về sắt và muối | - Nắm độc quyền về sắt để người Việt không có cơ hội sản xuất vũ khí chống lại chúng. - Nắm độc quyền về muối nhằm làm cho người Việt bị lệ thuộc vào chính quyền cai trị (do muối là gia vị thiết yếu) và khiến thể lực của người Việt suy giảm (khi cơ thể thiếu muối dễ dẫn tới nhiều bệnh tật nguy hiểm, như: phù não, phù toàn thân; suy giảm chức năng hệ cơ). |