IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Văn Giải SGK Ngữ văn 6 KNTT Bài 2: Gõ cửa trái tim có đáp án

Giải SGK Ngữ văn 6 KNTT Bài 2: Gõ cửa trái tim có đáp án

Giải SGK Ngữ văn 6 KNTT Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình có đáp án

  • 735 lượt thi

  • 1 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình
Xem đáp án

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Mục đích nói: chia sẻ ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình.

- Người nghe: thầy cô, bạn bè, người thân…

- Dựa vào trải nghiệm của bản thân để lựa chọn đề tài phù hợp. (Gợi ý: Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; việc chăm sóc lắng nghe thấu hiểu của cha mẹ với con cái; thái độ cư xử của con cái với cha mẹ…).

- Đọc lại văn bản trong SGK để có thêm ý tưởng.

- Tìm các thông tin liên quan từ sách, báo hoặc các phương tiện khác.

- Chuẩn bị tranh, ảnh minh họa (nếu cần).

- Ghi ra giấy những ý chính cần nói và sắp xếp theo trình tự.

b. Tập luyện

- Trình bày trước người thân và bạn bè… để được mọi người nhận xét, góp ý về cách trình bày, nội dung trình bày.

- Cách nói tự nhiên, gần gũi.

2. Trình bày bài nói

- Trình bày theo các ý chính đã chuẩn bị.

- Tập trung vào vấn đề đã chọn, liên hệ với trải nghiệm của bản thân.

- Kết hợp sử dụng tranh ảnh, bài hát để hấp dẫn hơn.

3. Sau khi nói

- Người nghe: chia sẻ và nhận xét về cách trình bày.

- Người nói: Phản hồi về nhận xét, đóng góp.

II. Thực hành nói và nghe tham khảo

Bài làm tham khảo

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đôi khi thường xảy ra các xung đột. Điều đó đòi hỏi mỗi thành viên cần có những giải pháp để giải quyết các xung đột, xây dựng một gia đình hòa thuận và hạnh phúc.

Đầu tiên, nguyên nhân của xung đột trong gia đình đến từ sự khác biệt trong về nhận thức, quan điểm hay suy nghĩ giữa cha mẹ và con cái. Từ đó đã tạo nên những xung đột về tâm lý là đặc điểm nổi bật mang tính quy luật. Điều đó là do hoàn cảnh sống, thời gian sống và sự khác nhau về thế hệ, sự chênh lệch về kinh nghiệm sống đã tạo nên khoảng cách dẫn đến xung đột.

Cha mẹ luôn mong muốn con cái phải nghe theo những quy định mình đặt ra từ khi con còn bé. Trong suy nghĩ, cha mẹ luôn cho rằng con cái là còn bé bỏng nên cha mẹ cần phải kiểm soát mọi hoạt động, con cái phải phụ thuộc vào mọi quyết định của mình. Đồng thời, nhiều cha mẹ chưa có sự hiểu biết cần thiết về những thay đổi về tâm sinh lí của con. Cha mẹ muốn duy trì sự phụ thuộc của con cái vào cha mẹ trong các hoạt động của cuộc sống hàng ngày…

Về phía con cái, trong độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý sẽ có sự thay đổi, nhiều bạn cho đã suy nghĩ “về sự trưởng thành” và có cảm giác “mình là người lớn”. Ở độ tuổi này, nhận thức về “cái tôi cá nhân” và “quyền riêng tư” với những nhu cầu độc lập của bản thân cũng tăng lên rõ rệt. Từ sự thay đổi trên dẫn đến con cái muốn vượt qua sự kiểm soát, quản lý của bố mẹ.

Điều này sẽ khiến cho mối quan hệ của các thành viên trong gia đình không được tốt đẹp. Bởi vậy mà cần phải có những biện pháp phù hợp, tích cực. Đầy tiên, cha mẹ phải là người chủ động thay đổi. Cha mẹ vẫn duy trì những nề nếp quy định của gia đình nhưng phải phù hợp với cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó. cha mẹ cần trở thành những người bạn của con - thấu hiểu và chia sẻ với con mọi vấn đề trong cuộc sống. Từ đó, cha mẹ mới có thể đưa ra những đánh giá, lời khuyên cho con cái. Bản thân chúng ta cũng cần phải hiểu được những mong muốn tốt đẹp của cha mẹ. Hãy chia sẻ cởi mở, suy nghĩ về những lời khuyên và tránh những hành vi tiêu cực: giận dỗi, cãi lời… cha mẹ.

Một gia đình hạnh phúc là một gia đình luôn có sự thấu hiểu, chia sẻ. Mỗi người hãy biết cách xây dựng và bảo vệ gia đình của mình trở nên tốt đẹp hơn.


Bắt đầu thi ngay